8. Bố cục của khóa luận
3.2 Giọng điệu trần thuật
Từ chủ quan của ngƣời viết, ta thấy rằng, Người đi vắng của Nguyễn Bình Phƣơng bàng bạc giọng điệu trần thuật vô âm sắc. Tức, nó “chỉ cung cấp sự thật mà không kèm theo giọng điệu, không có ngữ điệu, hoặc mang ngữ điệu ước lệ. Lời văn biên bản, thông báo khô khan dường như là lời vô giọng điệu, là chất liệu sống để tạo thành tiếng nói” [11; 5]. Giọng điệu vô âm sắc thể hiện những rạn nứt đáng sợ trong đời sống giao tiếp hiện đại, con ngƣời sống và nói với nhau nhƣng không hề hiểu nhau.
Giọng điệu vô âm sắc là cách trình bày sự kiện từ bên ngoài và mang tính hành vi. Kiểu giọng này phần lớn là trần thuật ở ngôi thứ ba mang tính chất trung tính, thiếu điểm nhìn bên trong. Ngƣời kể chuyện với thái độ dửng dƣng khi chỉ tái hiện sự việc hay hành động bên ngoài. Nhân vật của Nguyễn Bình Phƣơng là những tâm hồn méo mó trong xã hội rối bời. Điểm nhìn trong tiểu thuyết của ông liên tục chuyển đổi. Đó là những câu chuyện mà nhân vật thay nhau kể, bộc bạch. Ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba đứng ngoài kể lại với giọng điệu vô âm sắc. Tất cả nhằm tô đậm thế giới khép kín, phần nào khủng hoảng về tâm trạng, niềm tin.
Trong Người đi vắng, tác giả đã cung cấp cho ngƣời đọc những sự thật, những câu chuyện về một thế giới đảo điên có cả ngƣời lẫn ma, âm - dƣơng lẫn lộn, nhƣng tác giả lại kể cho ngƣời đọc bằng một giọng điệu vô âm sắc:
“…Tôi là một cái chân vẽ, người vẽ là một họa sĩ tự học thành tài. Ban đầu, anh ta vẽ tôi là chân của phụ nữ, trắng to, nói tóm lại: phốp pháp. Sau hình như lo lắng gì đó, anh ta sửa tôi thành chân của đàn ông, sau sửa nữa,
47
sửa mãi và tôi chỉ còn là một cái chân chung chung, không thuộc về đối tượng nào, phụ nữ, đàn ông, ông già, trẻ em…” [8; 252].
Đặc biệt là tiếng reo khàn ủ ê của ông thiến lợn vang lên từ đầu đến cuối truyện - “Ai thiến đê…ê…ê…ê…”. Nó cất lên mọi lúc, mọi chỗ mà không đƣợc báo trƣớc. Nó cũng không mang trong mình một âm sắc hay sự đánh giá nào của tác giả, nó chỉ biết vang lên một cách ủ ê, dai dẳng, ám ảnh…
Trong nhiều trƣờng hợp, ngôn ngữ chỉ là cái vỏ rỗng không, phi giao tiếp. Giọng điệu trần thuật vô âm sắc là một đặc trƣng nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng. Ta bắt gặp rất nhiều kiểu trần thuật ấy trong nhiều tác phẩm khác nhƣ: Ngồi, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy…