Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng đất ngập nước ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý (Trang 33)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1.Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Địa hình khu vực bãi bồi ven biển huyện Thái Thụy

Khu vực bãi bồi ven biển huyện Thái Thụy đƣợc chia thành 02 kiểu hình nhƣ sau:

a) Bãi triều cao

Đây là khu vực có cây ƣa mặn phát triển, bề mặt địa hình tƣơng đối bằng phẳng, nghiêng thấp dần về phía biển, độ cao thay đổi trung bình từ 0 – 1,5 m. Hoạt động bồi tụ ở đây diễn ra khá mạnh bởi sự phong phú vật liệu lơ lửng đƣợc sông Hồng bổi đắp và chịu ảnh hƣởng của thủy triều trong điều kiện thực vật ngập mặn phát triển. Vật liệu tạo trên bề mặt địa hình chủ yếu là các hạt mịn bao gồm bột sét và sét bột màu nâu, xám lẫn nhiều tàn tích thực vật ƣa mặn. Theo chiều sâu trầm tích lắng đọng thành từng lớp không đều, đánh dấu những giai đoạn phát triển khác nhau của lòng dẫn cửa sông.

b) Bãi triều thấp

Bãi triều thấp có diện tích tƣơng đối lớn, mở rộng dần về hai phía cửa sông. Đây là khu vực có điều kiện tƣơng đối giống bãi triều cao nhƣng còn chịu nhiều ảnh hƣởng của biển, vật liệu cung cấp từ sông ra không lớn bằng nên ít có thực vật ngập mặn phát triển.

c) Bar cửa sông

Các bar cửa sông là các thành tạo rất đặc trƣng cho kiểu cửa sông delta tiến ra biển theo cơ chế lấp đầy. Về mặt hình thái và cấu tạo trầm tích trên mặt, hệ thống các bar cửa sông của khu vực nghiên cứu cũng nhƣ các khu vực xung quanh khá giống nhau. Trên bình đồ, cấu tạo 3 đới: Đới cát ở phía biển chuyển tiếp sang phía lục địa là vật liệu trơn mịn hơn có các loại cỏ phát triển và đới bùn sét chuyển tiếp sang bãi tích tụ sông – triều nhƣ đã trình bày ở trên, rất phát triển các loại thực vật ngập mặn.

26

3.1.1.2. Chế độ hải văn

Huyện Thái Thụy nằm ở hạ lƣu sông Thái Bình và sông Trà Lý. Chế độ dòng chảy của 2 hệ thống sông này cùng với hoạt động của các quá trình biển đã tác động trực tiếp đến chế độ thủy văn và quá trình bồi - lở của vùng chuyển tiếp sông - biển.

a) Chế độ sóng biển

Chế độ sóng biển vùng nghiên cứu thay đổi theo mùa. Vào mùa đông, hƣớng gió chính ở ngoài khơi là Đông Bắc (61%), Đông (15%), còn ở ven bờ là hƣớng Đông (34%), Đông Bắc (13%) và Đông Nam (18%). Vào mùa hè, các hƣớng sóng thịnh hành ngoài khơi là Nam, Tây Nam và Đông với tần suất dao động từ 40 – 75%, trong đó, sóng hƣớng Nam chiếm 37%, còn ở vùng ven bờ, sóng có hƣớng chính là Đông - Nam với tần suất 24%. Độ cao sóng trung bình ngoài khơi là 1,2 – 1,4 m; ở ven bờ là 0,6 – 0,8 m, độ cao sóng cực đại tƣơng ứng là 7,0 – 8,0 mm; các cấp sóng có độ cao lớn thƣờng xuất hiện khi có bão.

