Thủ pháp lắp ghép cốt truyện lối trần thuật đa trị

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm người đi vắng của nguyễn bình phương (Trang 53)

8. Bố cục của khóa luận

3.3.2 Thủ pháp lắp ghép cốt truyện lối trần thuật đa trị

Lối trần thuật đa trị nhằm làm nổi rõ một hiện thực phân rã, phi trật tự, phi trung tâm.

Theo Lyotard (đƣợc xem là ngƣời khởi đầu chủ nghĩa hậu hiện đại Pháp), trong thế kỉ tƣơng lai (thế kỉ XXI) không có gì đƣợc gọi là sách nữa mà chỉ có một “mớ chữ”. Điều này cũng thể hiện rõ quan niệm hậu hiện đại của ông, đó là không còn tồn tại văn bản lớn (tức là những gì đƣợc viết có đầu đuôi, có hệ thống) nữa mà chỉ có những vi văn bản, tức là những mảng ý nghĩ, mảng đối thoại, những câu nói, những câu đang nghĩ. Tác phẩm trở thành một hypertext (một thứ văn bản cho phép ngƣời đọc toàn quyền nhảy từ điểm này đến điểm khác hết sức tự do).

Quan niệm tiểu thuyết là những vi văn bản, tiểu thuyết nhƣ một trò chơi thể hiện rõ nhất ở nghệ thuật trần thuật hỗn độn, lắp ghép phi logic. Chối bỏ đại tự sự, hậu hiện đại khƣớc từ vai trò toàn tri của ngƣời kể chuyện ngôi ba. Trong nhiều tiểu thuyết, nhân vật bị tẩy trắng, giọng văn trắng, không gian nhòe mờ, thời gian đảo lộn, phi thực.

49

Nghệ thuật hậu hiện đại cũng là tập hợp những mảnh vỡ, cũng là sự ghép mảnh nhƣng không có tâm điểm nhƣ tác phẩm hiện đại mà mang tính đa tâm điểm, phi trung tâm hóa. Trong Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh), yếu tố hậu hiện đại thể hiện qua cách kể chuyện ghép nối những mảnh vỡ tâm trạng - sự kiện, quá khứ - hiện tại nhòe mờ. Cuốn tiểu thuyết kết hợp các ngôi trần thuật một cách linh hoạt với ngƣời kể chuyện thuộc dạng đa thức, một chiến thuật kể chuyện do nhiều ngƣời kể (có 5 ngƣời kể chuyện xƣng từ ngôi thứ nhất). Giữa lời kể của các nhân vật đan xen lời của ngƣời dẫn chuyện. Càng về cuối truyện sự hòa lẫn giữa lời ngƣời dẫn chuyện (tác giả ẩn tàng), lời nhân vật “tôi” (thằng bé), lời nhân vật “tao” (ngƣời sống trong bóng tối) càng đậm đặc. Chƣơng cuối, “loạn ngôn”, là sự lắp ghép bất chợt, phi logic, đan xen lời của tất cả các nhân vật có tham gia kể chuyện. Đây là chƣơng có mặt các vai kể trong cuốn tiểu thuyết: ngƣời kể chuyện - nhân vật chính, ngƣời kể chuyện toàn tri, ngƣời kể chuyện - tác giả hiển thị, ngƣời kể chuyện - nhân vật phụ với các điểm nhìn liên tục đƣợc dịch chuyển. Bức tranh cuộc sống loang lổ đen - trắng, tối - sáng ở làng Thổ Ô; môtip “tội ác và trừng phạt” có tính chất truyền thống đƣợc nhà văn thể hiện khá mới mẻ qua cách kể chuyện đặc biệt này.

Tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phƣơng là một minh chứng điển hình cho lối trần thuật này. Người đi vắng luôn có nhiều tuyến chạy ngƣợc - xuôi theo lối kết cấu song hành xoắn vặn, nhiều tuyến chuyện, nhiều nhân vật bị cố ý “bỏ rơi”.

Nhìn vào cấu trúc Người đi vắng, có thể thấy một số đặc điểm về hình thức của tiểu thuyết đƣơng đại hiện nay nhƣ sau:

Thứ nhất, có xu hƣớng mờ nhạt về tính “chuyện”, cốt truyện, có sự “phân rã” cốt truyện, hay còn gọi là “cốt truyện phân mảnh”: cốt truyện trở nên lỏng lẻo, cấu trúc là sự lắp ghép rời rạc, lộn xộn… Cốt truyện phân mảnh là kiểu cốt truyện đƣợc tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập

