8. Bố cục của khóa luận
1.2 Hành trình sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng
Nguyễn Bình Phƣơng sinh năm 1965, từng học trƣờng THPT Lƣơng Ngọc Quyến, Thái Nguyên, đi bộ đội từ 1985 đến 1989, tốt nghiệp Trƣờng Viết văn Nguyễn Du khoá 4 năm 1991. Ông từng công tác tại Đoàn Kịch Quân đội và Nhà xuất bản Quân đội, hiện là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Ông sinh ra tại một làng quê ở Thái Nguyên. Không khí nông thôn trong tiểu thuyết của ông dƣờng nhƣ mang dáng dấp của nơi ông sinh ra và lớn lên. Đó là những ngƣời nông dân, ngôi làng, dòng sông và những huyền thoại mà bất cứ vùng quê nào cũng có. Chúng trở thành chất liệu để Nguyễn bình Phƣơng thể hiện ý tƣởng trong tác phẩm của mình.
22
Con ngƣời Nguyễn Bình Phƣơnglà tính cách đa dạng, không theo một chiều, mà yêu ghét đúng với bản chất con ngƣời nông thôn.
Nguyễn Bình Phƣơng bắt đầu viết văn từ năm 1986. Ông đã trải qua những năm tháng rèn luyện trong quân đội nên có một vốn sống rất phong phú. Là nhà văn quân đội, Nguyễn Bình Phƣơng vẫn không ngừng sáng tác, ông còn là một nhà thơ nổi tiếng trong nền thi ca đƣơng đại Việt Nam.
Nguyễn Bình Phƣơng là cây bút tiêu biểu cho văn chƣơng Việt Nam đƣơng đại. Ông nổi lên nhƣ một hiện tƣợng phức tạp trong nền văn học Việt Nam đƣơng đại.
Khi nhận xét về con ngƣời ông, có lẽ đúng nhƣ lời nhận xét: “Nguyễn Bình Phương - sống bình thường, viết không bình thường”.
Chuyện một số nhà văn chạy sang vƣờn thơ, hay ngƣợc lại, không lạ. Nhƣng gặt hái tốt trên cả hai mảnh vƣờn nhƣ trƣờng hợp Nguyễn Bình Phƣơng lại là “của hiếm”. Nguyễn Bình Phƣơng từng lý giải: “Chuyện bình thường ấy mà. Tiện cái gì thì tôi viết cái đó thôi. Thơ hay văn xuôi cũng chỉ là sáng tạo nghệ thuật”.
Theo nhƣ lời lí giải ấy thì Nguyễn Bình Phƣơng đến với văn chƣơng cũng lại chẳng qua vì… tiện. Cha mẹ đặt cho anh cái tên không dính văn chƣơng - Nguyễn Văn Bình: “Bút danh là tôi lấy bừa, ngẫu hứng lắm”. Cứ dăm ba cái “tiện” mà thành một Nguyễn Bình Phương lạ lẫm và độc đáo trên văn đàn.
Thế giới thơ văn của Nguyễn Bình Phƣơng là một thế giới mộng mị, hƣ ảo, ma quái, phiêu diêu, là một cõi nào đó tồn tại song song với cõi sống bình thƣờng. Trong ấy có những ngƣời ngủ, những ngƣời mơ, những ngƣời điên, những sắc màu ma mị, những chạng vạng và bóng tối, những không gian hoang vu vắng lặng nhƣ rừng, sông, cánh đồng, những trăng, những sƣơng, những mây, những khói, những hành động lạ lùng. Cái thế giới này khiến
23
ngƣời ta sờ sợ nhƣng lại đầy hấp dẫn, và khi bƣớc vào, để cảm và hiểu nó ngƣời ta phải buông bỏ đi ít nhiều phần lí trí tỉnh táo, khơi dậy phần trực giác, tƣởng tƣợng, tâm linh.
