5. Kết cấu luận văn
2.5.1. Tạm đình chỉ công việc
Một trong các biện pháp do người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động đang bị xem xét, xử lý kỷ luật lao động nhằm ngăn ngừa việc họ gây khó khăn cho công tác xác minh vụ việc, như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động chấn chỉnh lại hệ thống làm việc, có đủ thời gian để xác minh vụ việc đó người lao động có lỗi hay không để có thể đưa ra biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Tạm đình chỉ công việc được quy định tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2012. Về bản chất, đây không phải là hình thức xử lý kỷ luật, mà chỉ là biện pháp hỗ trợ cho quá trình xác minh vụ việc vi phạm kỷ luật.
Người sử dụng lao động được phép đình chỉ công việc của người lao động khi có đủ hai yếu tố: vụ việc vi phạm có tình tiết phức tạp và người sử dụng lao động xét
thấy nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Song, trước khi thực hiện quyền này, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, vai trò của đại diện tập thể được đề cập ở Mục 2.2.2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc tối đa là 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể trường hợp nào là trường hợp đặc biệt.
Trong thời gian tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Với tiền lương này, người lao động có thể trang trải cuộc sống nuôi bản thân, gia đình trong thời gian tạm đình chỉ. Hết thời hạn, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Mà không được diện bất cứ lý do gì hay lợi dụng tạm đình chỉ để sa thải người lao động. Nếu có chứng cứ chứng minh người lao động có lỗi và tiến hành xử lý kỷ luật thì người lao động cũng không phải trả số tiền lương đã tạm ứng. Trong trường hợp người lao động không bị xử lý lao động thì người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cho thời gian tạm đình chỉ công việc. Đây được xem như khoản bù trừ hợp lý cho những ngày mất lương vô lý, bởi người lao động không có lỗi mà phải nghĩ việc trong thời gian nhất định. Trong thời gian nghĩ việc, người lao động không có thu nhập thì cuộc sống rất bấp bênh không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn đối với xã hội. Như vậy, việc quy định người sử dụng lao động trả đủ tiền lương là vô cùng cần thiết và hợp lý.