CHƯƠNG III : CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁCH HỢP
3.1.2.1 Những tồn tạ
Ngoài những thành công mà công ty đạt được trong quá trình quản trị và kinh doanh, công ty còn có những hạn chế sau:
- Về cơ cấu tổ chức của công ty trong những năm vừa qua luôn được chú ý hoàn toàn. Tuy nhiên do sự thay đổi của môi trường, chiến lược kinh doanh và khả năng sản xuất nên chức năng và nhiệm vụ của một số phòng ban không còn phù hợp với điều kiện và nhiệm vụ mới. Có những phòng ban hoạt động không hiệu quả, có sự chồng chéo công việc giữa các phòng ban khiến cho nhân viên đôi khi cảm thấy mệt mỏi do quá sức dẫn đến năng suất lao động không cao.
- Sự phân công quản lý trong Ban lãnh đạo còn chưa thực sự hợp lý, nhất là sự không tương xứng về mặt khối lượng công việc mỗi cấp quản trị viên cao cấp phụ trách. Sự phân quyền chưa rõ ràng, chưa hợp lý, quyền hành vẫn tập chung lớn vào cấp trên, mức dộ phân quyền cho cấp dưới còn hạn chế, không xác định rõ quan hệ về quyền lợi và trách nhiệm, quyền hành ít kèm với trách nhiệm nhiều và ngược lại.
- Việc trao đổi thông tin, phối hợp giữa các phòng ban chức năng còn hạn chế làm giảm sự gắn kết trong công ty. Quá trình cung cấp thông tin không kịp thời và chính xác, nên các phòng ban chưa phát huy được tính năng động sáng tạo của mình.
- Chưa có chế độ khuyến khích xứng đáng đối với người lao động khiến người lao động không phát huy hết khả năng của mình (mặc dù công ty cũng đã có một số biện pháp để khuyến khích người lao động nhưng không hiệu quả). Chính sách đãi ngộ nhân sự còn kém và thiếu công bằng. Một số kỹ sư ,công nhân giỏi rời công ty vì lý do lương thấp và không sử dụng phù hợp với chuyên môn của mình.
- Một số bộ phận trong công ty quản lý còn lỏng lẻo, trưởng phòng không kiểm soát được mọi hoạt động của cấp dưới mình. Một số đội ngũ quản trị viên còn yếu kém về mảng kiến thức quản lý cần được đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thị trường một caácc ó hiệu quả.
3.1.2.2 Nguyên nhân tồn tại
♦ Nguyên nhân khách quan:
- Do hội nhập vào nền kinh tế thế giới, có rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội. Họ có tiềm lực rất mạnh về tài chính, nhân sự, công nghệ và cả kinh nghiệm, tác phong làm việc chuyên nghiệp. Điều đó đã làm cho sự cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn bao giờ. Đây là khó khăn chung cho tất cả các doanh nghiệp trong nước.
- Do sự thay đổi môi trường kinh doanh trong việc hội nhập nên cần thời gian để hoà nhập và thích nghi với nhưng phương thức kinh doanh mới, văn minh hiện đại. Kèm theo đó là sự chuyển đổi cơ chế, sự thay đổi tư duy kinh doanh mới dẫn đến việc tổ chức bộ máy