b) Chế độ thủy triều

Thái Thụy cũng nhƣ vùng ven biển cửa sông đồng bằng sông Hồng có chế độ chế độ nhật triều khá thuần nhất. Tính nhật triều thuần nhất giảm dần từ Bắc xuống Nam: tại Hòn Dấu triều có chu kỳ trung bình 24 h 45’, thời gian triều dâng và triều rút có sự chênh lệch (triều dâng = 11 h 11 và triều rút = 13 h 43). Biên độ dao động tối đa 3,0 – 3,5 m, trung bình 1,7 ^ 1,9 m và tối thiểu 0,3 – 0,5 m. Mực nƣớc triều lớn nhất nhiều năm có thể hơn 4,0 m và thấp nhất khoảng 0,08 m. Hàng tháng có 5 - 7 ngày có 2 lần nƣớc lớn và 2 lần nƣớc ròng; mỗi kỳ kéo dài từ 11 đến 13 ngày với biên độ dao động ngày đêm từ 1,5 đến 3,0 m và giữa chúng là các kì nƣớc kém; mỗi kỳ kéo dài 2 - 3 ngày với biên độ dao động nhỏ từ 0,5 - 0,8 m. Độ cao triều trung bình 1,86 m; độ cao tuyệt đối từ 0,53 - 3,88 m. Số ngày triều cƣờng từ 3 m trở lên có từ 152 - 176 ngày/năm.

Thủy triều Vịnh Bắc bộ có ảnh hƣởng mạnh đến vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông Hồng mà một trong những tác động đó là sự xâm nhập mặn. Thủy triều truyền vào trong sông dƣới dạng nêm di động, đỉnh nêm mặn có tác dụng nhƣ một đập tràn cho dòng nƣớc ngọt mang theo các hạt phù sa lơ lửng

27

tràn qua, còn các hạt lớn hơn chuyển động trên mặt đáy đƣợc chặn lại gây bồi lắng tạm thời.

c) Chế độ dòng chảy

Khu vực nghiên cứu dòng chảy có hƣớng Tây - Nam (TN) từ tháng IX đến tháng V năm sau và hƣớng Đông - Bắc (ĐB) từ tháng VI đến tháng VIII:

Bảng 3.1. Đặc trƣng dòng chảy ven bờ huyện Thái Thụy

Tháng Hƣớng Tốc độ (hải lý/giờ) Tháng Hƣớng Tốc độ (hải lý/giờ) 1 TN 0,3 - 0,5 7 ĐB 0,4 - 0,6 2 TN 0,3 - 0,5 8 ĐB 0,4 - 0,6 3 TN 0,3 - 0,6 9 TN 0,4 - 0,8 4 TN 0,3 - 0,6 10 TN 0,4 - 0,8 5 TN 0,4 - 0,6 11 TN 0,4 - 0,6 6 ĐB 0,3 - 0,6 12 TN 0,4 - 0,6

Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Thái Bình 3.1.1.3. Chế độ mưa

Huyện Thái Thụy mang tính chất chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, ảnh hƣởng của khí hậu biển đặc trƣng của vùng ven biển đồng bằng sông Hồng. Chế độ mƣa thay đổi rõ theo mùa: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9 khoảng 80% lƣợng mƣa trong năm. Các tháng có lƣợng mƣa lớn nhất là tháng 8 và tháng 9. Lƣợng mƣa trung bình tháng trong năm dao động từ 100 – 120 mm/tháng.

Biến động về lƣợng mƣa trong những năm gần đây thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2. Biến động lƣợng mƣa

Thời gian Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tháng 1 7,0 11,7 105,8 2,5

Tháng 2 37,1 44,4 15,9 1,1

Tháng 3 23,3 30,5 15,7 112,5

28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tháng 5 158,8 134,4 90,0 120,2 Tháng 6 140,4 72,9 24,4 73,1 Tháng 7 266,3 81,8 128,5 264,1 Tháng 8 473,8 271,6 170,1 148,6 Tháng 9 123,8 315,0 436,3 376,6 Tháng 10 75,3 107,6 74,6 59,3 Tháng 11 99,9 8,4 193,0 0,9 Tháng 12 1,0 56,6 20,6 23,8 Trung bình 120 100 107 118

