Xây dự ểm soát, giám sát hoạt động M&A

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạt động mua bán & sáp nhập trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 74)

Cần đánh giá kết quả gần 2 năm sáp nhập, hợp nhất và thoái vốn tại các NHTM cổ phần. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo tiếp tục đẩy nhanh và hiệu quả việc thực hiện đề án cơ cấu lại. Hoạt động mua bán, sáp nhập và thoái vốn là giải pháp quan trọng trong quá trình cơ cấu lại NHTM cổ phần, động chạm đến lợi ích của các cổ đông lớn, đến nhóm cổ đông có quyền lực, song đã đƣợc thực hiện thận trọng có hiệu quả thời gian qua, cần tiếp tục đƣợc đúc rút kinh nghiệm, có những biện pháp phù hợp để đẩy nhanh hơn trong thời gian tới.

Rủi ro hệ thống ngân hàng không chỉ xuất phát từ việc các ngân hàng có quy mô nhỏ, quản trị yếu, mà còn xuất phát từ vấn đề đạo đức. Vì vậy, để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách có hiệu quả không thể bỏ qua yếu tố này. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định, một cổ đông là cá nhân không đƣợc sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, còn cổ đông tổ chức cũng không đƣợc sở hữu quá 15% vốn điều lệ… Những quy định này đƣợc xem là khá chặt chẽ đối với hoạt động ngân hàng, đặc biệt là nhằm ngăn chặn sự lũng đoạn, thao túng của nhóm cá nhân, tổ chức gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Để giảm thiểu rủi ro đạo đức từ hoạt động cho vay, cần phải có những giải pháp tổng thể trong việc quản lý hệ thống ngân hàng. Trong đó, minh bạch hóa thông tin tín dụng và hoạt động của các ngân hàng là phƣơng sách tốt để giảm thiểu rủi ro đạo đức.

Ngân hàng Nhà nƣớc cam kết trừng phạt những ngân hàng có các hoạt động cho vay rủi ro. Những biện pháp trừng phạt có thể là hạn chế tái cấp vốn, áp dụng các hệ số an toàn cao hơn bình thƣờng… Ngoài ra, để thông tin minh bạch, NHNN có thể thành lập tổ chức định mức tín nhiệm độc lập nhằm đƣa ra đánh giá khách quan về rủi ro của mỗi ngân hàng. Chính phủ cần hạn chế việc sử dụng vốn tín dụng nhƣ là

65

công cụ chính sách; cân nhắc kỹ lƣỡng khi ƣu đãi tín dụng cho DNNN và các dự án nhà nƣớc.

Mặc dù các TCTD đã triển khai thực hiện QĐ số 37/2006/QĐNHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc về Quy chế kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, công tác kiểm soát nội bộ còn nhiều tồn tại, yếu kém nhƣ: môi trƣờng kiểm soát còn những yếu tố không thuận lợi cho công tác kiểm soát nội bộ; hệ thống cập nhật, theo dõi, những vấn đề tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi về quản lý và xử lý rủi ro; hoạt động kiểm soát nội bộ chƣa kiểm toán đƣợc hết các mặt hoạt động nghiệp vụ, mới chỉ tập trung kiểm toán đối với những lĩnh vực hoạt động có độ rủi ro cao, những đơn vị có nợ xấu cao; trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm toán còn hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của công việc, quy trình, quy chế, quy định nội bộ của Ngân hàng vẫn còn một số chƣa đƣợc cập nhật, ban hành, sửa đổi kịp thời; Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách còn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn nghiệp vụ không đảm bảo tính độc lập, phân tách chức năng, nhiệm vụ để quản lý, kiểm soát rủi ro.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng về huy động vốn, tín dụng, dịch vụ ngân hàng đã và đang tạo ra làn sóng khiến các ngân hàng ráo riết tìm kiếm đối tác M&A nhằm củng cố thị phần và gia tăng quyền lực trên thị trƣờng. Tuy hiện nay các NHTM vẫn chƣa mặn mà với hoạt động sáp nhập và muốn tự chủ kinh doanh song đây là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, xu thế tìm kiếm các đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài vẫn là hƣớng đi quan trọng của các NHTM Việt Nam bởi vì những lợi ích vƣợt trội từ hoạt động này: các ngân hàng nƣớc ngoài không chỉ có kinh nghiệm cũng nhƣ trình độ quản lý mà còn có tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ ngân hàng hiện đại có thể bổ khuyết cho những hạn chế hiện nay của các ngân hàng trong nƣớc. Hơn nữa, đây cũng là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập.

66

KẾT LUẬN CHUNG

M&A mang lại những lợi ích không nhỏ nhƣng cũng đặt ra những thách thức rất lớn đối với các ngân hàng.

Đối với các ngân hàng hoạt động yếu kém, việc sáp nhập vào các ngân hàng lớn là giải pháp tối ƣu nhất là trong bối cảnh thị trƣờng chứng khoán ảm đạm, giá cổ phiếu của nhiều ngân hàng đang dƣới mệnh giá thì việc tăng vốn để tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, với các biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt của Ngân hàng Nhà nƣớc thời gian gần đây, các yếu tố cạnh tranh thiếu lành mạnh đã bị triệt tiêu thì các ngân hàng chƣa có uy tín, thƣơng hiệu sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Khi không thể tự tồn tại, thì việc mua bán, sáp nhập để phát triển là lựa chọn tối ƣu hơn cả.

