TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NHCSXH CHI NHÁNH HUYỆN PHỤNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện phụng hiệp (Trang 48)

PHỤNG HIỆP GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Bên cạnh hoạt động huy động vốn, NHCSXH chi nhánhchuyện Phụng Hiệp cũng đã từng bước mở rộng hoạt động cho vay đặc biệt là về đối tượng cho vay và mục đích sử dụng đa dạng hơn để giúp người dân có đời sống tốt hơn. Giữa Ngân hàng và người dân đã tạo được sự tin tưởng nhất định với nhau làm cho hoạt động của Ngân hàng được mở rộng và tăng trưởng tốt. Tình hình cho vay của chi nhánh sẽ được hiểu rõ hơn qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.3. Tình hình cho vay chung của NHCSXH chi nhánh huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 47.494 41.688 86.234 (5.806) (12,22) 44.546 106,86 Doanh số thu nợ 7.349 11.938 53.149 4.589 62,44 41.211 345,21

Doanh số xóa nợ 10 _ _ (10) (100,00) _ _

Dư nợ 150.904 180.654 213.739 29.750 19,71 33.085 18,31 Nợ quá hạn 1.325 8.328 6.945 7.003 528,53 (1.383) (16,61)

(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHCSXH chi nhánh huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013)

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay mà ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. Doanh số cho vay qua các năm tăng giảm không ổn định, năm 2011 giảm 5.806 triệu đồng (giảm 12,22%), nhưng từ năm 2011 đến năm 2012 tăng mạnh106,86% tương đương 44.546 triệu đồng, do nhu cầu về vốn của người dân tăng cao, do ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn so với ngân hàng thương mại.

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay mà chi nhánh thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. Doanh số thu nợ tăng doanh số cho vay cũng tăng lên, năm 2010 đến năm 2011 tăng lên 4.589 triệu đồng, nhiều trong giai đoạn từ 2011 đến 2012, doanh số thu nợ cũng tăng 345,21% tương đương 41.211 triệu đồng, do người dân sản xuất

36

kinh doanh kinh doanh hiệu quả tăng thu nhập, công tác quản lý và thu nợ, bám sát địa bàn, xử lý nợ của cán bộ tín dụng khá tốt.

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà chi nhánh đã cho vay và chưa thu hồi được vào một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, dư nợ của Ngân hàng tỷ lệ nghịch với số thu nợ báo cáo qua từng năm của Ngân hàng và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay, điều đó phản ánh công tác thu nợ đạt hiệu quả cao bao nhiêu thì số dư nợ càng ít bấy nhiêu. Dư nợ tăng qua các năm, năm 2011 tăng 29.750 triệu đồng, và năm 2012 so với năm 2011 tăng 33.085 (18,31%) dư nợ tăng đều qua mỗi năm do nhu cầu vốn của người dân nhiều, giúp cho nhiều hộ gia đình thoát khỏi đói nghèo các hộ vay vốn tin tưởng vào Nhà nước vì được vay vốn với lãi suất ưu đãi và cho thấy nhu cầu vốn trong SXKD của người dân được PGD đáp ứng ngày càng cao.

Nợ quá hạn là các khoản nợ đến hạn mà người vay không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ tăng giảm không ổn định nên nợ xấu cũng tăng giảm không đều, năm 2010 đến năm 2011 tăng 7.003 triệu đồng. đến năm 2012 lại giảm 1.383 triệu đồng. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng là do có một số ít khách hàng muốn chiếm dụng vốn của Ngân hàng, nhưng cũng có số khách hàng không đủ khả năng chi trả làm tăng nợ quá hạn.

Bảng 4.4. Tình hình cho vay chung của NHCSXH chi nhánh huyện Phụng Hiệp từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng tại NHCSXH chi nhánh huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013) Năm Chênh lệch 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Chỉ tiêu 6 tháng/ 2012 6 tháng/2013 Số tiền %

Doanh số cho vay 33.620 33.058 (562) (1,67)

Doanh số thu nợ 23.148 11.027 (12.121) (52,36)

Doanh số xóa nợ _ 580 580 _

Dư nợ 191.126 235.770 44.644 23,36

37

Xóa nợ là việc NHCSXH không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi của khách hàng đang còn dư nợ tại NHCSXH. Qua 3 năm ta thấy chỉ có vào năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2013 mới thực hiện xóa nợ là vì khách hàng vay vốn gặp rủi ro do các nguyên nhân khách quan và đã tận thu mọi nguồn lực nhưng không có khả năng thanh toán.

Theo bảng số liệu ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay giảm do nhu cầu vốn của hộ vay không cao, đời sống người dân ổn định hơn. Và công tác thu nợ giai đoạn này cũng giảm do công tác thu hồi chưa đạt hiệu quả, người dân sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hộ vay chưa có nguồn thu nhập để chi trả. Do có một số hộ vay gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên tiến hành lập hồ sơ rủi ro và xóa nợ, đúng với mục tiêu của Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Dư nợ tăng do các khoản vay đến hạn còn tồn lại nhiều và các khoản vay mới phát sinh do thu nợ nợ thời gian này giảm.Và nợ quá hạn tăng do phần nợ đến hạn mà người vay chưa có khả năng chi trả chuyển sang nợ quá hạn và tiến hành khoanh nợ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện phụng hiệp (Trang 48)