Hoàn thiện về bộ máy tổ chức và công nghệ hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam chinh nhánh Bình Dương (Trang 87)

cập nhật thông tin về chính sách phát triển kinh tế của Bình Dương, các số liệu thống kê về tình hình phát triển của từng ngành nghềđể có chiến lược tập trung vốn tín dụng cho những ngành nghề, lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao và sự an toàn cho ngân hàng.

3.2.3.2. Hoàn thiện về bộ máy tổ chức và công nghệ hoạt động ngân hàng hàng

Một ngân hàng có bộ máy tổ chức cồng kềnh và dựa trên một nền tảng công nghệ hoạt động kém phát triển sẽ là nguồn gốc cho RRTD phát sinh và hoành hành. Do đó, thực hiện cơ cấu lại một cách sâu rộng hoạt động và công nghệ ngân hàng cũng là một giải pháp có vai trò then chốt trong quản trị RRTD.

VIB BD nên đề xuất với Hội sở để cấu trúc hoạt động theo 2 định hướng sau: Một là, lấy khách hàng và thị trường làm đối tượng trung tâm trên cơ sở tích hợp các dịch vụ ngân hàng thay vì phát triển chuyên môn hoá đơn thuần theo từng nghiệp vụ. Hai là, hoạt động nghiệp vụ xử lý phân tán đơn lẻ cho từng đơn vị trực thuộc. Trong phạm vi khuôn khổ của đề tài, chúng ta chỉ xem xét những ảnh hưởng của quá trình tái cơ cấu đến quản trị RRTD.

Việc thay đổi cấu trúc hoạt động của toàn thể bộ máy hoạt động không thể thực hiện trong một sớm một chiều và đòi hỏi có sự chuyển biến một cách toàn diện về tư duy và hành động trong toàn thể con người của ngân hàng và thông thường không thể dễ dàng hoàn thành mà không có những lực cản nhất định. Nhưng hiển nhiên kết quả mang lại sẽ là có một bộ máy hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn

thích ứng nhanh chóng và phù hợp hơn với những hoạt động của thị trường kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Đây là nền tảng thiết yếu cho việc cải thiện quản trị RRTD.

Việc thay đổi căn bản cấu trúc tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng thông qua tích hợp các dịch vụ ngân hàng hướng theo đối tượng khách hàng (với phương thức giao dịch chủ yếu là một cửa), ngân hàng sẽ có được những chuyển đổi tích cực thực sự trong quản trị RRTD. Các khâu nghiệp vụ sẽđược xử lý một cách khoa học và hợp lý hơn, nằm trong phạm vi kiểm soát của ngân hàng một cách chặt chẽ hơn, giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro từ bên ngoài. Kèm theo đó hệ thống thông tin khách hàng cũng được tổ chức một cách hợp lý hơn, tránh được sự chồng chéo trong thu thập nhưng lại có được sự toàn diện hơn trong việc quản lý các đặc trưng và tính chất cần nắm được của các nhóm khách hàng.

Cùng với đó, việc chuyển đổi sang hệ thống xử lý nghiệp vụ tập trung dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại cũng tạo cho việc hình thành hệ thống toàn diện phục vụ quản trị RRTD. Thông tin và xử lý thông tin có vai trò then chốt trong quản trị RRTD. Nếu thông tin không được cập nhật thường xuyên và không được xử lý bằng các công cụ hiện đại thì về cơ bản quản trị RRTD khó có thể tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Vì thế khi quy mô và tính chất hoạt động tăng trưởng và phát triển theo cả bề rộng lẫn chiều sâu, hệ thống quản lý thông tin tín dụng không bao quát được hết các tính chất cần phải theo dõi. Hơn nữa do cấu trúc bộ máy của NHTM Việt Nam nói chung và VIB BD nói riêng vẫn được vận hàng theo định hướng chuyên trách nghiệp vụ, chưa theo trọng tâm là đối tượng khách hàng nên hệ thống quản lý thông tin có tình trạng vừa chồng chéo, vừa thiếu cụ thể. Do đó, hệ thống quản lý thông tin tín dụng không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, đổi mới hệ thống quản lý thông tin tại ngân hàng gắn liền với việc cơ cấu lại hoạt động và tổ chức một cách sâu rộng sẽ mang lại một cách hiệu quả và toàn diện cho quản trị RRTD.

