Phải có hành vi trái kỷ luật lao động

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về xử lý kỷ luật lao động (Trang 33)

5. Kết cấu luận văn

2.3.1. Phải có hành vi trái kỷ luật lao động

Hành vi trái kỷ luật lao động là điều kiện cần thiết để áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động. Về mặt nội dung, hành vi trái kỷ luật lao động thể hiện ở việc người lao động không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ chấp hành

kỷ luật lao động, bao gồm kỷ luật về thời gian, về công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong đơn vị.

Về mặt hình thức, hành vi trái kỷ luật lao động thể hiện ở hành vi trái với nội quy lao động. Hành vi trái kỷ luật lao động có thể là việc thực hiện một hành động bị nội quy lao động cấm hoặc việc thực hiện một hành động mà nội quy lao động buộc phải thực hiện. Điều 126 của Bộ luật Lao động 2012 quy định về một số trường hợp người sử dụng lao động được quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, chẳng hạn như người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật kinh doanh… Tuy nhiên, quy định này hoàn toàn không có ý nghĩa rằng chỉ cần người lao động phạm vào các hành vi đó thì người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động, bất kể là hành vi có được ghi nhận trong nội quy lao động hay không. Như đã phân tích, theo quy định của pháp luật hiện hành, nội quy lao động là hình thức pháp lý duy nhất của các quy định của pháp luật về kỷ luật lao động. Hơn nữa, Điều 128 Bộ luật Lao động 2012 cũng đã quy định người sử dụng lao động chỉ được phép truy cứu trách nhiệm người lao động về những quy phạm đã được liệt kê trong nội quy lao động. Bởi vậy, có thể nói rằng người lao động vi phạm kỷ luật lao động nếu họ không có hành vi trái với quy định của nội quy lao động.

Về cơ bản, việc hạn chế quyền xử lý kỷ luật của người sử dụng lao động ở những vi phạm đã được dự liệu trong nội quy lao động là phù hợp và nó đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của việc xử lý kỷ luật lao đồng thời bảo vệ người lao động. Thế nhưng, quy định người sử dụng lao động phải có căn cứ rõ ràng trong nội quy lao động thì mới được xử lý người lao động trong mọi trường hợp có phần hơi cân nhắc. Có những hành vi mà tính chất nghiêm trọng của nó người lao động phải biết và không được thực hiện, bất kể rằng hành vi đó có được quy định rõ trong nội quy lao động. Những hành vi liệt kê tại khoản 1 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 là những hành vi như vậy. Hơn nữa, những hành vi như vậy không đơn thuần là hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Chúng còn vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản của quan hệ lao động là thiện chí, hợp tác và lợi ích của nhau.15

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về xử lý kỷ luật lao động (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)