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2013 3.1.1.4. Tài nguyên nước

a) Nguồn nƣớc mặt

Huyện Thái Thụy là một vùng đất tiếp giáp với biển, có hệ thống dòng chảy với 3 sông lớn chảy từ Tây sang Đông đổ ra biển: phía Bắc có sông Hóa dài 34,8 km; sông Diêm Hộ dài 35,9 km chảy giữa trung tâm huyện chia huyện thành 2 miền và phía Nam có sông Trà lý dài 42,2 km; hàng năm tổng lƣợng dòng chảy lên đến

hàng trăm tỷ m3

nƣớc. Khu vực nghiên cứu này có 3 cửa sông lớn chảy ra biển là

cửa Thái Bình (sông Thái Bình), cửa Diêm Hộ (sông Diêm), Cửa Trà Lý (sông

Hồng) các sông này với lƣợng nƣớc mặt lớn và hàng năm bồi tích lƣợng bùn cát hàng chục triệu tấn.

Mùa lũ vào các tháng VII, VIII và thƣờng là lũ lớn, mùa cạn từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Chế độ thủy văn phụ thuộc vào chế độ thủy văn vùng thƣợng và trung lƣu của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, đồng thời lại chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều. Nƣớc biển dâng cao so với mặt nƣớc biển trung bình dao động từ 0,53 m đến 3,88 m thuận lợi cho NTTS ở vùng ven biển.

29 b) Nguồn nƣớc ngầm

Qua khảo sát phần lớn các xã vùng ven biển không có khả năng dùng đƣợc nƣớc ngầm để phục vụ sinh hoạt vì có nồng độ mặn cao (từ 2,5 - 16,3 gam/lít nƣớc). Những vùng khác có thể khai thác nƣớc ngầm dùng cho sinh hoạt, nhƣng thuộc dạng nghèo. Mỗi giếng khoan chỉ có thể khai thác từ 40 - 60 m3/ngày đêm và nằm ở tầng nông trên 20 m. Tuy giá thành khai thác rẻ, song chất lƣợng nƣớc không cao. Trên địa bàn Thái Thụy, phần lớn ở tầng chứa nƣớc từ 20 - 250 m đều mặn nên việc khai thác nƣớc ngầm với quy mô lớn dùng cho sinh hoạt và sản xuất đều không có tính khả thi. Đồng thời phải đề phòng nhiễm mặn từ phía biển một khi nguồn nƣớc ngầm trong nội địa bị khai thác [11].

3.1.1.5. Tài nguyên rừng ngập mặn và đa dạng sinh học

Theo số liệu thống kê năm 2014, diện tích rừng ngập mặn của 5 xã huyện Thái Thụy là 4.064,00 ha. Trong đó, diện tích mặt nƣớc ven biển nuôi trồng thủy sản là 72,85 ha, đất mặt nƣớc ven biển có rừng 2.763,17 ha; đất có mặt nƣớc ven biển có mục đích khác 1.227,98 ha.

30

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí 5 xã ven biển huyện Thái Thụy

31

Bảng 3.3. Diện tích rừng ngập mặn 5 xã ven biển huyện Thái Thụy

STT Loại đất Tổng Đơn vị hành chính (Xã) Thái Độ Thái Thƣợng Thái Thụy Thụy Trƣờng Thụy Xuân Đất có mặt nƣớc

ven biển (quan sát) 4.064,00 1.583,42 665,58 590 798 427

1

Đất mặt nƣớc ven biển nuôi trồng thủy sản 72,85 72,85 2 Đất mặt nƣớc ven biển có rừng 2.763,17 1.056,86 522,16 459 725,15 3 Đất mặt nƣớc ven biển có mục đích khác 1.227,98 526,56 143,42 131 427

Nguồn: Thống kê đất đai huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

a) Hệ thực vật

Hệ thực vật của huyện Thái Thụy khá đa dạng, gồm 469 loài, 327 chi, 111 họ

thụôc thực vật có mạch. Ngành thực vật hạt kín chiếm tỷ lệ lớn nhất trong hệ thực vật, gần 97% số loài, trên 96% số chi và 91% số họ. Ngành hạt trần chiếm

tỷ lệ nhỏ nhất (0,8%), đều là các cây cỏ phổ biến ở Việt Nam. [13]

