Điều kiện tự nhiên khu vực huyệnThái Thụy, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng đất ngập nước ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý (Trang 26)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực huyệnThái Thụy, tỉnh Thái Bình

1.3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thái Thụy nằm phía Đông Bắc của tỉnh Thái Bình, có toạ độ địa lý từ

20026’40’’ - 20038’26’’ vĩ độ Bắc và 106025’41’’ - 106039’27’’ kinh độ Đông. Có vị trí

địa lý nhƣ sau:

- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng và ranh giới chia tách bởi sông Hoá, đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình;

- Phía Nam giáp huyện Kiến Xƣơng và Tiền Hải tỉnh Thái Bình đƣợc chia tách ranh giới bởi sông Trà Lý, đổ ra biển theo cửa sông Trà Lý;

- Phía Đông giáp biển Đông;

- Phía Tây giáp huyện Đông Hƣng và Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.

Trung tâm huyện là thị trấn Diêm Điền cách Hà Nội 140 km, cách thành phố Hải Phòng 30 km theo đƣờng bộ và cách Hạ Long 60 km theo đƣờng biển; có cảng biển Diêm Điền mở ra biển đông, hƣớng về miền Nam Trung Quốc (cách 400 km) và các nƣớc Đông Nam Á (1.000 km). Huyện có 27 km chiều dài bờ biển nằm ở phía Đông của huyện, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

1.3.1.2. Khí hậu

a) Chế độ nhiệt - ẩm

Khí hậu dải ven biển Thái Thụy mang tính chất chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, ảnh hƣởng của khí hậu biển đặc trƣng của vùng ven biển đồng bằng sông Hồng. Có thể chia khí hậu Thái Thụy thành 2 mùa rõ rệt mùa nóng kéo dài từ 5 đến 6 tháng, từ tháng V đến tháng IX hoặc tháng X, nhiệt độ dao động từ 24,83 đến

29,200C; mùa lạnh kéo dài 3 tháng (XII, I, II), nhiệt độ dao động trong khoảng

16,97- 18,040C, tháng I có nhiệt độ không khí lạnh nhất và đạt trung bình tháng là

16,970C.

b) Chế độ gió

Chế độ gió theo mùa rõ rệt, mùa đông chịu sự chi phối của gió mùa Đông- Bắc với các hƣớng gió thịnh hành là Bắc, Đông- Bắc; mùa hè chịu ảnh hƣởng của

19

gió mùa Tây - Nam và gió biển từ vịnh Bắc Bộ thổi vào có các hƣớng chính là Nam và Đông - Nam. Trong các tháng chuyển tiếp (tháng IV và tháng IX) hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Đông, nhƣng không mạnh bằng các hƣớng gió chính. Tốc độ gió trung bình tháng dao động từ 4,4 - 6,0 m/s tháng có gió mạnh là tháng VI, VII và VIII; tháng có nhiều gió là tháng V, VI và VII.

1.3.1.3. Tài nguyên đất đai

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2014, huyện Thái Thụy có tổng diện tích đất tự nhiên là 26.584,19 ha trong đó đất nông nghiệp 18.551,85 ha chiếm 69,78%; đất phi nông nghiệp 7.923,88 ha chiếm 29,81% và đất chƣa sử dụng 108,46 ha chiếm 0,41%. Đất Thái Thụy có nguốn gốc mẫu thổ từ miền núi Đông Bắc và đƣợc hình thành chủ yếu do phù sa của hệ thống sông Thái Bình và một phần từ sông Hồng qua chi lƣu Trà Lý. Theo nguồn gốc phát sinh, trên địa bàn Thái Thụy đất gồm 4 nhóm và 12 loại chính:

a) Nhóm đất cát (c)

Bao gồm đất cát biển cũ và mới nằm ở địa hình cao trong và ngoài đê, có

lƣợng hạt thô lớn, dung tích hấp thu thấp, độ keo liên kết kém, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng tổng số và dễ tiêu đều nghèo, sâu dƣới tầng cát dày 2 - 3 m mới thấy

trầm tích biển (lớp vỏ sò, lớp cát thuần xen lẫn phế tích và các loại cây sú vẹt ...).

b) Nhóm đất mặn (M)

Đây là loại đất phân bố tập trung chủ yếu ở các xã phía Đông của huyện. Đặc điểm chung của nhóm đất này là có màu nâu tƣơi của phù sa do nhiễm mặn nên có ánh sắc tím. Ở lớp đất mặt pH(kcl) từ 4,5- 5,5 các lớp sâu pH(tcl) >6 và thƣờng ở mức 7 - 9. Nồng độ Ca++ trao đổi từ 3 - 8 lđl/100g, Mg++ trao đổi 3 -10 lđl/100g. Tỷ số Ca/Mg thƣờng nhỏ hơn 1 -1,5. Số muối hoà tan ở mức trung bình từ 0,1 - 0,7%. Chất hữu cơ tổng số ở mức từ trung bình đến khá (1 - 3%), đạm trung bình (0,1 - 0,16%), lân và kali tổng số cao (1,7 - 2,3%).

c) Nhóm đất phù sa (p)

Phân bố ở các xã ven sông Diêm Hộ, sông Hoá, sông Trà Lý... do hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

20

Đất phù sa hệ thống sông Hồng (Ph) thƣờng có màu nâu tƣơi, đất tơi xốp, thành phần cơ giới phần lớn là thịt nhẹ đến trung bình. Đất ít chua hơn đất phù sa hệ thống sông Thái Bình, các yếu tố thƣờng từ trung bình đến tốt.

Đất phù sa hệ thống sông Thái Bình (Pt) đa số có màu nâu nhạt hoặc hơi xám, thành phần cơ giới thƣờng trung bình đến thịt nặng. Đất thƣờng chua nhiều hơn phù sa hệ thống sông Hồng, lân và kali nghèo, các yếu tố dinh dƣỡng khác từ nghèo đến trung bình.

d) Nhóm đất phèn mặn (SM)

Đƣợc phân bố chủ yếu ở các xã phía Đông và Tây của huyện, nhóm đất này có độ pH(kcl) từ 3,5 - 4,5, Fe+ + và Al + + + di động cao.

Nhìn chung, đất huyện Thái Thụy đa phần là đất phù sa màu mỡ, phân bố trên địa hình khá bằng phẳng. Tuy nhiên, đây là vùng đất phù sa trẻ, mực nƣớc ngầm nông, đất đai bị nhiễm mặn ở vùng ven biển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng đất ngập nước ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)