Sự dịch chuyển điểm nhìn không gian, thời gian

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm người đi vắng của nguyễn bình phương (Trang 38)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.2Sự dịch chuyển điểm nhìn không gian, thời gian

Người đi vắng có sự dịch chuyển điểm nhìn về cả không gian và thời gian. Sự dịch chuyển này diễn ra một cách liên tục trong tác phẩm.

Không gian trong tác phẩm là không gian thành phố Thái Nguyên. Nhƣng không gian ấy có sự dịch chuyển gắn bó mật thiết với thời gian, chịu sự quy định bởi thời gian.

Thành phố Thái Nguyên chính là không gian bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Tuy nhiên, không gian ấy lại có sự dịch chuyển linh hoạt theo thời gian: từ thời gian lịch sử (quá khứ) - gắn với không gian cuộc nổi dậy của Đội Cấn ở Thái Nguyên, đến thời gian sinh hoạt (thực tại) - gắn với không gian sinh hoạt của những con ngƣời trong gia đình Thắng và những linh hồn đang vất vƣởng trong thành phố Thái Nguyên nhỏ bé.

Ngƣời đi vắng đƣợc mở đầu bằng không gian của những cơn mƣa mùa hạ: “Mưa xuân ắt phải khác mưa rào(…). Nhưng đây là mùa hạ, dù thích hay không mưa rào vẫn có mặt ồn ã hào phóng chẳng khác gì một gã trai đẹp mã nhưng hơi ngu độn nông cạn.(…)

Chiều nay mưa chưa đến nhưng ngửi trong không khí thấy rằng nó sẽ đến. Những ngọn bạch đàn run run hiện thành bầy ngựa trắng hồi hộp chờ

34

đợi phút bắt đầu cho cuộc chạy đua với những đám mây nặng nề khật khưỡng…” [8; 6].

Nhƣng không gian ấy có sự dịch chuyển từ không gian hiện thực sang không gian tâm linh huyền ảo, huyễn hoặc: “Cục đất phập phồng theo nhịp thở của Kỷ, nhịp thở hồi hộp giữa đêm khuya thanh vắng rờn rợn(…). Không hiểu sao Kỷ lại chống hai tay, áp tai xuống nền đất và rùng mình khi nhận ra nó đang cựa quậy. Một cái gì đó cuộn lên dưới lòng đất…” [8; 78].

Đó còn là sự dịch chuyển từ không gian trận đánh, không gian cuộc nổi dậy của nhiều năm trƣớc đến không gian của cuộc sống sinh hoạt thực tại, của những con ngƣời trong thành phố nhỏ Thái Nguyên đầy ma quái, u ám.

Sự dịch chuyển không gian ở đây gắn liền, không tách rời với sự dịch chuyển thời gian. Thời gian quá khứ cứ xuất hiện chồng chéo, đan cài xen lẫn với thời gian hiện tại. Những ngƣời đang sống luôn bị ám ảnh bởi những ngƣời đã chết, hiện tại luôn bị ám ảnh bởi quá khứ, tạo nên một thế giới thực- ảo lẫn lộn, luôn nhìn thấy những hồn ma vất vƣởng quanh cuộc sống của con ngƣời.

Chính những điểm độc đáo ấy đã tạo ra cho tác phẩm của ông một thế giới kì dị, bí hiểm. Nhà văn đã khéo léo trong việc dịch chuyển điểm nhìn để tạo nên cái nhìn mới mẻ, đa chiều, hấp dẫn trong tác phẩm. Đây cũng chính là những cách tân độc đáo và táo bạo mà Nguyễn Bình Phƣơng đã tạo ra cho tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam.

35

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG THỨC VÀ KĨ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG NGƯỜI ĐI VẮNG CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG 3.1 Ngôn ngữ trần thuật

Từ sau 1986, sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật, sự mở rộng phạm trù thẩm mĩ trong văn học khiến truyện ngắn không những đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung mà còn có nhiều thể nghiệm, cách tân về thi pháp. Mỗi nhà văn đều lí giải cuộc sống từ một góc nhìn riêng, với những cách xử lí ngôn ngữ riêng. Hệ quả tất yếu là truyện ngắn Việt đƣơng đại đã gặt hái đƣợc nhiều thành công trên nhiều phƣơng diện, trong đó không thể không kể đến ngôn ngữ trần thuật.

