5. Kết cấu luận văn
2.6.2.2. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không
được quy định trong nội quy lao động
Việc xử lý kỷ luật là đối với những người lao động có hành vi vi phạm trong nội quy cụ thể đã được đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, và được cơ quan này xét duyệt về tính hợp lý và tính hợp pháp trong quy định cụ thể về nội quy lao động. Nếu có quy định nào trái nguyên tắc cơ bản trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động thì cơ quan có thẩm quyền cho thời gian để người sử dụng lao động sửa lại nội dung của nội quy lao động cho phù hợp. Sau đó, mới được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt về tính hợp pháp và điều lệ đó mới có giá trị trong lao động. Người sử dụng lao động muốn xử phạt hành vi vi phạm thì phải dựa trên nội quy lao động đã được xét duyệt, thẩm định thì áp dụng xử lý người lao động mới phù hợp.
Nguyên tắc này nhằm bảo vệ người lao động khỏi việc bị người sử dụng lao động xử lý kỷ luật một cách độc đoán và tùy tiện. Hơn nữa, việc buộc người lao động phải chịu trách nhiệm về một hành vi không được dự liệu trước là không công bằng. Xử lý như vậy không những không đạt được muc đích chủ yếu của chế độ trách nhiệm kỷ luật là răn đe, giáo dục ý thức người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động mà có thể dẫn đến tình trạng phản ứng tiêu cực từ phía người lao động. Chẳng hạn, hành vi trái kỷ luật lao động và lỗi của người lao động (đề cập ở Mục 2.3.1 và 2.3.2).
Việc tuân thủ những nguyên tắc và thủ tục nói trên có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý. Vi phạm một trong những nguyên tắc nói trên, việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật sẽ bị xem như là trái pháp luật và quyết định xử lý kỷ luật lao động của người sử dụng lao động có thể bị hủy bởi cơ quan có thẩm quyền.