Hội đoàn thể nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ và đi vào nề nếp ổn định, mang lại lợi ích thiết thực cho hoạt động của các Hội đoàn thể, giúp cho đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng các đối tượng được thụ hưởng và phát huy hiệu quả.
3.3. CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHCSXH CHI NHÁNH HUYỆN PHỤNG HIỆP HUYỆN PHỤNG HIỆP
Do mới thành lập nên cơ cấu bộ máy của chi nhánh chưa được hoàn chỉnh, cần được bổ sung nhân lực, sau đây là sơ đồ bộ máy quản lý của chi nhánh NHCSXH huyện Phụng Hiệp:
Hình 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức – quản lý của Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh huyện Phụng Hiệp
GIÁM ĐỐC
TỔ KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ TỔ TÍN DỤNG
26
Nhiệm vụ của từng bộ phận trong ngân hàng
* Giám Đốc:
- Tổ chức điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh huyện Phụng Hiệp, tham mưu trực tiếp cho Ban đaị diện HĐQT NHCSXH huyện Phụng Hiệp, UBND huyện về hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH trên địa bàn huyện.
- Quyết định chương trình, kế hoạch và phương hướng hoạt động công tác của Phòng giao dịch.
- Có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp huyện, NHCSXH cấp trên và các tổ chức có vốn ủy thác.
- Có trách nhiệm giải đáp những kiến nghị của khách hàng, các tổ chức nhận ủy thác cho vay về những vấn đề có liên quan đến hoạt động của NHCSXH.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do NHCSXH cấp trên và Ban đại diện Hội đồng quản trị huyện giao.
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành và phụ trách các mặt công tác: Bí thư chi bộ, phụ trách công tác Đảng; công tác tổ chức cán bộ Phòng giao dịch, tổ chức Đảng; công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ; công tác thi đua khen thưởng của cơ quan; công tác tiếp dân; trực tiếp chỉ đạo Tổ Kế toán - ngân quỹ.
* Phó Giám Đốc:
- Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành hoạt động Tổ tín dụng; tham mưu cho Giám đốc điều hành thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng hàng năm.
- Tham mưu cho Giám Đốc về việc chuẩn bị nội dung báo cáo trong các phiên họp định kỳ và thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm.
- Lập và gửi báo cáo hoạt động tín dụng định kỳ hàng tháng, quý, năm; báo cáo kiểm tra, kiểm toán nội bộ định kỳ hàng quý, năm; và một số báo cáo khác có liên quan đến hoạt động của Phòng giao dịch theo sự phân công, chỉ đạo của Giám đốc.
* Tổ Tín dụng:
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc: khảo sát nhu cầu tăng trưởng nguồn vốn tín dụng hàng năm đối với từng chương trình cho vay, lập kế hoạch vốn đề xuất với Ngân hàng tỉnh.
27
- Giúp Ban giám đốc chi nhánh tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đến các xã, phường thị trấn trên địa bàn
- Tham mưu cho Giám đốc phê duyệt cho vay hoặc không cho vay đối với các phương án sản xuất kinh doanh, các chương trình cho vay hộ chính sách khác trên địa bàn thuộc chi nhánh quản lý.
- Kiểm tra, giám sát các đối tượng khách hàng, các tổ chức Chính trị - xã hội nhận uỷ thác trên địa bàn triển khai thành lập, đào tạo, bồi dưỡng và giám sát các hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh tổ chức hợp giao ban với Hội đoàn thể cấp huyện, thị xã 02 tháng 01 lần, họp giao ban với Hội đoàn thể cấp xã mỗi tháng 01 lần.
* Tổ Kế toán - Ngân quỹ:
-Xây dựng chỉ tiêu và kế hoạch tài chính hàng quý, năm.
-Tổ chức hạch toán kế toán, thống kê theo đúng chế độ quy định. - Tổ chức thu chi tiền mặt và điều hoà vốn.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kế hoạch, kế toán quyết toán và các báo cáo theo quy định.
- Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, nợ đến hạn, nợ quá hạn, cung cấp tín dụng theo quy định hiện hành và chế độ kế toán.
- Thực hiện chi lương, đóng BHXH, BHYT, KPCĐ, trang phục giao dịch, chi làm thêm giờ, phụ cấp công tác……
- Chi mua giấy tờ in, công tác phí, chi đào tạo, tập huấn. Chi bưu phí và điện thoại, chi mua sách báo, điện, nước…..
- Trích và thanh toán chi phí cho tổ chức Hội nhận uỷ thác cấp huyện, cấp xã.
28