Điều kiện kinh tế xã hội huyệnThái Thụy, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng đất ngập nước ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý (Trang 28)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyệnThái Thụy, tỉnh Thái Bình

1.3.2.1. Điều kiện kinh tế huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng và chính quyền, nền kinh tế xã hội của các xã ven biển có bƣớc phát triển, đạt đƣợc

nhiều thành tựu quan trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã đƣợc nâng lên đáng kể, hạ tầng cơ sở khá phát triển nhƣ giao thông, thuỷ lợi, trƣờng học, bệnh viện, trạm xá và các công trình văn hoá phúc lợi; sức khoẻ và trình độ dân trí không ngừng đƣợc nâng lên.

Bảng 1.1. Giá trị sản xuất huyện Thái Thụy qua một số năm

STT Ngành Năm 2010 Năm 2013 GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng GTSX 431,94 100 592,48 100

1 Nông, lâm, ngƣ nghiệp 206,25 47,75 239,541 40,43

2 Công nghiệp - xây dựng 140,68 32,57 211,872 35,76

3 Thƣơng mại - Dịch vụ 85,01 19,68 141,070 23,81

21

Qua bảng thấy rằng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của địa phƣơng. Về cơ cấu kinh tế của các ngành có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm - thủy sản. Tỷ trọng ngành nông, lâm - thủy sản giảm từ 47,75% năm 2010 xuống còn 40,43% năm 2013; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,57% năm 2010 lên 35,76% năm 2013; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 19,68% năm 2010 lên 23,81%.

1.3.2.2. Điều kiện xã hội khu vực huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Theo số liệu thống kê huyện Thái Thụy, năm 2013 toàn huyện có 268.150

ngƣời (nam 128.071 người, nữ 140.079 người) với 70.697 hộ. Mật độ dân số

trung bình là 1.028 ngƣời/km2 thấp hơn mật độ dân số trung bình của toàn tỉnh

(mật độ của tỉnh 1.203 ngƣời/km2).

Bảng 1.2. Dân số, lao động của huyện Thái Thụy năm 2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Toàn huyện

I Tổng nhân khẩu Ngƣời 268.150

1 Nam Ngƣời 128.071

2 Nữ Ngƣời 140.079

II Lao động trong độ tuổi

1 LĐ nông nghiệp Ngƣời 92.801

- LĐ trồng trọt Ngƣời 8.188

- LĐ thủy sản Ngƣời 5.892

2 LĐ phi nông nghiệp Ngƣời 23.911

III Trình độ lao động Ngƣời 116.712

1 Trình độ từ cao đẳng trở lên Ngƣời 2.462

2 Trình độ trung cấp Ngƣời 4.489

3 LĐ chƣa qua đào tạo Ngƣời 109.761

22

1.3.2.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội

a) Thuận lợi

Là những xã ven biển có lợi thế về nguồn tài nguyên biển, lực lƣợng lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm thực tế trong sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp. Trong những năm gần đây nhân dân trong vùng đã ý thức sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, khai thác, chế biến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong vùng ngày một nâng cao và ổn định; cùng với sự Lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chính quyền các cấp là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng ngày một tăng lên.

b) Khó khăn

Xuất phát điểm từ ngành nông nghiệp lúa nƣớc truyền thống và khai thác tài nguyên biển một cách tự do, sản xuất theo hƣớng tự cung, tự cấp; chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, sự hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi sản phẩm hàng hóa phải đáp ứng đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, đòi hỏi phải có quy trình, công nghệ và tính kỷ luật cao trong sản xuất mới đáp ứng đƣợc tình hình phát triển hội nhập. Nhƣng trên thực tế thì phần lớn lao động trong vùng chƣa qua đào tạo, trình độ lao động còn thấp, quen canh tác truyền thống, quản lý chƣa cao; trong sản xuất nhân dân mới chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà chƣa chú ý khắc phục những ảnh hƣởng về xã hội và môi trƣờng.

23

Chƣơng II. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng đựợc luận văn lựa chọn nghiên cứu là vùng ĐNN huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với việc nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả và chất lƣợng quản lý, bảo tồn, khai thác, sử dụng ĐNN và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý ĐNN tại đây.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi địa giới hành chính của 05 xã ven biển của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình: xã Thái Đô, xã Thái Thƣợng, xã Thụy Xuân, xã Thụy

Hải và xã Thụy Trƣờng.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu

Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp từ các cơ quan, phòng ban chức năng từ trung ƣơng đến tỉnh, huyện và các xã ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

2.2.2. Phương pháp khảo sát thực tế

Mục đích các chuyến điều tra khảo sát là nhằm xác định vị trí, phạm vi khu vực nghiên cứu; thu thập, bổ sung và cập nhật các thông tin, dữ liệu tại hiện trƣờng khu vực nghiên cứu theo các nội dung của luận văn. Thời gian khảo sát đƣợc tiến hành theo các đợt khảo sát trong quá trình nghiên cứu luận văn.

