8. Bố cục của khóa luận
3.3.1 Thủ pháp trần thuật phi tuyến tính
Thủ pháp trần thuật phi tuyến tính đã không còn là thủ pháp mới mẻ trong văn xuôi đƣơng đại. Nhƣng để đạt đƣợc sự điển hình hóa trong lối trần thuật này thì Nguyễn Bình Phƣơng xứng đáng là một cây bút tiêu biểu.
Rất nhiều tác phẩm của ông, trong đó có Người đi vắng đƣợc kể theo lối trần thuật phi tuyến tính. Đó là lối kể chuyện không theo một trình tự thời gian, không gian nào. Câu chuyện gồm nhiều mạch truyện nhỏ sắp xếp đan cài vào nhau, quá khứ xen lẫn thực tại, chuyện về ngƣời xen lẫn chuyện về hồn ma, cây cỏ… không có sự phân chia rạch ròi giữa quá khứ và thực tại.
Thời gian có sự xoắn vặn, chồng chéo, đan cài vào nhau khó phân biệt đƣợc đâu là hiện tại, đâu là quá khứ.
Câu chuyện có khi đang kể về gia đình Thắng, rồi bỗng nhiên lại quay trở về quá khứ nhiều năm trƣớc để kể về lịch sử cuộc nổi dậy của Đội Cấn. Có khi đang là chuyện xây nhà, chuyện ngoại tình…rồi đột nhiên nối tiếp vào nó lại là sự ám ảnh day dứt bởi cái chết của một ngƣời kính đối phƣơng do Đội Cấn gây ra trong kháng chiến chống Mỹ, hay những mảnh chuyện nhỏ,
48
những lời lảm nhảm của những hồn ma vất vƣởng cất lên một cách tự phát trong câu chuyện.
Sự xáo trộn trật tự trần thuật một cách liên tục không có sự báo trƣớc đã tạo ra tính chất đa thanh, phức tạp cho câu chuyện. Nhƣ vậy, rõ ràng mạch văn trần thuật trong tác phẩm là rất mới mà bản thân ngƣời đọc nếu không đủ kiên nhẫn sẽ rất dễ bị đánh bật ra khỏi sự phức tạp của nó. Nói cách khác,
Người đi vắng không dành cho những độc giả “dễ tính, hời hợt”.
Nhƣ vậy, chính sự phức tạp trong lối trần thuật phi tuyến tính ấy đã tạo ra cho tác phẩm sự đa thanh, phức điệu, tạo ra tính chất phức tạp cho câu chuyện, đó cũng chính là sự phức tạp trong khi con ngƣời đi tìm hiểu lí giải về cuộc sống mà Nguyễn Bình Phƣơng muốn gửi gắm.