Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam chinh nhánh Bình Dương (Trang 30)

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Việc xác định nguyên nhân dẫn đến RRTD của các ngân hàng trên thế giới cũng là bài học kinh nghiệm để các NHTM có thể đưa ra biện pháp quản trị RRTD hợp lý và hiệu quả. Qua nghiên cứu thị trường tín dụng tại Trung Quốc cho thấy, nguyên nhân các khoản nợ xấu xuất phát từ:

- Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh trong khi trình độ chuyên môn của CBTD chưa đạt tiêu chuẩn.

- Cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng - là những nguồn trả nợ thứ yếu mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.

- Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trảđược nợ là rất lớn.

- Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao.

- Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình.

- Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả.

- Giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng nhưđi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra…

khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

- Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay.

- Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

Từ một trong nhiều nguyên nhân gây ra các khoản nợ xấu tại Trung Quốc, là một nước gần gũi và có các điều kiện tương tự, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm để xây dựng các giải pháp quản trị RRTD nhằm hạn chếđược những nguy cơ tiềm ẩn gây ra RRTD.

1.3.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Thái Lan

Mặc dù có bề dày hoạt động, nhưng vào năm 1997 - 1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á. Nhiều công ty tài chính và NHTM bị phá sản và buộc phải sáp nhập. Trước tình hình đó buộc các ngân hàng Thái Lan phải xem xét lại toàn bộ chính sách, cách thức, quy trình hoạt động ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro. Đi đôi với việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ, xác định khách hàng mục tiêu… một loạt các thay đổi căn bản trong hoạt động tín dụng đã được các ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt để:

- Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay, điển hình tại Bangkok Bank. Trước đây, các bộ phận trong quy trình cấp tín dụng chỉ là một, nay đã tách hẳn thành hai bộ phận độc lập: bộ phận tiếp nhận giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Trong đó, bộ phận thẩm định phải có báo cáo thẩm định tín dụng gồm: chiến lược và kế hoạch kinh doanh, báo cáo xếp hạng rủi ro… Đây là một thay đổi căn bản của Bangkok Bank nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan trong quá trình thực thi cấp tín dụng.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề mang tính nguyên tắc trong hoạt động tín dụng. Trước đây, rất nhiều ngân hàng Thái Lan không tuân thủ nghiêm ngặt các

nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay, chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng. Vì thế, hậu quả là nợ xấu có lúc lên đến 40% (1997-1998). Nhưng hiện nay, các ngân hàng không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm nhiều đến các thông tin của khách hàng, coi trọng đến chu chuyển dòng tiền và việc thu hồi vốn.

- Tiến hành chấm điểm khách hàng để quyết định cho vay.

- Tuân thủ thẩm quyền phê duyệt tín dụng.

- Coi trọng việc giám sát khoản vay sau khi cho bằng cách tiếp tục thu thập thông tin khách hàng, thường xuyên đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

- Coi trọng việc nâng cao trình độ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cho CBTD.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, đề tài đã đưa ra những nội dung cơ bản về RRTD và quản trị RRTD. Trong đó, thực hiện phân loại rủi ro; phân tích đặc điểm của RRTD cũng như các mối liên hệ với những rủi ro khác trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nêu bật những tác động ảnh hưởng của RRTD đối với ngân hàng, từđó cho thấy được sự cần thiết phải quản trị RRTD cũng như có được những cơ sở lý luận làm nền cho việc tổ chức, thực hiện quản trị RRTD đạt hiệu quả cao nhất. Tác giả cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Những vấn đề trên sẽ là cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VIB BD trong chương tiếp theo. Cũng trong chương 1, đề tài đưa ra nhận thức chung nhất về kinh nghiệm quản trị RRTD trong một số NHTM nhằm rút ra những bài học và đề ra những giải pháp thực hiện tốt mục tiêu mà đề tài đưa ra.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH

BÌNH DƯƠNG

2.1. Giới thiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Bình Dương nhánh Bình Dương

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Bình Dương thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Bình Dương

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Bình Dương được thành lập ngày 18/03/2005. Đến cuối năm 2012, tổng số nhân viên của VIB BD là 60. Mô hình tổ chức bao gồm: 05 phòng ban, 01 chi nhánh và 01 phòng giao dịch trực thuộc. Mọi hoạt động, kết quả kinh doanh của phòng giao dịch đều được báo cáo và tập hợp theo dõi tại chi nhánh.