Nội dung khảo sát đƣợc phân thành các nhóm nội dung cụ thể nhƣ sau:

Khảo sát, tìm hiểu về các thông tin chung về ĐNN huyện Thái Thụy bao gồm: Tên vùng ĐNN: tên gọi chính thức, các tên gọi khác; Địa giới hành chính khu vực ĐNN; Vị trí vùng ĐNN; Kiểu ĐNN (theo hệ thống phân loại ĐNN Ramsar); Diện tích từng kiểu ĐNN (đánh giá sơ bộ hoặc theo số liệu của các xã); Các loại cảnh quan ĐNN; Đặc điểm khí hậu vùng ĐNN: Mô tả các đặc trƣng khí hậu của vùng; Đặc điểm vùng ĐNN, mô tả về vùng sinh thái.

Khảo sát, tìm hiểu chức năng, dịch vụ của ĐNN huyện Thái Thụy theo 4 nhóm: Dịch vụ cung cấp; Dịch vụ điều tiết; Dịch vụ hỗ trợ; và Dịch vụ văn hóa.

24

Khảo sát, tìm hiểu ĐDSH vùng ĐNN: cỏ biển, các nguồn lợi tự nhiên, các loài hải sản nuôi trồng, đánh bắt chủ yếu. Nội dung và thông tin cần thiết khảo sát và thu thập bao gồm: Đa dạng loài: số lƣợng và thành phần loài; Đa dạng sinh thái.

Cách thức tiến hành khảo sát: ngoài các số liệu chính thức từ cơ quan hành chính địa phƣơng, kế thừa các kết quả nghiên cứu trƣớc đó, một nhiệm vụ quan trọng nữa khi đi khảo sát thực địa là phỏng vấn, điều tra nhận thức, đánh giá của ngƣời dân về vùng ĐNN thông qua phiếu điều tra huyện Thái Thụy.

2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo và chuyên viên phòng tài nguyên - môi trƣờng; phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, cán bộ xã và các hộ nông dân để đề xuất hƣớng sử dụng đất và đƣa ra các giải pháp thực hiện.

25

Chƣơng III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Các yếu tố tác động tới hiệu quả và chất lƣợng quản lý, bảo tồn, khai thác và sử dụng đất ngập nƣớc khu vực huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và sử dụng đất ngập nƣớc khu vực huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Địa hình khu vực bãi bồi ven biển huyện Thái Thụy

Khu vực bãi bồi ven biển huyện Thái Thụy đƣợc chia thành 02 kiểu hình nhƣ sau:

a) Bãi triều cao

Đây là khu vực có cây ƣa mặn phát triển, bề mặt địa hình tƣơng đối bằng phẳng, nghiêng thấp dần về phía biển, độ cao thay đổi trung bình từ 0 – 1,5 m. Hoạt động bồi tụ ở đây diễn ra khá mạnh bởi sự phong phú vật liệu lơ lửng đƣợc sông Hồng bổi đắp và chịu ảnh hƣởng của thủy triều trong điều kiện thực vật ngập mặn phát triển. Vật liệu tạo trên bề mặt địa hình chủ yếu là các hạt mịn bao gồm bột sét và sét bột màu nâu, xám lẫn nhiều tàn tích thực vật ƣa mặn. Theo chiều sâu trầm tích lắng đọng thành từng lớp không đều, đánh dấu những giai đoạn phát triển khác nhau của lòng dẫn cửa sông.

b) Bãi triều thấp

Bãi triều thấp có diện tích tƣơng đối lớn, mở rộng dần về hai phía cửa sông. Đây là khu vực có điều kiện tƣơng đối giống bãi triều cao nhƣng còn chịu nhiều ảnh hƣởng của biển, vật liệu cung cấp từ sông ra không lớn bằng nên ít có thực vật ngập mặn phát triển.

c) Bar cửa sông

Các bar cửa sông là các thành tạo rất đặc trƣng cho kiểu cửa sông delta tiến ra biển theo cơ chế lấp đầy. Về mặt hình thái và cấu tạo trầm tích trên mặt, hệ thống các bar cửa sông của khu vực nghiên cứu cũng nhƣ các khu vực xung quanh khá giống nhau. Trên bình đồ, cấu tạo 3 đới: Đới cát ở phía biển chuyển tiếp sang phía lục địa là vật liệu trơn mịn hơn có các loại cỏ phát triển và đới bùn sét chuyển tiếp sang bãi tích tụ sông – triều nhƣ đã trình bày ở trên, rất phát triển các loại thực vật ngập mặn.

