5. Kết cấu luận văn
2.6.2.1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm người lao động
Có thể nói đây là quy định cơ bản, cần thiết đối với người lao động, quy định này xuất phát từ bản chất hợp đồng lao động. Quan hệ lao động được thiết lập giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng và người lao động ở một góc độ nào đó được bình đẳng với người sử dụng lao động. Hơn nữa, người lao động tham gia vào quan hệ lao động này nhằm mục đích bán sức lao động của mình để có thu nhập chứ không phải là bán con người mình. Người sử dụng lao động mua sức lao động của người lao động chứ không có quyền sở hữu con người của họ. Bởi vậy, người sử dụng lao động không có quyền “Xâm phạm thân thể, nhân
phẩm của người lao động” theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2012. Quy định
này áp dụng cho tất cả các lao động nói chung khi xử lý kỷ luật song trên thực tế người sử dụng lao động thường hay vi phạm đối với lao động nữ bởi lao động nữ thường là lao động yếu thế khi tham gia quan hệ lao động nên dễ bị xâm phạm hơn so với nam giới. Người sử dụng lao động thường không muốn nhận la động nữ vào làm việc, tìm được việc làm đối với lao động nữ rất khó khăn nên họ thường có tâm lý chịu đựng, không giám tố cáo hành vi xúc phạm đối với bản thân mình. Đặc biệt, đối với lao động nữ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì tâm lý này ngày càng lớn hơn do mặc cảm là mình có lỗi. Bởi vậy, nhiều người khi xúc phạm cả về thân thể lẫn nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật nhưng họ lại không dám tố cáo người sử dụng lao động. Vì vậy, việc áp dụng nguyên tắc trên nhằm mục đích bảo vệ người lao động nữ nói riêng và
người lao động nói chung. Đây là quy định mà người sử dụng lao động thường xuyên vi phạm nhất vì
người sử dụng lao động cho rằng việc áp dụng hình thức phạt tiền cắt lương thay việc xử lý kỷ luật sẽ nhanh gọn, đơn giản và tránh được thủ tục rờm rà khi áp dụng các hình thức kỷ luật khác. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức này sẽ để lại hệ lụy về sau khi đó người lao động sẽ không tiến bộ được, gây ra mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động ngày càng căng thẳng hơn. Lúc này, người sử dụng lao động sẽ không chiếm được lòng tin, sự tín nhiệm. Mà trong quan hệ lao động khi không có sự
đòng nhất giữa người lao động và người sử dụng lao động thì quan hệ lao động đó sẽ không tồn tại được lâu. Như vậy, khi người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật thì ý nghĩa và tính nghiêm khắc đòng thời cũng mất đi. Khi người lao động tách ra khỏi môi trường tập thể thì sẽ không duy trì được lâu. Vì vậy, người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật này là trái với quy định của pháp luật.