- Tại phòng kế toán: kế toán mở Sổ chi tiết vật liệu cho từng vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho Theo định kỳ (cuối tháng) nhân viên kế toán
Cộng chuyển sang trang
2.3.1. Đặc điểm tài sản cố định Sv: Hà Diệu Thu 43 Lớp K5 KTDNCN
Sv: Hà Diệu Thu 43 Lớp K5 KTDNCN A Người ghi sổ ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)
a. Đặc điểm
Hệ thống tài sản cố định của Công ty có đầy đủ tiêu chuẩn của tài sản cố định theo chuẩn mực 03, 04 – Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ tài chính, có đặc điểm cơ bản là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình đó tài sản bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất kinh doanh, và vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng, đem lại lợi ích kinh tế trong hiện tại cũng như trong tương lai cho toàn thể Công ty.
Hầu hết các TSCĐ của Công ty đều tự mua ngoài. TSCĐ thường dùng chủ yếu phục vụ công tác quản lý và sản xuất chung. Các phòng ban, phân xưởng phải chịu trách nhiệm quản lý và bảo quản các tài sản cố định được giao. Công ty chỉ có TSCĐ dùng cho kinh doanh mà không có TSCĐ dùng cho phúc lợi.
Tài sản cố định được thực hiện theo nguyên tắc nguyên giá trừ hao mòn luỹ kế. Nguyên giá bao gồm toàn bộ các chi phí mà Công ty bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí không thoả mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí phát sinh trong kỳ.
Khi TSCĐ được thanh lý, nhượng bán nguyên giá và khấu hao luỹ kế được xoá sổ và bất kỳ khoản lỗ nào phát sinh do việc thanh lý, nhượng bán đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ.
TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính phù hợp với hướng dẫn tại thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá và giá trị còn lại Nguyên giá
TSCĐ =
Giá mua trên
hoá đơn + Chi phí liên quan khác - Các khoản giảm trừ + Thuế NK, thuế TTĐB
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị đã hao mòn của TSCĐ
b. Phân loại
Có nhiều cách phân loại TSCĐ khác nhau, nếu phân theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế thì TSCĐ của Công ty gồm:
- TSCĐ hữu hình gồm:
+ Nhà cửa vật kiến trúc: Nhà phân xưởng cơ khí 1, nhà xưởng phun sơn + cát, nhà 2 tầng bê tông lối ghép, nhà bảo vệ, Đường giao thông, nền bê tông kết cấu…
Sv: Hà Diệu Thu 44 Lớp K5 KTDNCN
+ Phương tiện vận tải: Xe 5 chỗ Honda Acoord LX…
+ Máy móc thiết bị: Cầu trục Q=5T số 1, máy cắt hơi tự động số 6, Máy hành 6 mỏ VDM 1100…
+ Dụng cụ quản lý: Máy tính sách tay IBM, máy phocopy TOSYBA, điều hòa Panasonic 16 PC, máy phô to XEROX kỹ thuật số DC 2007 DD…