Thời gian qua, dựa trên cơ sở công nghệ toàn bộ hệ thống, VIB BD tập trung vào lợi thế uy tín để nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện thành công trong việc huy động vốn đặc biệt là huy động vốn từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. VIB BD là một trong những NHTM tiên phong trong lĩnh vực đầu tư vào các khu công nghiệp, các doanh nghiệp nước ngoài. VIB BD đã và đang thu hút nhiều khách hàng lớn, có khả năng tài chính vững mạnh, uy tín trong các giao dịch trên thị trường quốc tế về tiền gửi, tín dụng, thanh toán trong nước và quốc tế. Vào cuối năm 2012, VIB BD đạt 270 doanh nghiệp liên quan đến tiền gửi, trong đó có 234 công ty có mối quan hệ tín dụng với tổng dư nợ khoảng 295 tỷđồng tương đương.

2.1.2. Các sản phẩm, dịch vụ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế

Việt Nam Chi nhánh Bình Dương

Hiện nay, VIB BD thực hiện và phát triển các sản phẩm, dịch vụ sau:

- Dịch vụ tiền gửi: ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức khác với các hoạt động, mở tài khoản và hướng dẩn sử dụng tài khoản,

giao dịch nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản và các nghiệp vụ khác.

- Dịch vụ tín dụng bảo lãnh: phòng tín dụng - bảo lãnh VIB BD có thể đáp ứng nhu cầu vốn bằng VND, ngoại tệ và cung cấp các nghiệp vụ tín dụng qua các nghiệp vụ cho vay, đầu tư, đồng tài trợ và phát hành thư bảo lãnh cho đối tượng là khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, cá nhân và hộ gia đình qua các hình thức cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn.

- Dịch vụ kinh doanh ngoại hối: cung cấp các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đa dạng như: cung cấp thông tin về tỷ giá, chuyển đổi ngoại tệ, nghiệp vụ Forward, mua bán tất cả các loại ngoại tệđược coi là ngoại tệ chuyển đổi.

- Dịch vụ thanh toán quốc tế: bao gồm thanh toán xuất khẩu và thanh toán

nhập khẩu.

- Dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế: VIB BD phát hành và thanh toán thẻ VIB Chip Mastercard, VIB Prepaid Mastercard; phát hành thẻ rút tiền tựđộng trên cơ sở tài khoản tiền gửi cá nhân (VIB - ATM).

- Các dịch vụ khác: dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Mobile banking, Bankplus, SMS banking) và dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet banking).

Ngoài các hoạt động cho vay thông thường, VIB BD đã tăng cường hoạt động qua thị trường liên ngân hàng trong và ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Song song với các hoạt động kinh doanh, VIB BD luôn chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác như phát triển nguồn nhân lực, đầu tư chiều sâu vào công nghệ ngân hàng.

2.1.3. Các loại hình tín dụng, sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Bình Dương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Bình Dương

Hiện nay, VIB BD thực hiện cho vay chủ yếu theo một số hình thức sau:

- Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn, khách hàng và các chi nhánh của VIB BD thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. Loại cho vay này thường được ngân hàng áp dụng cho các khách hàng mới quan hệ với ngân hàng, khách hàng ít có uy tín với ngân hàng hoặc những khách hàng được áp dụng

phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng nhưng lại vi phạm cam kết. Loại cho vay này thường được ngân hàng áp dụng nhiều nhất trong cho vay trung dài hạn các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chưa có uy tín để ngân hàng cho vay theo hạn mức tín dụng.

- Cho vay theo dự án đầu tư: ngân hàng cho khách hàng vay để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ cuộc sống. Trong trường hợp khách hàng đã dùng vốn tạm thời để chi phí cho dự án trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng thì có thể xem xét cho vay bù đắp.

