Đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về xử lý kỷ luật lao động (Trang 52)

5. Kết cấu luận văn

3.3.4.Đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Để xã hội duy trì được sự ổn định và phát triển, việc thiết lập kỷ luật, trật tự có vai trò quan trọng. Trong khi Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật để duy trì trật tự trong xã hội, thì đối với người sử dụng lao động cũng thiết lập kỷ luật nhằm đảm bảo ý thức chấp hành của người lao động, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đó là kỷ luật lao động. Tuy nhiên, cũng giống như pháp luật thường bị phá vỡ trật tự bởi hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật lao động cũng thường bị phá vỡ bởi hành

vi vi phạm kỷ luật. Trước những biểu hiện tiêu cực này, đặt ra yêu cầu người sử dụng lao động phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm xử lý những hành vi vi phạm để bảo đảm kỷ luật lao động được người lao động tuân thủ một cách triệt để. Không giống như các quy định khác, xử lý kỉ luật lao động nhằm mục đích để răn đe, giáo dục người lao động giúp cho người lao động có cuộc sống ổn định, góp phần trở thành công dân có ích cho xã hội. Cụ thể nhất, cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm xác nhận hiệu lực nội quy lao động và thẩm định những quy định nội quy lao động đó có vi phạm pháp luật hay không. Thông qua việc, cơ quan quản lý nhà nước phải công tâm, tuân thủ tuyệt đối quy định của pháp luật, thái độ phục vụ người sử dụng lao động khi đăng kí nội quy lao động luôn niềm nở, có trách nhiệm. Đối với nội quy lao động có quy định trái quy tắc cơ bản phải hướng dẫn cụ thể để người sử dụng lao động có hướng sửa đổi sao cho phù hợp.

KẾT LUẬN

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật nước ta cũng dần được điều chỉnh theo hướng thống nhất với pháp luật của các nước khác trên thế giới, nhằm tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, không tồn tại bất cứ trở ngại gì về pháp luật. Nằm trong quá trình này, pháp luật lao động về lao động nói chung và pháp luật về xử lý kỷ luật lao động nói riêng đã thay đổi đáng kể theo hướng tương đồng, thống nhất với pháp luật thế giới. Tuy nhiên, làm thế nào để hệ thống pháp luật luôn đảm bảo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ổn định việc là và đời sống người lao động lại là vấn đề không hề dễ thực hiện. Pháp luật lao động không thể thay đổi giống pháp luật Mỹ, xử lý kỷ luật người lao động không cần lý do, không cần đưa ra bằng chứng về nguyên nhân và thực tế như thế nào. Rõ ràng nếu pháp luật ta thay đổi theo hướng đó thì việc là và đời sống của người lao động không được đảm bảo, xã hooin khó có thể ổn định và phát triển. Vì vậy, thay đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật xử lý kỷ luật lao động với đặc điểm riêng của nước ta, chỉ có như vậy, đời sống người lao động ổn định, xã hội phát triển.

Trong thời kì hiện nay, nền kinh tế nước ta đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, rất nhiều vấn đề khó khăn về kinh tế, xã hội. Đó là vấn đề lạm phát trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống xã hội, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn, nhiều người sử dụng lao động đã phải cắt giảm quy mô sản xuất lao động, nhiều doanh nghiệp không chống chịu được nên đã phá sản dân đến tình trạng người lao động mất việc, đời sống bị ảnh hưởng nặng nề. Đứng trước thử thách đó Nhà nước có nhiều biện pháp giúp nhằm giữ vững đà phát triển, đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Yếu tố quyết định trong việc ổn định doanh nghiệp những quy định cụ thể, tiến bộ để người sử dụng lao động tránh lạm dụng quyền lục của mình để xử lý kỷ luật lao động.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

Bộ luật Lao động năm 1994 sửa đổi, bổ sung 2002, 2006, 2007. Bộ luật dân sự năm 2005.

Bộ luật lao động năm 2012.

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao Động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

Nghị định của chính phủ số 33/2003NĐ-CP ngày 2 tháng 4 năm 2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 41/1995NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao Động về lỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

Nghị định 95/2013NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thông tư số 19/2003TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 41/1995NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao Động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi, bổ sung tại nghị định 33/2003NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 của chính phủ.

Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013 ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc.

Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 29-SL ngày 12/3/1947 quy định trong toàn cõi Việt Nam những sự giao dịch về việc làm công giữa các chủ nhân người Việt Nam hay người ngoại quốc và các công nhân Việt Nam làm tại các xưởng lỷ nghệ, hầm mỏ, thương điếm và các nhà làm nghề tự do.

Sách, báo, tạp chí

Diệp Thành Nguyên, “Tập bài giảng luật lao động Việt Nam”, Khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2014, trang 50.

Lưu Bình Nhưỡng, “Giáo trình luật lao động Việt Nam”, Nxb. Công an nhân dân Hà Nội, 2012, trang 307-311.

Nguyễn Minh Đoan, “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý” , Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1998, trang 489.

Phan Trung Hiền, “Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp”, NXB chính trị quốc gia, 2009.

Trần Hoàng Hải, “Giáo trình luật lao động”, Nxb. Hồng Đức hội luật gia Việt Nam, 2013, trang 397-400.

Trần Thị Thúy Lâm, “Sự khác nhau cơ bản giữa kỷ luật người lao động và kỷ luật công chức”, Tạp chí luật học, số 3/2005.

Từ điển bách khoa, tập 2, NXB từ điển bách khoa, Hà Nội, 2002, trang 98.

Bộ lao động – Thương binh và xã hội, “Một số tài liệu pháp luật nước ngoài”, Hà Nội, 2002, trang 56.

Trang thông tin điện tử

Công đoàn Việt Nam, “Mệt vì người thân quen”, Minh Hiền, http://nld.com.vn/cong-

doan/met-vi-nguoi-than-quen-20140618212210752.htm [19/6/2014].

Thông tin tư vấn pháp luật cho mọi người, “Sa thải sai thì sa”, Quyết Quyền,

http://thongtintuvanphapluat.blogspot.com/2013/10/sa-thai-sai-thi-sao.html

[15/5/2014]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo pháp luật, “Kiện sa thải trái pháp luật, tòa lung túng”, Hoàng Yến,

http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/kien-sa-thai-trai-luat-toa-lung-tung-479730.html

[31/10/2014].

Báo lao động, “Hội thảo: Bộ luật Lao động 2012 - Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục

nghiên cứu, thảo luận”, Nhóm PV, http://laodong.com.vn/cong-doan/hoi-thao-

bo-luat-lao-dong-2012-nhung-van-de-dat-ra-can-tiep-tuc-nghien-cuu-thao-luan-

147850.bld [1/11/2014].

Công đoàn, “Đuổi người vô cớ”, Mai Chi, http://nld.com.vn/cong-doan/duoi-nguoi-

vo-co-20141119223017542.htm, [19/11/2014].

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về xử lý kỷ luật lao động (Trang 52)