Nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỚP SẢN PHẨM XE TAY GA Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 46)

Bảng 3.4. Tóm tắt hai giai đoạn của phương pháp nghiên cứu

Giai đoạn Dạng Phương pháp Phỏng vấn

I Sơ bộ

Định tính Phỏng vấn sâu, N = 20

Định lượng Bảng câu hỏi, N = 80 Điều chỉnh thang đo

II Chính thức Định lượng Bảng câu hỏi, N = 300

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi chi tiết với khoảng 300 đối tượng là những người có ý định mua xe tay ga, và mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 44 câu hỏi tương ứng với 44 biến quan sát. Thông tin thu thập được dùng đểđánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết đã được nêu ra.

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Kích thước mẫu cần thiết phụ thuộc vào các yếu tốnhư: kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử dụng, yếu tố tài chính, khảnăng tiếp cận đối tượng và kích thước mẫu đủ lớn đểcó được ước lượng đáng tin cậy. Đối với đề tài này, bảng câu hỏi được phát ra trực tiếp hoặc qua email cho đối tượng khảo sát trên địa bàn thành phố.

3.3.2. Xác định khung chọn mẫu

Hình thức lấy mẫu của đề tài là thuận tiện (phi xác suất). Do đó, khung chọn mẫu dựa trên người có ý định mua xe tay ga (thăm dò ý kiến hoặc những khách hàng đến các cửa hàng hoặc trung tâm bán xe tay ga) nhằm xác định những đối tượng phỏng vấn có thểđại diện cho đám đông khảo sát.

3.3.3. Kích thước mẫu

Kích thước mẫu được tính theo công thức sau:

2 2 ) * ( e S Z

N (Trần Xuân Kiêm và Nguyễn Văn Thi, 2007)

Trong đó,N: kích thước mẫu, Z: giá trịứng với mức tin cậy đã chọn, S: độ lệch tiêu chuẩn, e: mức độ sai số cho phép.

Độ tin vậy α muốn có, được chọn là 95% tức Z = 1,96. Sai số cho phép e = 1/10. Thang đo sử dụng là thang đo Likert 5 điểm, do vậy độ lệch chuẩn được tính là

6 1 5  S = 0,67. Cỡ mẫu được xác định : 2 2 ) 1 , 0 ( ) 67 , 0 * 96 , 1 (  N = 172,45

Vậy ta chọn cỡ mẫu là 173 mẫu. Theo Hair (2006) thì 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Mô hình đang nghiên cứu có 44 biến, vậy kích thước mẫu tối thiểu là 220 mẫu. Tuy nhiên để đảm bảo tỉ lệ hồi đáp, dự trù cho những bảng câu hỏi có độ

phản hồi thông tin kém, đồng thời để nâng cao độ tin cậy cho mô hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu được chọn là N= 300.

3.3.4. Thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với đối tượng nghiên cứu là những người từ 18-60 tuổi có ý định mua xe tay ga. Việc khảo sát được tiến hành bằng cách phát bảng câu hỏi đã được in sẵn đến người được phỏng vấn hoặc thông qua email, bảng câu hỏi trực tuyến (đã thăm dò ý định mua xe tay ga của khách hàng trước khi gửi bảng câu hỏi) và nhận lại kết quảsau khi đã hoàn tất.

Địa điểm: 4 quận trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh: Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình. Thời gian thực hiện khảo sát: Từ 07/06/2013 đến 07/09/2013.

3.3.5. Phân tích dữ liệu

Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị thông tin: thu nhận bảng trả lời, làm sạch thông tin, mã hóa thông tin cần thiết, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS.

- Bước 2: Thống kê: tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được. - Bước 3: Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha. - Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Bước 5: Phân tích hồi quy bội: thực hiện phân tích hồi quy bội và kiểm định các giả thuyết của mô hình với mức ý nghĩa 5%.

3.3.5.1. Thống kê mô tả dữ liệu

Phương pháp thống kê mô tả giới tính, trình độ, độ tuổi, tình trạng gia đình, thu nhập hàng tháng. Đưa ra nhận xét ban đầu về mẫu thu thập được.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỚP SẢN PHẨM XE TAY GA Ở VIỆT NAM.PDF (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)