32

Bảng 3.4. Số lƣợng các loài, chi và họ đã biết ở huyện Thái Thụy

STT Tên ngành Họ Chi Loài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số họ % Số chi % Số loài % 1 Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 7 6,3 8 2,5 12 2,6 2 Hạt trần 2 2,7 3 0,9 4 0,8 3 Hạt kín 102 91 316 96,6 453 96,6 Lớp hai lá mầm 82 73 240 73,3 337 71,8 Lớp một lá mầm 20 18 76 23,3 116 24,8 Tổng 111 100 327 100 469 100

Nguồn: Vũ Trung Tạng (2005), Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Bắc Bộ cho phát triển bền vững

Đối với hệ thực vật ngập mặn ven có 191 loài thuộc 146 chi của 59 họ thực vật có mạch. Lớp hai lá mầm đa dạng nhất với 138 loài (chiếm 72,1% tổng số loài) thuộc 112 chi của 47 họ. Trong đó, dạng thân gỗ chiếm 10,5%; thân bụi và dây leo - 21,1%; thân cỏ với dạng đứng, bò hay thân ngầm chiếm ƣu thế, tới 61,1%; cây ký sinh, bán ký sinh hay phụ sinh rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,5%.[13]

Bảng 3.5. Số lƣợng loài thực vật tìm thấy trong thảm thực vật RNM ven biển thuộc huyện Thái Thụy

STT Taxon Họ Chi Loài Số họ (%) Số chi (%) Số loài (%) 1 Pteridophyta - (Dƣơng xỉ) 5 8,6 6 4,1 8 4,2 2 Angiospermae- (Hạt kín) 54 91,4 140 95,9 183 95,8 Tổng 59 100 146 100 100 100

Nguồn: Vũ Trung Tạng (2005), Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Bắc Bộ cho phát triển bền vững

33 b) Đa dạng thủy sinh vật

Đã thống kê, bổ sung đƣợc 492 loài động, thực vật thuỷ sinh thuộc 291 giống, 165 họ thuộc các nhóm từ thực vật nổi đến cá. Trong thành phần loài kể trên, động vật không xƣơng sống đáy (ĐVĐ) có số loài cao nhất - 183 loài, chiếm 37,2%, sau đến thực vật nổi (TVN) -112 loài, chiếm 22,8 %; cá có 133 loài, chiếm 27,0; động vật nổi (ĐVN) có 60 loài, chiếm 12,2%, còn rong, cỏ biển chỉ có 4 loài - 0,8%.

Riêng về cá, trong vùng đã gặp 133 loài cá, 85 giống, 45 họ của 13 bộ (Vũ Trung Tạng, 1994, 1998, 2004). Bộ lớn nhất là bộ cá Vƣợc, chiếm trên 50% số họ và trên 55% số loài, sau là bộ Trích và cá Bơn. Nếu tính số loài trên các đơn vị phân loại lớn thì mỗi bộ có 10,2 loài, mỗi họ 2,95 loài, còn mỗi giống chỉ có 1,56 loài. Nhƣ vậy, số giống rất đa dạng, 20 họ chỉ có 1 giống và 7 giống chỉ có 3-5 loài.[13]

Bảng 3.6. Số loài thuỷ sinh vật đã biết và số loài kinh tế ở 05 xã ven biển

STT Nhóm loài Tổng số Những loài có giá trị kinh tế Số họ Số giống Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) 1 Thực vật nổi 20 42 112 22,8 2 Rong cỏ biển 4 4 4 0,8 1 25 3 Động vật nổi 32 40 60 12,2 4 Động vật không xƣơng sống đáy 64 120 183 37,2 130 64,8 5 Cá 45 85 133 27 52 46,4 Tổng 165 291 492 100 183 39,9

Nguồn: Vũ Trung Tạng (2005), Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Bắc Bộ cho phát triển bền vững