3.2.3.3. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

VIB BD nên đặc biệt chú trọng đến việc quản lý, đào tạo trình độ, kỹ năng và đạo đức quản trị RRTD cho cán bộ. Việc đào tạo về ứng dụng các công nghệ hiện đại và kỹ thuật phòng ngừa RRTD cao cấp tuy mới mẻ và nhiều khó khăn cho ngân hàng, nhưng việc đảm bảo đạo đức nghề nghiệp cũng như sử dụng cán bộ thích hợp cho công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD còn khó khăn hơn nhiều. Đây là nội dung công việc phức tạp mà bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro kết hợp với các bộ phận chức năng trong ngân hàng trực tiếp phải đảm nhiệm thực hiện dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc một cách thường xuyên liên tục. Hoạt động này cũng nên phải được hình thành một quy trình rõ ràng, hiệu quả để có được những ảnh hưởng tích cực thực sự cải thiện năng lực và đạo đức của nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực hoạt động hết sức nhạy cảm của kinh doanh tiền tệ, tín dụng.

VIB BD cần phải hạn chế đến mức tối đa và tiến tới chấm dứt hẳn tình trạng nhận nhân viên vào làm việc không qua tuyển chọn; nên bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ tâm huyết sang làm công tác tín dụng, điều chỉnh những cán bộở bộ phận khác bổ sung cho công tác tín dụng.

Kết luận chương 3

Có thể nói rằng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các NHTM Việt Nam nói chung và VIB BD nói riêng. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tùy thuộc đáng kể vào năng lực quản trị rủi ro. Chính vì thế, chương 3 đã tập trung nghiên cứu và phân tích những giải pháp quản trị RRTD tại VIB BD. Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận về RRTD, với sự tham khảo các giải pháp nhằm hạn chế RRTD đang triển khai tại Việt Nam, cộng với thực trạng RRTD tại VIB BD, đề tài đã đưa ra một số giải pháp quản trị RRTD. Cùng với một số kiến nghị đưa ra, với mong muốn đề tài sẽđóng góp một phần nhỏ trong việc quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của VIB BD. Qua đó, mong muốn VIB BD sẽ luôn là một Chi nhánh ngân hàng đi đầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Thành công trong quản trị rủi ro tín dụng chính là kiểm soát được rủi ro ở một tỷ lệ tổn thất thấp hơn hoặc bằng tổn thất dự kiến.

Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng, luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:

1. Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về tín dụng trong nền kinh tế thị trường, gồm khái niệm, loại hình cấp tín dụng, các nhân tố tạo nên RRTD. Luận văn cũng đi vào nghiên cứu hoạt động tín dụng và các biện pháp quản trị RRTD hiện nay.

2. Luận văn đã nêu được hoạt động cấp tín dụng tại VIB BD, các yếu tốảnh hưởng tới RRTD. Trên cơ sở thực tiễn RRTD, quản trị RRTD tại VIB BD, luận văn đã chỉ ra được những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại trong công tác này, đồng thời tìm ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những tồn tại đó. Đây chính là căn cứđể đưa ra các kiến nghị và các giải pháp để góp phần quản trị RRTD.

3. Quản trị RRTD cần quan tâm đến hai nhóm giải pháp và kiến nghị: nhóm giải pháp đối với VIB BD và nhóm các kiến nghị đối với NHNN. VIB BD cần quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của nhà quản trị về quản trị RRTD, hoàn thiện công tác tổ chức quản trị rủi ro và có các giải pháp nhằm nhận diện, đo lường, điều tiết và giám sát rủi ro. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho quản trị RRTD tại các NHTM, NHNN cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý về hoạt động này tại NHTM.

Những kết quả nghiên cứu trên chắc chắn chưa thỏa mãn hết yêu cầu của đề tài do những vấn đề nêu ra còn có những thiếu sót nhất định và bên cạnh những giải pháp được nêu tất yếu còn có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Tác giả mong nhận được sự góp ý, trao đổi, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các chuyên gia, các nhà khoa học và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này để kết quả nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Diệu, (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội

2. Lê Văn Tề, Ngô Hướng, Đỗ Linh Hiệp, Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, (1995)

Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tp.HCM

3. Lê Xuân Nghĩa, (2006), Quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê

4. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – CN Bình Dương, (2010, 2011, 2012),

Báo cáo tổng kết năm

5. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trần Thị Xuân Hương, Nguyễn Quốc Anh, (2005), Tín Dụng Ngân Hàng, NXB Thống kê Tp.HCM 6. Nguyễn Minh Kiều, (2005), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống Kê

7. Nguyễn Thị Thanh Sơn, (2005), Kỷ yếu hội thảo nâng cao năng lực quản trị

rủi ro của ngân hàng thương mại, NXB Phương Đông

8. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, (2006), Quản trị rủi ro trong hoạt

động kinh doanh ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam chinh nhánh Bình Dương (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)