Trong tác phẩm tự sự, trần thuật là thành phần lời của tác giả, của người trần thuật… (Lại Nguyên Ân). Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn. Ngôn ngữ trần thuật là yếu tố cơ bản để thể hiện phong cách, giọng điệu, cá tính của tác giả.

3.1.1 Ngôn ngữ người kể chuyện

3.1.1.1 Ngôn ngữ thông tục, gần gũi với đời sống

Thu hẹp khoảng cách giữa truyện kể và những “chuyện” của hiện thực, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đƣơng đại trở nên gần với ngôn ngữ đời sống hơn bao giờ hết. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn không còn là lời nói quyền uy, cao đạo. Bên cạnh khẩu ngữ trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh có thứ ngôn ngữ vỉa hè ở tác phẩm Phạm Thị Hoài. Có lời ngƣời trần thuật dân dã trong truyện ngắn Sƣơng Nguyệt Minh (đi năm lần bảy lượt, mời mẻ bát gẫy đũa…), Nguyễn Khải (cười thắt ruột, ăn nói quá quân trộm cướp...), Bão Vũ (nằm co tiểu sành khi hết phim...). Có kiểu phát ngôn trần trụi, không gọt giũa của thứ ngôn ngữ “chợ búa” ở Người hùng trường

36

làng (Tạ Nguyên Thọ), Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp), Dạo đó thời chiến tranh (Lê Minh Khuê)... Trong một số tác phẩm, những tiếng lóng, những từ ngữ tục, những câu chửi thề... đƣợc ngƣời trần thuật sử dụng khá thƣờng xuyên. Tuy thế, việc vận dụng thích hợp mảng ngôn từ ít có giá trị thẩm mĩ tự thân này, trong một chừng mực nhất định, vẫn có thể nâng cao hiệu quả trần thuật.

Nguyễn Bình Phƣơng là cây bút tiêu biểu cho sự cách tân nghệ thuật tiểu thuyết đƣơng đại, bởi vậy, ngôn ngữ mà ông sử dụng cũng là một thứ ngôn ngữ mang trong mình sự cách tân rõ nét.

Trƣớc kia, ngƣời ta xem ngôn ngữ văn chƣơng là thứ ngôn ngữ gọt giũa, quy phạm, chuẩn mực. Nhƣng trong văn học đƣơng đại, ngôn ngữ văn chƣơng không còn theo cái công thức mô phạm xáo mòn ấy nữa, mà nó đƣợc “cởi trói”, đƣợc tự do bay nhảy trên khắp cánh đồng văn học mà không phải chịu gò bó từ bất cứ thứ gì.

Nguyễn Bình Phƣơng là ngƣời có công rất lớn trong việc cách tân ngôn ngữ của tiểu thuyết đƣơng đại. Ông đã đƣa vào văn chƣơng thứ ngôn ngữ bình dị, đời thƣờng mà ta có thể bắt gặp bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những tiếng reo khàn ủ ê của lão thiến lợn, âm thanh ấy cứ vang lên dai dẳng, ám ảnh từ đầu đến cuối truyện: “Ai thiến đê...ê…ê…ê…”

Rồi đến những từ ngữ, những câu nói thô kệch, tục tĩu cũng đƣợc tác giả đƣa vào với tần xuất dày đặc: “Lần sau thằng nào con nào nói, mày đập cả đôi giày này vào mõm nó cho chị” [8; 179].“Mặt kia kịch cọt đéo gì”(…) “Hường ơi, em đẹp quá nhìn thấy em là anh vãi rắm ra quần” (…) “Sáng rồi à. Giời với chả đất, thối như cứt..” [8; 214].