26

3.1.1.2. Chế độ hải văn

Huyện Thái Thụy nằm ở hạ lƣu sông Thái Bình và sông Trà Lý. Chế độ dòng chảy của 2 hệ thống sông này cùng với hoạt động của các quá trình biển đã tác động trực tiếp đến chế độ thủy văn và quá trình bồi - lở của vùng chuyển tiếp sông - biển.

a) Chế độ sóng biển

Chế độ sóng biển vùng nghiên cứu thay đổi theo mùa. Vào mùa đông, hƣớng gió chính ở ngoài khơi là Đông Bắc (61%), Đông (15%), còn ở ven bờ là hƣớng Đông (34%), Đông Bắc (13%) và Đông Nam (18%). Vào mùa hè, các hƣớng sóng thịnh hành ngoài khơi là Nam, Tây Nam và Đông với tần suất dao động từ 40 – 75%, trong đó, sóng hƣớng Nam chiếm 37%, còn ở vùng ven bờ, sóng có hƣớng chính là Đông - Nam với tần suất 24%. Độ cao sóng trung bình ngoài khơi là 1,2 – 1,4 m; ở ven bờ là 0,6 – 0,8 m, độ cao sóng cực đại tƣơng ứng là 7,0 – 8,0 mm; các cấp sóng có độ cao lớn thƣờng xuất hiện khi có bão.

b) Chế độ thủy triều

Thái Thụy cũng nhƣ vùng ven biển cửa sông đồng bằng sông Hồng có chế độ chế độ nhật triều khá thuần nhất. Tính nhật triều thuần nhất giảm dần từ Bắc xuống Nam: tại Hòn Dấu triều có chu kỳ trung bình 24 h 45’, thời gian triều dâng và triều rút có sự chênh lệch (triều dâng = 11 h 11 và triều rút = 13 h 43). Biên độ dao động tối đa 3,0 – 3,5 m, trung bình 1,7 ^ 1,9 m và tối thiểu 0,3 – 0,5 m. Mực nƣớc triều lớn nhất nhiều năm có thể hơn 4,0 m và thấp nhất khoảng 0,08 m. Hàng tháng có 5 - 7 ngày có 2 lần nƣớc lớn và 2 lần nƣớc ròng; mỗi kỳ kéo dài từ 11 đến 13 ngày với biên độ dao động ngày đêm từ 1,5 đến 3,0 m và giữa chúng là các kì nƣớc kém; mỗi kỳ kéo dài 2 - 3 ngày với biên độ dao động nhỏ từ 0,5 - 0,8 m. Độ cao triều trung bình 1,86 m; độ cao tuyệt đối từ 0,53 - 3,88 m. Số ngày triều cƣờng từ 3 m trở lên có từ 152 - 176 ngày/năm.

Thủy triều Vịnh Bắc bộ có ảnh hƣởng mạnh đến vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông Hồng mà một trong những tác động đó là sự xâm nhập mặn. Thủy triều truyền vào trong sông dƣới dạng nêm di động, đỉnh nêm mặn có tác dụng nhƣ một đập tràn cho dòng nƣớc ngọt mang theo các hạt phù sa lơ lửng

27

tràn qua, còn các hạt lớn hơn chuyển động trên mặt đáy đƣợc chặn lại gây bồi lắng tạm thời.

c) Chế độ dòng chảy

Khu vực nghiên cứu dòng chảy có hƣớng Tây - Nam (TN) từ tháng IX đến tháng V năm sau và hƣớng Đông - Bắc (ĐB) từ tháng VI đến tháng VIII:

Bảng 3.1. Đặc trƣng dòng chảy ven bờ huyện Thái Thụy

Tháng Hƣớng Tốc độ (hải lý/giờ) Tháng Hƣớng Tốc độ (hải lý/giờ) 1 TN 0,3 - 0,5 7 ĐB 0,4 - 0,6 2 TN 0,3 - 0,5 8 ĐB 0,4 - 0,6 3 TN 0,3 - 0,6 9 TN 0,4 - 0,8 4 TN 0,3 - 0,6 10 TN 0,4 - 0,8 5 TN 0,4 - 0,6 11 TN 0,4 - 0,6 6 ĐB 0,3 - 0,6 12 TN 0,4 - 0,6

Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thái Bình 3.1.1.3. Chế độ mưa

Huyện Thái Thụy mang tính chất chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, ảnh hƣởng của khí hậu biển đặc trƣng của vùng ven biển đồng bằng sông Hồng. Chế độ mƣa thay đổi rõ theo mùa: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9 khoảng 80% lƣợng mƣa trong năm. Các tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 8 và tháng 9. Lƣợng mƣa trung bình tháng trong năm dao động từ 100 – 120 mm/tháng.

