TCTD hoạt động yếu kém, thua lổ, có nguy cơ làm ảnh hƣởng đến an

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạt động mua bán & sáp nhập trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 34)

Năm 2013, NHNN đã yêu cầu 9 NHTMCP yếu kém có vốn điều lệ chƣa đủ 3.000 tỷ đồng và 13 ngân hàng khác có mức vốn điều lệ dƣới 4.500 tỷ đồng sẽ phải tiến hành tái cấu trúc và tăng vốn điều lệ nếu muốn tồn tại, trong khi các ngân hàng nhỏ đang chới với, các ngân hàng lớn, có thƣơng hiệu và sự quản trị tốt, hiệu quả ngày càng có điều kiện chứng tỏ và bứt phá. Đối với ngân hàng lớn thì bỏ ra vài trăm tỉ đồng để mua lại các ngân hàng nhỏ là việc trong tầm tay.

Do đó, giải pháp sáp nhập những ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn để nâng cao năng lực quản trị là cần thiết. Những ngân hàng nào hội đủ ba điều kiện: đủ vốn theo quy định, có hệ thống kiểm soát rủi ro tốt và công khai minh bạch thì mới duy trì. Lúc này việc điều hành, quản trị ở các ngân hàng sẽ tập trung và dễ quản lý hơn. Và khi hệ thống ngân hàng đủ mạnh sẽ tạo ra giá trị lớn cho nền kinh tế.

2.1.1.2 TCTD hoạt động yếu kém, thua lổ, có nguy cơ làm ảnh hƣởng đến an toàn hệ thống. toàn hệ thống.

Khi nói đến rủi ro của hệ thống ngân hàng, ngƣời ta thƣờng nhắc đến những ngân hàng nhỏ, vốn ít, quản trị yếu kém… Điều này đúng, nhƣng chƣa đủ để miêu tả toàn bộ bức tranh về rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trên thực tế, nguyên nhân chính khiến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro là do cho vay thiếu minh bạch. Rủi ro của hệ thống ngân hàng chính là ở chỗ quy trình xét duyệt cấp tín dụng của ngân hàng đối với DN “anh em” hay “quen biết” không đƣợc xem xét một cách chặt chẽ. Những ngân hàng “sân sau” này thƣờng huy động vốn trong nền kinh tế, rồi cấp tín dụng cho các DN, bất chấp chất lƣợng đối tƣợng vay. Việc vay vốn một cách dễ dàng và không phải chịu cơ chế kiểm soát chặt chẽ khiến DN vay vốn sẵn sàng đầu tƣ vào các dự án mạo hiểm. Một khi nền kinh tế xấu đi,

25

những khoản vay rủi ro này đứng trƣớc nguy cơ không thu hồi đƣợc, làm nợ xấu tăng cao. Thực tế, thời gian qua, không ít ngân hàng đã trở thành “con tin” của DN. Xử lý nợ xấu đang là một yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các TCTD mà còn cả toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nợ xấu lớn nhƣ hiện nay cũng đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, ảnh hƣởng tiêu cực không chỉ với các TCTD mà còn cả các doanh nghiệp. Do bị đọng vốn trong nợ xấu, các TCTD không có điều kiện mở rộng tăng trƣởng tín dụng, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn. Xử lý đƣợc nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đƣa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trƣởng bền vững.

Xử lý nợ xấu cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà NHNN cần phải xử lý trong năm 2013.

Năm 2012, NHNN thực hiện thanh tra toàn diện với 32 TCTD, bên cạnh việc tăng cƣờng giám sát hoạt động của các TCTD, từng đƣợc dƣ luận kỳ vọng là năm trọng điểm của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sau khi NHNN đƣa ra kế hoạch hợp nhất, mua bán 9 ngân hàng yếu kém: Nam Việt (Navibank), Đại Tín (TrustBank), Phƣơng Tây (WesternBank), Dầu khí Toàn Cầu (GPBank), Tiên Phong (TienPhongBank), Nhà Hà Nội (Habubank), Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB).

M&A trong ngành ngân hàng dự báo sẽ sôi động trong các năm tiếp theo do nằm trong lộ trình tái cấu trúc ngành Ngân hàng Việt Nam. Số lƣợng các ngân hàng thƣơng mại sẽ đƣợc giảm từ 39 hiện nay về 13-15 vào năm 2017.

2.1.1.3 TCTD tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh trƣớc xu thế hội nhập.

Trong những năm qua, thị trƣờng tài chính ngày càng trở nên sôi động hơn do sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Hiện nay số lƣợng Ngân hàng đƣợc phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi Ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và các tổ chức kinh tế là có hạn . Vì vậy,

26

mức độ cạnh tranh ngành này khá khốc liệt, ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng nhất là trong bối cảnh nên kinh tế còn nhiều khó khăn nhƣ hiện nay.

Theo lộ trình gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đã cho phép thành lập chi nhánh, ngân hàng con 100% vốn nƣớc ngoài. Tuy nhiên, để tham gia vào một thị trƣờng vốn khác biệt về văn hóa và những hiểu biết hạn chế về thị trƣờng trong nƣớc và khách hàng thì thông qua M&A các định chế nƣớc ngoài từng bƣớc tham gia vào lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam với tƣ cách là các cổ đông chiến lƣợc. Với cách thức này, các tổ chức nƣớc ngoài có thể tận dụng dụng đƣợc nguồn nhân lực và cơ sở khách hàng.

Mặt khác, trƣớc áp lực cạnh tranh từ phía các định chế tài chính nƣớc ngoài cả những đối thủ lớn trong nƣớc, một số các ngân hàng nhỏ lẻ đã tính đến hƣớng hợp tác, liên kết với các ngân hàng khác để tăng cƣờng thị phần, quy mô và vị thế cạnh tranh của mình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạt động mua bán & sáp nhập trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)