Thậm chí, tác giả còn sử dụng ngôn ngữ chửi thề thô tục:

37 - Đưa dao đây…” [8; 290].

Chính những từ ngữ ấy đã làm cho ngƣời đọc cảm giác nhƣ đang tận mắt chứng kiến những sự việc, những câu chuyện, ngƣời đọc nhƣ đang trực tiếp đối thoại với nhân vật, khiến cho nhân vật mang một vẻ sống động nhƣ đang trò chuyện ngoài đời thực. Đó là một sự cách tân độc đáo trong nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết đƣơng đại.

3.1.1.2 Ngôn ngữ 18+

Ngôn ngữ 18+ là thứ ngôn ngữ dùng riêng cho ngƣời từ 18 tuổi trở lên, đủ khả năng nhận thức đƣợc những vấn đề về tâm sinh lí và hoàn thiện về quá trình tâm sinh lí.

Trong Người đi vắng, ngƣời đọc dễ dàng nhận ra yếu tố “dục tình” trong đó. Bởi đó là câu chuyện có liên quan đến những cuộc tình vụng trộm.

Nguyễn Bình Phƣơng đã sử dụng ngôn ngữ mang nhiều màu sắc tính dục nhƣ lời kể của Lão Huỳnh về điều mà lão nhìn thấy trong đêm: “Con gái, gầy ngẳng chú ạ. Ngực phẳng lì, chả thấy vú vê đâu cả…” [8; 224].

Rồi đến những cuộc ân ái của những linh hồn vất vƣởng đầy dằn vặt: “Tối thì Tuyết lại đến, hai đứa lặng lẽ ôm nhau, bỏ quần áo, Tuyết cầm lấy cái của mình vuốt ve (…). Mình thấy ngực tuyết sáng mờ trong bóng tối, mềm và xuôi xuống. Hai đứa xích lại gần giường rồi vội vã đổ vật ra. “Của anh to thật, em thích quá!” Tuyết bảo khi lau mồ hôi cho mình. Mẹ cha mấy lão thiến lợn thế mà hồi bé chúng nó cứ dọa thiến mình. Sao không đến đây mà nghe Tuyết khen. Tuyết nằm song song cạnh mình, một tay gác ngang trán, một tay úp lên cái của mình vày vò nó như vày vò miếng giẻ. “Anh có thích không ?”. Mình nhúc nhích nửa gật nửa lắc, Tuyết xoay người áp vú vào sườn mình rủ rỉ (…)” [8; 125].

Thậm chí, khi miêu tả tâm lí nhân vật, tác giả cũng đƣa thứ ngôn ngữ đầy dục tính vào: “Thắng sực nhớ từ khi Hoàn bị tai nạn, anh không được

38

làm tình nữa. Cái nhu cầu đều đặn của Thắng bị chặn lại(…). Giờ nó trỗi dậy từ từ, lúc đầu là sự bang khuâng, lòng dạ cứ thót lại, da diết dần lên, hay nghĩ tới những lần vợ chồng ngủ với nhau. Toàn bộ sinh lực của Thắng đang đòi lại uy quyền của nó. Cơm tối xong, Thắng kéo ghế ngồi bên Hoàn, cảm thấy con chim cuối cùng sắp bay khỏi và chỉ còn lại mặt đất trơ cằn…” [8; 297].

Và ông còn miêu tả cả những cuộc trò chuyện của những hồn ma, tả lại cả những cảm xúc, cảm giác khi lần đầu làm tình…

Tất cả đã tạo ra một thế giới hỗn loạn đầy dục tính. Người đi vắng là một thế giới hỗn độn, ai ai cũng dối lừa nhau, sự phản bội, những cuộc tình vụng trộm… tất cả đã vẽ ra một thế giới lố lăng, kệch cỡm, một đoàn kịch nhƣ bọn ăn mày, hủ bại và dâm đãng...