50

tồn tại bên cạnh nhau. Ở đây, cốt truyện đã bị tháo rời thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực, tạo nên sự đứt gãy, quanh co phức tạp trong cấu trúc tiểu thuyết. Cái gọi là “nội dung câu chuyện” không còn rõ ràng, lớp lang theo trình tự thời gian mà trở nên khó nắm bắt. Nói cách khác, đó là lối kết cấu đa tầng, đa tuyến, song hành, xoắn vặn, sắp đặt, lắp ghép… Những câu chuyện lớn, những sự việc lớn - hiện thực lớn - có “tính sử thi” (lịch sử cuộc nổi dậy của Đội Cấn), đƣợc lồng ghép vào những câu chuyện nhỏ kiểu “mảnh vỡ”, “phân mảnh” (chuyện xây nhà, chuyện ngoại tình, những câu chuyện của những hồn ma), nhƣng đƣợc khai thác triệt để, nhấn sâu vào cảm giác hiện sinh, tô đậm chiều sâu vô thức, những “vùng mờ” trong thế giới tâm linh con ngƣời.

Thứ hai là sự đề cao tính chất “trò chơi” của tiểu thuyết: chơi ngôn từ, chơi kết cấu, chơi nhân vật, chơi lịch sử... với những sắp đặt, dán ghép, nhảy cóc, dòng ý thức, xen cài lồng ghép… “Cuộc chơi kết cấu” này đã dẫn đến sự pha trộn giữa các thể loại: có lúc nhƣ kịch, có lúc nhƣ “thơ không vần”, có lúc nhƣ kịch bản điện ảnh, thậm chí có lúc nhƣ một phóng sự báo chí.

Thứ ba, Người đi vắng thể hiện những biến hình so với truyền thống của hình tƣợng nhân vật nhƣ: phi trung tâm, không có nhân vật lí tƣởng, phi tính cách, nhân vật có khi chỉ nhƣ một cái bóng mờ ảo, có khi chỉ là linh hồn của một bụi cậm cam, một cây chuối... Rồi những kiểu nhân vật dị biệt, kì ảo (hình tƣợng ông thiến lợn ám ảnh suốt từ đầu đến cuối tác phẩm), điên loạn (Cƣơng hóa điên nhƣ một sự trả giá cho cuộc tình vụng trộm)…với những biến tƣớng đa dạng.

Điểm nhìn nghệ thuật và sự khai thác đời sống trở nên rất phức tạp. Cái gọi là “hiện thực đời sống” là sự hỗn loạn của thế giới đầy phi lý, không thể cắt nghĩa. Với kiểu nhân vật dị thƣờng nhƣ vậy đã kéo theo ngôn ngữ tiểu

51

thuyết có xu hƣớng làm nhòa ranh giới giữa tính tinh tuyển và tính thông tục, bên những thanh âm trong trẻo còn có cả những “tạp âm”. Ở Nguyễn Bình Phƣơng, những từ thông tục, từ tục tằn có xu hƣớng tăng lên và công nhiên. Rồi lối viết phóng túng của nhà văn với những câu văn không chấm phẩy, phá cách, rồi bao sự vênh lệch, trật khớp trong đối thoại, cả những ý nghĩ miên man, chắp nối vụn vặt, nhảy cóc của nhân vật… tạo nên một mê lộ ngôn từ, nhấn chìm nhân vật trong những dòng chảy cuồng nộ…

Phải chăng việc phá vỡ khuynh hƣớng tuyến tính, đề cao tính bất định, đứt đoạn, phân mảnh trong việc xây dựng cốt truyện là một trong những biểu hiện của chất hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Với kiểu cốt truyện phân mảnh, phải chăng nhà văn muốn thể hiện một quan niệm mới về hiện thực: đó là một hiện thực không toàn vẹn, một hiện thực rời rạc, đổ vỡ, rạn nứt, một cuộc sống đang tan rã dần dần, một cuộc sống không dễ tìm mối tƣơng giao, liên kết, không có một mẫu hình thế giới lý tƣởng và trƣờng cửu để hƣớng đến mà có vô số mẫu hình thế giới để lựa chọn, không có một hiện thực cố định để tiếp cận mà có vô số hiện thực bất định để ứng phó. Thế giới là tập hợp của những mảnh vụn hiện thực - mỗi mảnh vụn nằm ở một chỗ riêng của nó - mỗi mảnh vụn tự nó là một tâm điểm, nó có giá trị tự thân của nó.

Chính vì thế, con ngƣời bộc lộ khả năng hữu hạn của mình trong việc nhận thức thế giới: thế giới này quả là rộng lớn, con ngƣời không có khả năng bao quát đƣợc cả thế giới mà chỉ có thể nhận thức đƣợc từng mảnh vỡ của nó mà thôi.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm người đi vắng của nguyễn bình phương (Trang 53)