34

c) Các nhóm động vật có xƣơng sống trên cạn

Động vật trên cạn nhƣ Lƣỡng cƣ, Bò sát và thú thƣờng kém đa dạng về loài. Tuy nhiên, loài chim rất phong với 108 loài, 34 họ, 14 bộ, trong đó nhiều loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn trong nƣớc và quôc tế nhƣ Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis), Choắt lớn mỏ vàng (Tringa guttifer), Choắt mỏ thìa (Eurynohynchus pygmaeus), Mòng bể mỏ ngắn (Larus saudersi), Cò trắng Trung quốc (Egretta eulophotes), Cò mỏ thìa (Platalea minor),... [13]

3.1.1.6. Đánh giá chung vê điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

a) Thuận lợi

- Có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế đa dạng.

- Đất đai đƣợc bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình màu mỡ phì nhiêu, trên nền địa hình khá bằng phẳng.

- Nguồn nƣớc ngọt dồi dào phân bố tƣơng đối đều trên các sông Diêm Hộ, sông Hoá, sông Trà Lý và các ao hồ trong huyện.

- Biển cả rộng lớn với nguồn hải sản phong phú cả ngoài khơi và ven biển đất liền, có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy lợi thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Với 27 km bờ biển thuận lợi cho phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản, vận tải đƣờng biển và có nguồn lợi thủy, hải sản phong phú, đa dạng, có RNM trải dài với chiều rộng từ 0,2 - 5 km bảo vệ và cân bằng hệ sinh thái ven biển, điều hoà khí hậu, chắn sóng, chắn gió, bảo vệ hệ thống đê điều và tạo hệ sinh thái phong phú của vùng ngập mặn. Tài nguyên ven biển huyện Thái Thụy có tầm quan trọng rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

b) Khó khăn

- Sự phân hóa của khí hậu thời tiết, chế đột hủy văn theo mùa đã ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong huyện.

- Mùa hè, lƣợng mƣa lớn, nƣớc từ thƣợng nguồn đổ về làm mực nƣớc các sông lên cao không chỉ gây úng lụt, mà còn gây xói lở cục bộ diện tích đất canh tác ngoài đê. Vào mùa này còn bị ảnh hƣởng của dông, bão ít nhiều đã gây thiệt hại cho

35

đời sống, sản xuất, đe doạ hệ thống đê điều. Về mùa đông nhiệt độ thấp không thích hợp với các loại thủy sản vì thế trong thời gian này ngƣời dân thƣờng cải tạo đầm nuôi.

3.1.1.7. Hiện trạng môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường

Để đánh giá hiện trạng môi trƣờng của các xã ven biển huyện Thái Thụy, tác giả luận văn đã liên hệ với Chi cục bảo vệ môi trƣờng tỉnh Thái Thụy và phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện Thái Thụy để thu thập các tài liệu liên quan đến chất lƣợng môi trƣờng khu vực nghiên cứu. Đồng thời để đánh giá chất lƣợng môi trƣờng khu vực dự án tác giả luận văn đã tiến hành lấy 05 mẫu nƣớc biển ven bờ các xã (01 xã/mẫu) để đánh giá.

Bảng 3.7. Kết quả phân tích các mẫu nƣớc biển ven bờ huyện Thái Thụy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 10:2008/ BTNMT* Thụy Trƣờng Thụy Hải Thụy Xuân Thái Thƣợng Thái Đô 1 Nhiệt độ 0 C 25 26 25 26 25 30 2 TSS mg/l 40 35 37 41 39 50 3 DO mg/l 5 6 5,5 5,7 5,6 >=5 4 COD mg/l 3,1 3,2 3,1 3,2 3,3 3 5 Amoni mg/l 0,02 0,03 0,01 0,03 0,02 0,1 6 Fe mg/l 0,2 0,3 0,3 0,2 0,3 0,1 7 Cu mg/l 0,03 0,04 0,03 0,03 0,04 0,03

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng đất ngập nước ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý (Trang 33)