3.1.1.3 Ngôn ngữ mang màu sắc kì ảo

Câu chuyện mà tác giả đem đến cho ngƣời đọc đầy rẫy sự kì ảo huyễn hoặc, bởi nó đƣợc tạo ra từ thứ ngôn ngữ kì ảo, ma mị, thậm chí nó khiến cho con ngƣời ta luôn luôn bị ám ảnh bởi những thứ vô hình đến rờn rợn:

“Bóng người đàn bà không mặt bước lên thềm nhưng liền lùi lại ngay khi con mèo nhe răng phì mạnh.

Trên tấm phản trong nhà, một hình người sáng cạnh lập lờ nằm dài, hai chân ruỗi thẳng (…) Đó là người đàn ông tầm thước không mặc quần áo, dương vật mềm nhỏ đổ lật sang bên. Cách đây bốn tháng chị chủ nhà đột nhiên mất tích và công an thấy xác anh chồng của chị ta nằm dài trên tấm phản với vết thương khá nặng ở vai trái (…). Căn nhà bị niêm phong, một con mèo hoang đã đến ở, nó trở thành chủ nhân duy nhất không cho ai bén mảng tới, ngay cả lũ chim sẻ…” [8; 221].

Những sự vật vô tri vô giác bỗng nhiên trỗi dậy, dƣờng nhƣ có linh hồn ẩn náu bên trong kì quái đến ghê rợn: “Trong tủ vật gì lục xục cựa quậy, con Hà dựng ngược lông mày mồm há to như sắp sửa thét lên nửa vì sợ hãi nửa vì

39

vui sướng. Chung nhẩy xổ đến vỗ mạnh vào cánh tủ như tát ai đó. Tiếng động câm bạt nhưng Thắng cảm giác nó đang hậm hực, uất ức và chỉ lắng xuống tạm thời” [8; 225].

Chúng đã tạo ra cho tác phẩm một thế giới phức tạp, vừa thực vừa ảo, vừa ngƣời vừa ma, vừa hữu hình, vừa vô hình, kì quái, rờn rợn…

Cũng chính ngôn ngữ kì ảo ấy đã mở ra một cánh cửa để ngƣời đọc đi vào thế giới nghệ thuật độc đáo của nhà văn: đó là một thế giới hỗn độn vừa ngƣời vừa ma, huyễn hoặc, ám ảnh và u ám…

3.1.1.4 Ngôn ngữ trữ tình, đậm chất thơ

Ngôn ngữ trữ tình, đậm chất thơ là cách nhà văn sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, nhạc điệu, cảm xúc ở những câu văn tả cảnh hay tả tâm trạng, chúng có tác dụng to lớn trong việc thể hiện tài năng và phong cách nhà văn.

Là nhà văn quân đội, nhƣng Nguyễn Bình Phƣơng còn là một nhà thơ nổi tiếng trong thi đàn văn học đƣơng đại Việt Nam. Chính vì thế ta luôn dễ dàng nhận ra tƣ duy thơ thấm đẫm trong từng trang viết của Nguyễn Bình Phƣơng. Điều đó tạo nên phong cách tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng.

Bản thân ông là ngƣời sáng tác thơ, vì thế không có gì ngạc nhiên khi có sự tƣơng tác giữa hai thể loại này. Một tác phẩm văn xuôi đậm chất thơ không có gì xấu, và một tác phẩm văn xuôi thực sự văn xuôi cũng không hoàn toàn có gì xấu. Theo Nguyễn Bình Phƣơng: “Vấn đề ở đây là quan niệm. Vả lại đến thời điểm này tôi cho rằng ranh giới giữa các thể loại đã bị xóa nhòa và đó là một tín hiệu tốt đẹp. Nhà văn là người vượt qua những định nghĩa để tiến tới một định nghĩa khác. Chất thơ thấm đẫm không phải là phong cách của riêng ai, nó đã là phong cách của vô số nhà văn khác cách chúng ta hàng thế kỉ hoặc hơn thế nữa” (Theo trả lời phỏng vấn).

Và thực sự, trong Người đi vắng, Nguyễn Bình Phƣơng đã mở đầu câu chuyện bằng hai câu thơ:

40

“Theo cao dao thì họ phải quay về Nhưng như thế trời lại không kịp sáng”.

