Sự thay đổi hàm lượng nhóm drin trong mẫu bùn theo vị trí lấy mẫu vào

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ hóa học CHUYÊN NGHÀNH hóa PHÂN TÍCH (Trang 123)

7. Bố cục của luận án

3.6.6. Sự thay đổi hàm lượng nhóm drin trong mẫu bùn theo vị trí lấy mẫu vào

mùa khô và mùa mưa hai năm 2012-2013

Bảng 3.17 và hình 3.16 trình bày sự thay đổi hàm lượng POP nhóm drin trong bùn theo vị trí lấy mẫu vào mùa mưa và mùa khô của hai năm 2012 và 2013. Vị trí lấy mẫu được đánh số từ 1 đến 12 phù hợp với tên địa danh trình bày trong bảng 2.1.

Bảng 3.17. Sự thay đổi hàm lượng POP trung bình nhóm “drin” trong bùn theo vị trí lấy mẫu vào mùa mưa và mùa khô của hai năm 2012 - 2013

STT Vị trí lấy mẫu Mùa khô 2012-2013 (µg/L) Mùa mưa 2012-2013 (µg/L) 1 NĐN1 1,80 3,18 2 NĐN2 1,39 2,51 3 NĐN3 3,69 2,49 4 NĐN4 2,01 1,06 5 NĐN5 5,08 2,71 6 NĐN6 3,74 0,26 7 NĐN7 38,08 1,09 8 NĐN8 0.66 3,05 9 NĐN9 1,74 2,11 10 NĐN10 1,68 2,47 11 NĐN11 1,65 0,09 12 NĐN12 1,01 0,51

Hình 3.16. Sự thay đổi hàm lượng POP nhóm drin trong mẫu bùn theo vị trí lấy mẫu và theo mùa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong hai năm 2012 và 2013

Kết quả trình bày trên bảng 3.17 và hình 3.16 cho thấy: sa lắng ven biển tại vị trí số 7 (cống thải từ một khu dân cư ra sông Hàn) có hàm lượng drin vào mùa khô cao đến 37 g/kg bùn khô, còn mẫu bùn lấy từ các vị trí khác đều có hàm lượng drin rất thấp, trong khoảng LOD. Đặc biệt là vào mùa mưa hàm lượng drin trong tất cả 12 mẫu bùn đều có hàm lượng drin rất thấp. Điều này cho thấy, trên địa bàn địa phương không có nguồn phát thải drin. Mức hàm lượng cũng như phân bố hàm lượng theo không gian của nhóm drin hoàn toàn tương tự như ở các vùng khác trên đất nước Việt Nam. Các tác giả của các công trình [68] cũng như [18, 63] quan trắc hiện trạng ô nhiễm drin trong bùn ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Mê Kông đều nhận thấy hàm lượng drin trong các mẫu bùn đều chỉ thấp ngang bằng LOD của phương pháp GC-ECD. Các tác giả của các công trình trên đã đi đến kết luận là drin có mặt ở Việt Nam là do rơi lắng (cả khô và ướt) từ nguồn phát thải ngoài biên giới. Kết quả quan sát được trong nghiên cứu này lại thêm một bằng chứng về sự đúng đắn của kết luận trên. Hàm lượng drin cao trong mẫu bùn số 7 vào mùa khô có lẽ là do vị trí này là điểm tập trung sa lắng từ nhiều khu vực khác nhau bên trong thành phố nên đã trở thành điểm thu gom drin. Vào mùa mưa nước thoát nhiều nên các hạt lơ lửng trong nước có drin bám theo cũng

trôi ra xa không lắng đọng tại cửa cống, nhưng vào mùa khô dòng chảy chậm các hạt lơ lửng trong nước kịp lắng tại đây làm tăng hàm lượng drin.

Trên thực tế, nhóm drin là hóa chất sử dụng chủ yếu cho cây công nghiệp, thí dụ để kiểm soát bọ nét phá hoại chuối ở các nước Mỹ La tinh nên hàm lượng POP nhóm drin trong bùn ở các nước này là rất cao. Thí dụ hàm lượng nhóm drin trong các mẫu bùn từ các kênh dẫn nước tưới chuối ở Jamaica dao động trong khoảng từ 50 đến 250 ng/g bùn khô [59].

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ hóa học CHUYÊN NGHÀNH hóa PHÂN TÍCH (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)