Tác phẩm đã xuất bản của ông gồm có:
Khách của trần gian (trƣờng ca, 1986)
Vào cõi (tiểu thuyết, 1991)
Lam chướng (thơ, 1992)
Những đứa trẻ chết già (tiểu thuyết, 1994)
Xa thân (tập thơ, 1997)
Người đi vắng (tiểu thuyết, 1999)
Trí nhớ suy tàn (tiểu thuyết, 2001)
Thoạt kỳ thuỷ (tiểu thuyết, 2004)
Từ chết sang trời biếc (tập thơ)
Thơ Nguyễn Bình Phương (tuyển thơ, 2004)
Bả giời (tiểu thuyết, 2004)
Ngồi (tiểu thuyết, 2006).
Trong số những tác phẩm kể trên, Người đi vắng đƣợc xem là thành tựu nghệ thuật to lớn, đánh dấu sự trƣởng thành trong phong cách của nhà văn.
Bằng những cống hiến của mình, Nguyễn Bình Phƣơng đã đem đến những cách tân nghệ thuật độc đáo cho nền văn học đƣơng đại Việt Nam. Nguyễn Bình Phƣơng đã tự tạo ra cho riêng mình một “vùng ngự trị” rộng lớn trong nền Văn chƣơng Việt Nam đƣơng đại.
24
CHƢƠNG 2
ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TÁC PHẨM NGƯỜI ĐI VẮNG
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG
Điểm nhìn là một phạm trù quan trọng trong thi pháp học hiện đại. Điểm nhìn là vị trí ngƣời kể hay nhà văn lựa chọn để quan sát, thâu tóm hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm, nó cũng là cơ sở để phân biệt ngƣời kể chuyện và tác giả. Ngƣời kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả song tác giả không phải là trung tâm của truyện và không có vai trò đáng kể trọng việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và ngƣời kể chuyện trở thành hai phƣơng diện không thể tách rời.Tác phẩm tự sự bao giờ cũng đƣợc kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một ngƣời kể chuyện nào đó. Nhƣ vậy, tìm hiểu về điểm nhìn trong tác phẩm tự sự đóng một vai trò quan trọng, Pospelov khẳng định: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác, điểm nhìn trần thuật với những gì anh ta miêu tả”.
Đồng thời, điểm nhìn cũng chỉ ra: “Những cách thức mà câu chuyện kể đến, một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu” [9; 147].
Tác phẩm văn học là sản phẩm của quá trình sáng tạo của nhà văn. Bởi vậy, lựa chọn kiểu nhìn nào, xuất phát từ điểm nhìn nào để ngƣời kể chuyện kể lại chuyện chính là do cách tổ chức truyện có dụng ý của nhà văn. Dù nhà văn kể với ai, tƣ cách là ngƣời kể chuyện hàm ẩn hay trao quyền cho nhân vật, dù từ điểm nhìn nhân vật hay điểm nhìn của chính bản thân, mọi cách nhìn, xuất phát từ mọi điểm nhìn đều thể hiện đƣợc quan niệm, tƣ tƣởng, thái độ của chủ thể sáng tạo.
25
Trong nghệ thuật trần thuật, có những tác phẩm chỉ có một kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối, có tác phẩm phối ghép nhiều kiểu điểm nhìn hoặc luân phiên trƣợt điểm nhìn tạo ra sự đa dạng trong điểm nhìn. Với sự thay đổi điểm nhìn tác phẩm đã tạo nên những ô cửa sổ khác nhau nhìn vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, đem đến sự đa thanh phức điệu.
Tìm hiểu về nghệ thuật trần thuật trong Người đi vắng của Nguyễn Bình Phƣơng, chúng tôi nhận thấy sự hấp dẫn trong nghệ thuật trần thuật của tác phẩm nằm ở những thể nghiệm, cách tân táo bạo trong việc lựa chọn hai ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba cùng với sự dịch chuyển điểm nhìn giúp tác phẩm hấp dẫn, độc đáo hơn.
Trong phạm vi chƣơng 2, chúng tôi tiến hành tìm hiểu điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm Người đi vắng của Nguyễn Bình Phƣơng ở hai phƣơng diện: điểm nhìn gắn với ngôi kể và sự dịch chuyển điểm nhìn