Càng về sau, những trang viết của ông lại càng lấp lánh những vần thơ trữ tình du dƣơng mang một nỗi buồn ủ ê đến u uất:

“Dưới da là mắt, mắt mở trừng trừng Mắt ngự trên đầu tôi, bên khóe miệng tôi Mắt trong hơi thở giữa gan bàn chân Sao đôi mắt anh nhìn em buồn thảm Ngày chồng chất lên ngày và đổ Mắt ghì siết lấy mắt

Mắt quỳ xuống Một con đường

Mắt vỗ cánh bay từ bầu trời này sang bầu trời khác Hãy thương em em quá xa xôi

Trong tiếng thì thầm của mắt…” [8; 168 - 169].

Không chỉ có những vần thơ mới gọi là trữ tình, mà ngay cả những câu văn của ông cũng thấm đẫm một màu sắc trữ tình:

“…Lá trong sạch thánh thiện hơn tất cả bởi vì lá không bao giờ giao hợp (…). Ta đang du hồn. Hằng đêm ta làm những chuyến đi và trở thành kẻ có kiến thức nhất. Trưa nay ta đã che nắng ở cửa sổ làm chết đi một vẻ đẹp, một khoảnh khắc của cái đẹp. Hề gì, cái chết đó không liên quan đến họ nhà chuối. Ta vẫn thế, hằng đêm vẫn du hồn dọc các triền sông, ban mai trở về đứng kiên nhẫn bên ô cửa sổ của bệnh viện…” [8; 185].

Ngay cả việc nhà văn miêu tả những thứ vô tri vô giác cũng gợi lên một tứ thơ, khiến con ngƣời ta phải lặng đi mà ngẫm nghĩ:

“…Những chiếc quần vắt ngang, buông thõng, hai ống gợi lên cảm giác chết choc, bại liệt. Quần phơi kiểu nào cũng xấu. Hoàn thích phơi áo, những

41

chiếc áo vươn dài theo dây, đung đưa lật tà trông vui mắt và hiếu động. Giá như con người cũng được như những chiếc áo, sẽ bay đi đoàn đoàn lũ lũ về chân trời sau đó nằm chết gọn ghẽ trong một chiếc tủ hoặc chiếc vali nào đó thì thật nhẽ nhõm…” [8; 300].

Ngôn ngữ văn xuôi nhƣng lại thấm đẫm chất thơ, viết về hiện thực nhƣng lại mang màu sắc huyền ảo mơ mộng… Đó chính là những nét cá tính độc đáo tạo nên thành công cho tác phẩm, khẳng định chỗ đứng và phong cách của nhà văn.

3.1.2 Ngôn ngữ nhân vật

Trong nghệ thuật tự sự, ngôn ngữ góp một phần quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật chính là một cánh cửa quan trọng để ngƣời đọc đi sâu khám phá những ngõ ngách bên trong tâm hồn nhân vật. Mặt khác, ngôn ngữ còn giúp cho nhân vật đạt đến những nét cá tính hóa, điển hình hóa.

Để tạo ra một thế giới nhân vật hỗn độn, điên loạn, ma mị trong Người đi vắng, Nguyễn Bình Phƣơng đã khai thác tối đa hiệu quả của việc khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ. Nhà văn chú trọng khai thác ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của nhân vật để làm nổi bật tƣ tƣởng, chủ đề - “người đi vắng”,

xuyên suốt toàn bộ tác phẩm

3.1.2.1 Ngôn ngữ đối thoại

Đối thoại là hình thức trao đổi, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều nhân vật. Qua ngôn ngữ đối thoại, ngƣời đọc thấy đƣợc những đặc điểm tính cách của nhân vật, đồng thời đây cũng là phƣơng tiện thể hiện cá tính nhà văn. Trong tác phẩm xuất hiện rất nhiều đoạn đối thoại giữa các nhân vật, nó cho thấy mối quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của nhân vật.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm người đi vắng của nguyễn bình phương (Trang 38)