Đối với các ngân hàng mạnh, có uy tín, thƣơng hiệu, việc liên kết, hợp nhất để tạo ra một thƣơng hiệu mới sẽ là yếu tố cộng hƣởng cho sự phát triển chung của các ngân hàng hợp nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu Tiếng Việt:

1. Chứng khoán Phƣơng Nam (2012), Báo cáo phân tích ngành ngân hàng ViệtNam năm 2012.

2. David Sadiler, David Smith và Andrew Campell (Biên dịch: Bùi Hải Lê) (2010), Mua lại công ty, NXB Dân Trí.

3. Michael E.S. Frankel (Biên dịch: Minh Khôi, Xuyến Chi) (2009), Mua lại & Sáp nhập căn bản, NXB Tri Thức

4. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2009), Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng.

5. Quốc Hội, Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004. 6. Quốc Hội, Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006. 7. Quốc Hội, Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

8. Quốc Hội, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

9. Scott Moeller & Chris Brady (Biên dịch: Thủy Nguyệt) (2009), Mua lại & Sáp nhập thông minh, NXB Tri Thức

10. Thái Bảo Anh (2006), Tham luận về khung pháp lý liên quan tới vấn đề sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, trang web: baolawfirm.com.vn

11. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê.

12. Trƣơng Quang Thông (2010), Phân tích hiệu năng hoạt động ngân hàng thƣơng mại Việt nam, NXB Phƣơng Đông.

B. Tài liệu Tiếng Anh:

13. Business Monitor, Vietnam Commercial Banking Report includes 5- year forecasts to 2015

14. PricewaterhouseCoopers, Asia-Pacific M&A Bulletin Mid-Year 2007

www.pwc.com.

15. Thomson Reuters, Mergers & Accquisitions review first half 203 www.thomsonone.com

C. Các website tham khảo: các website các NHTM trong nƣớc và:

www.cafef.vn www.luatvietnam.com.vn www.sbv.gov.vn www.saga.vn www.vietnamnet.vn www.vneconnomy.com.vn

PHỤ LỤC 11

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ _______

Số: 254/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”

__________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Kết luận số 10-KL/TW ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2006 - 2010 và năm 2011; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2011 - 2015 và năm 2012;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012;

Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015” kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án;

b) Đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020”, Đề án “Chống đô la hóa trong nền kinh tế”;

d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Quyết định quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 149 của Luật Các tổ chức tín dụng để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2012;

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát các tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai Phương án cơ cấu lại tại từng tổ chức tín dụng theo các giải pháp nêu trong Đề án kèm theo Quyết định này;

e) Tăng cường công tác quản lý nhà nước và thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động của các tổ chức tín dụng;

g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng để ổn định tâm lý, tạo sự đồng thuận trong xã hội và tránh gây tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính;

h) Hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, cơ quan và tổ chức có liên quan thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 7 và ngày 31 tháng 12 hàng năm về tiến độ, kết quả, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý về việc thực hiện Đề án; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

a) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước đến năm 2015; b) Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách, quy định về miễn, giảm thuế, phí liên quan đến mua bán nợ xấu và các tài sản bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng được cơ cấu lại; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tổ chức tín dụng sau khi thực hiện mua lại, sáp nhập, hợp nhất; miễn, giảm thuế, phí hợp lý đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô. 3. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, tổ chức và địa phương có liên quan

a) Thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;

b) Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng;

c) Bộ Công an, các Bộ, cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng;

d) Hỗ trợ các tổ chức tín dụng hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với các tài sản đảm bảo tiền vay để tổ chức tín dụng có thể bán, thu hồi vốn sớm;

đ) Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước sở hữu các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm cơ cấu lại và xử lý những hậu quả có liên quan của các tổ chức tín dụng, đồng thời có lộ trình hợp lý thoái vốn đầu tư tại các tổ chức tín dụng.

4. Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng

a) Xây dựng và triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng;

b) Bảo đảm ổn định hoạt động và an toàn tài sản của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của nhân dân trong quá trình cơ cấu lại;

c) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơ cấu lại tổ chức tín dụng;

d) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đầy đủ, kịp thời, trung thực kết quả, khó khăn, vướng mắc và đề xuất (nếu có) về việc thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ

quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc của các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, ĐMDN, PL, ĐP; - Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

NGÂN HÀNG TMCP NHÀ NƢỚC

Stt Tên Ngân hàng Ngày cấp giấy phép Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 31/12/2012 Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) (31/05/2013) Tỷ lệ sở hữu 1 Ngân hàng TMCP Việt Nam- Viecombank 286/QĐ-NH5 21/9/1996 4,370 23,174 NHNNVN: 77.1% Mizuho Corporate Bank: 15% 2 Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt nam- Vietinbank 285/QD-NH5 21/09/1996 7,554 32,661 NHNNVN: 64.46% IFC: 8.03% Tokyo- Mitsubishi UFJ :19.73% 3 Ngân hàng TMCP Nông nghiệp- Agribank 280/QĐ-NH5 15/10/1996 10,400 29,154 4 Ngân hàng Đầu tƣ & phát triển Việt

Nam- BIDV 287 /QĐ-NH5 21/09/1996 7,490 23,011 IPO 12/2011 NHNNVN: 95.76% 5 Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông cửu long- MHB 769/TTg 18/09/1997 744 3,055 100% sở hữu bởi NHNNVN

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

STT Tên ngân hàng Ngầy cấp giấy phép

Vốn chủ sở hữu (triệu USD) (31/05/2013) Vốn chủ sở hữu (triệu USD) (31/12/2012) Liên lạc 1 NATIXIS (France) 06/NH-GP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạt động mua bán & sáp nhập trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)