- Cho vay trả góp: khi vay vốn, ngân hàng hoặc khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn vay. Khách hàng vay vốn phải có tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản sẽđược tính trước trên toàn bộ cả số nợ gốc và cả thời gian cho vay cộng với số nợ gốc được chia ra thành các kỳ hạn thoả thuận. Khách hàng có thể trả nợ trước hạn nhưng không tính lại số tiền lãi đã xác định và thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Phương pháp tính lãi trả góp theo kỳ hạn trảđều.

Lãi tính theo số dư cốđịnh:

I = V*n*R

Trong đó: I: Lãi vay của khoản tín dụng V: Số tiền vay (vốn gốc)

n: Kỳ hạn trả nợ (có thể tính theo ngày, tuần hoặc tháng) R: Lãi suất cho vay

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong thời gian nhất định để giúp khách hàng chủ động thu xếp nguồn vốn cần thiết nhằm thực hiện dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng dự phòng, khách hàng phải trả cho ngân hàng phí cam kết. Mức phí cam kết do ngân hàng thoả thuận với khách hàng, song tối đa bằng mức phí bảo lãnh hiện hành và được tính trên số tiền ngân hàng cam kết cho vay mà khách hàng chưa, không rút vốn.

- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Bảo lãnh vay vốn

2.1.4. Nguyên tắc, quy định trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Bình Dương thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Bình Dương

Tín dụng là một trong các hoạt động chính yếu nhất của VIB BD, vì vậy các tầng bậc tổ chức của VIB BD đều có bộ phận chuyên trách công tác tín dụng. Hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống phải đảm bảo nguyên tắc linh hoạt, không cản trở hoặc làm xấu đi quan hệ với khách hàng.

VIB BD đang trong quá trình chuyển đổi, hướng đến một mô hình ngân hàng thương mại đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại và vững mạnh, yêu cầu quản trị RRTD tốt luôn được đặt lên hàng đầu.

- Đối tượng cho vay: chính sách cho vay của VIB BD không hạn chế đối tượng vay vốn, khách hàng muốn vay vốn VIB BD chỉ cần đảm bảo các điều kiện:

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và phù hợp quy định pháp luật, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ theo đúng thời hạn cam kết. + Thực hiện các quy định vềđảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của VIB.

+ Ngoài ra khách hàng vay vốn của VIB BD cũng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và hoàn trả nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn đã thỏa thuận.

- Hạn mức cho vay: VIB không giới hạn mức cho vay mà giao quyền quyết định cho Giám đốc chi nhánh tự quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vốn và khả năng hoàn trả của khách hàng, khả năng vốn của VIB và quy định của pháp luật.

- Lãi suất cho vay: VIB không áp dụng biện pháp quản lý lãi suất cho vay đối với chi nhánh. Việc áp dụng các mức lãi suất cho vay đối với từng khoản cụ thể do chi nhánh và khách hàng thoả thuận trong biên độ cho phép của VIB. Vì thế,

VIB BD được quyết định mức lãi suất cho vay trong biên độ cho phép của hội sở.

- Tài sản bảo đảm: thực hiện theo đúng quy định về tài sản đảm bảo của NHNN và các quy định có liên quan của pháp luật, quy định của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Trên cơ sở các quy định đó, VIB BD tự xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp đảm bảo tiền vay.

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Bình Dương

2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Bình Dương thời kỳ 2010-2012 Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Bình Dương thời kỳ 2010-2012

2.2.1.1. Phân tích dư nợ tín dụng theo thời gian

Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng theo thời gian

Đơn vị: tỷđồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Cho vay ngắn hạn 411 74,32 399 75,86 188 63,73 Cho vay trung dài hạn 142 25,68 127 24,14 107 36,27

Tổng cộng 553 100,00 526 100,00 295 100,00

Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam CN Bình Dương

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng theo thời gian

Đơn vị: tỷđồng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam chinh nhánh Bình Dương (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)