Biến động về lƣợng mƣa trong những năm gần đây thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2. Biến động lƣợng mƣa

Thời gian Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tháng 1 7,0 11,7 105,8 2,5

Tháng 2 37,1 44,4 15,9 1,1

Tháng 3 23,3 30,5 15,7 112,5

28

Thời gian Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tháng 5 158,8 134,4 90,0 120,2 Tháng 6 140,4 72,9 24,4 73,1 Tháng 7 266,3 81,8 128,5 264,1 Tháng 8 473,8 271,6 170,1 148,6 Tháng 9 123,8 315,0 436,3 376,6 Tháng 10 75,3 107,6 74,6 59,3 Tháng 11 99,9 8,4 193,0 0,9 Tháng 12 1,0 56,6 20,6 23,8 Trung bình 120 100 107 118

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013 3.1.1.4. Tài nguyên nước

a) Nguồn nƣớc mặt

Huyện Thái Thụy là một vùng đất tiếp giáp với biển, có hệ thống dòng chảy với 3 sông lớn chảy từ Tây sang Đông đổ ra biển: phía Bắc có sông Hóa dài 34,8 km; sông Diêm Hộ dài 35,9 km chảy giữa trung tâm huyện chia huyện thành 2 miền và phía Nam có sông Trà lý dài 42,2 km; hàng năm tổng lƣợng dòng chảy lên đến

hàng trăm tỷ m3

nƣớc. Khu vực nghiên cứu này có 3 cửa sông lớn chảy ra biển là

cửa Thái Bình (sông Thái Bình), cửa Diêm Hộ (sông Diêm), Cửa Trà Lý (sông

Hồng) các sông này với lƣợng nƣớc mặt lớn và hàng năm bồi tích lƣợng bùn cát hàng chục triệu tấn.

Mùa lũ vào các tháng VII, VIII và thƣờng là lũ lớn, mùa cạn từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Chế độ thủy văn phụ thuộc vào chế độ thủy văn vùng thƣợng và trung lƣu của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, đồng thời lại chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều. Nƣớc biển dâng cao so với mặt nƣớc biển trung bình dao động từ 0,53 m đến 3,88 m thuận lợi cho NTTS ở vùng ven biển.

29 b) Nguồn nƣớc ngầm

Qua khảo sát phần lớn các xã vùng ven biển không có khả năng dùng đƣợc nƣớc ngầm để phục vụ sinh hoạt vì có nồng độ mặn cao (từ 2,5 - 16,3 gam/lít nƣớc). Những vùng khác có thể khai thác nƣớc ngầm dùng cho sinh hoạt, nhƣng thuộc dạng nghèo. Mỗi giếng khoan chỉ có thể khai thác từ 40 - 60 m3/ngày đêm và nằm ở tầng nông trên 20 m. Tuy giá thành khai thác rẻ, song chất lƣợng nƣớc không cao. Trên địa bàn Thái Thụy, phần lớn ở tầng chứa nƣớc từ 20 - 250 m đều mặn nên việc khai thác nƣớc ngầm với quy mô lớn dùng cho sinh hoạt và sản xuất đều không có tính khả thi. Đồng thời phải đề phòng nhiễm mặn từ phía biển một khi nguồn nƣớc ngầm trong nội địa bị khai thác [11].

3.1.1.5. Tài nguyên rừng ngập mặn và đa dạng sinh học

Theo số liệu thống kê năm 2014, diện tích rừng ngập mặn của 5 xã huyện Thái Thụy là 4.064,00 ha. Trong đó, diện tích mặt nƣớc ven biển nuôi trồng thủy sản là 72,85 ha, đất mặt nƣớc ven biển có rừng 2.763,17 ha; đất có mặt nƣớc ven biển có mục đích khác 1.227,98 ha.

30

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí 5 xã ven biển huyện Thái Thụy

31

Bảng 3.3. Diện tích rừng ngập mặn 5 xã ven biển huyện Thái Thụy

STT Loại đất Tổng Đơn vị hành chính (Xã)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng đất ngập nước ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)