0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Phân tích POP bằng phương pháp pháp hóa học

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC CHUYÊN NGHÀNH HÓA PHÂN TÍCH (Trang 36 -36 )

7. Bố cục của luận án

1.4.2. Phân tích POP bằng phương pháp pháp hóa học

1.4.2.1. Phương pháp chuẩn độ Volhard [42]

Nguyên tắc của phương pháp là cho POP tác dụng với kiềm sẽ giải phóng ion Cl-. Các nghiên cứu chi tiết phản ứng giữa DDT và lindan với NaOH trong dung dịch etanol cho thấy hàm lượng Cl- giải phóng tương đương theo tỷ lệ 1:1 tương ứng đối với DDT và 1:3 (mole:mole) tương ứng đối với lindan. Như vậy, hàm lượng của DDT hoặc lindan có thể được định lượng dễ dàng trên cơ sở hàm lượng ion Cl- di động. Phương pháp chuẩn độ Volhard trong trường hợp này là xác định nồng độ Ag+ dư sau khi kết tủa với Cl- di động được tạo ra sau khi xử lý DDT hoặc lindan với kiềm trong cồn ethylic bằng chuẩn độ Ag+ ngược với dung dịch NH4(CSN). Điểm tương đương được xác định bằng sự đổi màu của hỗn hợp với chỉ thị là ion Fe3+.

Howard [40] cũng đã áp dụng phương pháp chuẩn độ Volhard để định lượng lindan và DDT trong các mẫu thực phẩm với một số thay đổi. Mẫu không xử lý trực tiếp bằng kiềm vô cơ như NaOH hoặc KOH trong etanol vì theo tác giả kiềm vô cơ luôn có tạp chất là clorua (NaCl hoặc KCl) nên kết quả sẽ cao hơn thực tế. Quy trình bao gồm các bước: chiết mẫu bằng ete rồi xử lý tiếp bằng monoethanol amin để thủy phân lindan và DDT. Hàm lượng Cl- giải phóng được chuẩn độ bằng

phương pháp Volhard hoặc bằng đo độ đục dung dịch sau khi xử lý với bạc nitrat. Độ nhạy xác định lindan, theo tác giả [40] là 14.10-6 g/g còn đối với DDT giá trị này là ba lần thấp hơn. Ngưỡng phát hiện của phương pháp cũng có thể được đánh giá thông qua hằng số phân ly K của muối AgSCN (K = 1,16.10-12).

Phương pháp chuẩn độ theo ion Cl- để định lượng POP, trong đó có DDT và lindan được áp dụng để phân tích thành phần hai hóa chất diệt côn trùng trong các công thức thuốc lưu hành trên thị trường mà không thể áp dụng trong phân tích định tính cũng như định lượng dư lượng trong các thành phần môi trường vì ngưỡng phát hiện của phương pháp này còn cao. Thông thường trong các mẫu môi trường hàm lượng dư lượng tổng các đồng phân DDT và HCH hiện nay dao động trong khoảng vài trăm đến vài chục ppb, tức là khoảng 10 đến 100 lần thấp hơn ngưỡng phát hiện của phương pháp chuẩn độ nêu trên. Phương pháp không chọn lọc cho một đồng phân p,p’- DDT hoặc -HCH vì các đồng phân khác cũng có phản ứng khử clo tương tự.

1.4.2.2. Định lượng lindan bằng đo độ đục –phương pháp Howard [40]

Trong trường hợp hàm lượng DDT/lindan thấp làm cho hàm lượng ion Cl- được giải phóng trong quá trình xử lý kiềm cũng thấp gây sai số lớn trong phép chuẩn độ ngược, khi đó Howard đề nghị dùng phương pháp đo trực tiếp độ đục của dung dịch sau khi xử lý kiềm và cho thêm AgNO3 [40]. Đường chuẩn xác định Cl- bằng phương pháp đo độ đục được xây dựng sử dụng dung dịch chuẩn HCH/DDT tinh khiết. Độ nhạy của phương pháp cũng được đánh giá là tương đương phương pháp chuẩn độ.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC CHUYÊN NGHÀNH HÓA PHÂN TÍCH (Trang 36 -36 )

×