Các dịch vụ sinh thái huyệnThái Thụy, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng đất ngập nước ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý (Trang 61)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.2. Các dịch vụ sinh thái huyệnThái Thụy, tỉnh Thái Bình

Với sự đa dạng các kiểu loại ĐNN đã hình thành nên sự đa dạng các loại dịch vụ HST khác nhau. Điều này đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ HST phong phú cho cuộc sống của con ngƣời.

a) Dịch vụ cung cấp

Đất ngập nƣớc huyện Thái Thụy giàu chất dinh dƣỡng, có ánh sáng mặt trời thâm nhập đƣợc đến phần lớn độ sâu của môi trƣờng nƣớc, rất thuận lợi cho nhiều loài sinh vật phát triển. Do đó, là nơi sản xuất sinh khối, tạo nguồn thức ăn cho các loại thủy sản, gia súc, động vật hoang dã hoặc vật nuôi nên nguồn lợi thủy sản ở đây rất phong phú và có khối lƣợng lớn. Một phần các chất dinh dƣỡng này có từ các động thực vật đã chết sẽ đƣợc các dòng chảy bề mặt chuyển đến các vùng nƣớc ven biển, làm giàu nguồn thức ăn cho những vùng đó.

Bên cạnh đó, vùng ĐNN huyện Thái Thụy còn là môi trƣờng thích hợp cho việc cƣ trú, đẻ trứng, sinh sống và phát triển của nhiều loại động, thực vật hoang dã. Chính đây là nơi cung cấp, lƣu giữ và duy trì nhiều nguồn gen, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có giá trị không chỉ ở trong nƣớc mà còn ở quốc tế nhƣ Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis), Choắt lớn mỏ vàng (Tringa guttifer), Choắt mỏ thìa (Eurynohynchus pygmaeus), Mòng bể mỏ ngắn (Larus saudersi), Cò trắng Trung Quốc (Egretta eulophotes), Cò mỏ thìa (Platalea minor).

ĐNN huyện Thái Thụy đóng vai trò quan trọng tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong khu vực, đặc biệt là việc NTTS. Nơi đây cung cấp thức ăn, môi trƣờng sống cho các loài thủy sản, là nơi đánh bắt và NTTS hết sức quan trọng nhƣ tôm sú, cua, cá vƣợc, cá rô phi đơn tính và rau câu. Ngoài ra, ĐNN huyện Thái Thụy có tiềm năng với HST đa dạng, phong phú, có cảnh quan thiên nhiên đẹp có vai trò to lớn trong việc phát triển các hình thức du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái Cồn Đen, Cồn Mờ rừng ngập mặn ven biển Thụy Xuân - Thụy Trƣờng,

rừng ngập mặn ven biển xã Thái Thƣợng - Thái Đô (trong phạm viKhu dự trữ

54 b) Dịch vụ điều tiết

RNM Thái Thụy góp phần cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hòa

khí hậu địa phƣơng và giảm hiệu ứng nhà kính. Theo tính toán của Jim Enright của

tổ chức Yadfon Association (2000), RNM có khả năng tích luỹ CO2 ở mức độ cao,

RNM 15 tuổi giảm đƣợc 90,24 tấn CO2/ha/năm, tác dụng lớn làm giảm hiệu ứng

nhà kính (Cục Bảo vệ môi trƣờng, 2005) [14]. Theo Lê Xuân Tuấn và cộng sự

(2005) hàm lƣợng CO2 trong nƣớc của khu vực RNM (7,38 mg/l) thấp hơn so với

nơi không có RNM (7,63 mg/l) vì tán lá hút CO2 mạnh hơn làm cho hàm lƣợng CO2

nơi có rừng giảm [7].

Nhờ có thảm thực vật, đặc biệt thảm thực vật RNM huyện Thái Thụy có chức năng bảo vệ bờ biển khu vực phía Bắc Việt Nam, hạn chế tác động của gió bão, sóng, thủy triều, xói lở, sóng thần. Mặt khác, ĐNN huyện Thái Thụy tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa, nhờ quần thể thực vật mọc dày ở các bãi triều làm giảm động lực sóng và dòng chảy, góp phần ổn định và mở rộng bãi bồi. Thống kê cho thấy, các dải RNM ven biển sẽ góp phần giảm ít nhất 20-50% thiệt hại do bão, nƣớc biển dâng và sóng thần gây ra. Đặc biệt, hệ thống RNM trồng ven đê còn đóng vai trò là tấm lá chắn xanh, giảm 20-70% năng lƣợng của sóng biển, hệ số suy giảm sóng đạt giá trị lớn nhất khi độ cao của cây đạt đến 3,5 m đảm bảo an toàn cho các con đê biển, giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho việc duy tu, sửa chữa đê biển (Nguyễn Kim Cúc, 2012) [6].

RNM có tác dụng lớn trong phòng hộ đê điều, điều hoà khí hậu ven biển, tạo thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa của các cửa sông đổ ra biển, RNM tạo nên một giá trị lớn về cảnh quan môi trƣờng không chỉ là nơi cƣ trú của các loài chim nƣớc quý nhƣ cò mỏ thìa, bồ nông chân xám, mòng biển mơ ngắn... mà còn là nơi sinh sôi, nuôi dƣỡng các loài sinh vật phù du tạo nguồn thức ăn phong phú cho các loài thủy, hải sản. RNM còn tác dụng cân bằng môi trƣờng nƣớc, tạo nguồn nƣớc sạch phục vụ nuôi trồng thủy, hải sản và bảo tồn hệ sinh thái ngập nƣớc ven biển. Do vậy Chính phủ và Tổ chức Bảo tồn sinh quyển của UNESCO đã đƣa RNM ven

55

biển Thái Thụy vào khu bảo tồn sinh quyển biển Bắc Bộ. Phát huy thế mạnh của RNM, những năm gần đây huyện Thái Thụy đã chú trọng công tác bảo vệ và đầu tƣ trồng mới RNM ven biển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng đất ngập nước ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)