Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện phụng hiệp (Trang 26)

2.2.2.1 Đối với mục tiêu 1

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để phân tích, từ đó có cái nhìn tổng quát về hoạt động cho vay của NHCSXH chi nhánh huyện Phụng Hiệp.

- Phương pháp thống kê mô tả:

Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh:

+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 – y0 Trong đó:

y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

Δy : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 / y0 * 100% Trong đó:

y0 : chỉ tiêu năm trước. y1 : chỉ tiêu năm sau.

15

Δy : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.

2.2.2.2 Đối với mục tiêu 2

Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.

2.2.2.3 Đối với mục tiêu 3

Dựa vào kết quả đã phân tích ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2 và sử dụng phương pháp tổng hợp, suy luận để đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động cho vay của Ngân hàng.

16

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Để đáp ứng yêu cầu trên, ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành nghị định số 78/2002//NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 131/2002/QĐ- TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo.

Ngân hàng Chính sách Xã hội có biểu trưng Logo hình búp sen. Biểu trưng ấy được tạo thành bởi hình ảnh cách điệu của hai bàn tay đan nhau, tạo hình hai chữ N (viết tắt của từ Người nghèo) và tạo thành 3 khối chéo trên đỉnh, tượng trưng cho 3 miền Bắc – Trung – Nam. Phía dưới biểu trưng Logo mang dòng chữ “VBSP” (Vietnam Bank For Social Policises) tạo đài hoa như một bệ đỡ vững chắc, thể hiện tinh thần vì người nghèo, đồng hành cùng người nghèo, giúp người nghèo chống lại đói nghèo và sự lạc hậu với ước vọng xây dựng đất nước mạnh giàu, xã hội dân chủ - công bằng – văn minh. Với biểu trưng gắn với loài hoa thanh tao, thuần khiết có sức sống mãnh liệt, thân thiện gắn liền với đời sống con người và cảnh sắc làng quê Việt Nam, nhắc nhở cán bộ NHCSXH không ngừng nổ lực phấn đấu; vượt qua khó khăn, thử thách; cận - kiệm – liêm chính – chí công – vô tư; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

NHCSXH hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận; có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, được nhà nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được miễn thuế và các khoản phải nộp nhà nước.

NHCSXH là một pháp nhân, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương, vốn điều lệ ban đầu là 5000 tỷ đồng, thời hạn hoạt động là 99 năm.

NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ sau: - Huy động vốn.

- Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của chính phủ dành cho chương trình tín dụng xóa đói giảm nghèo và các chương trình khác.

- Tiếp cận nguồn vốn tài trợ ủy thác chi vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án.

Từ những chức năng nhiệm vụ được giao cho thấy, NHCSXH là ngân hàng đặc thù của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, có nhiều điểm khác biệt so với các Ngân hàng thương mại như:

- Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

- Khách hàng là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặp khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ các ngân hàng thương mại, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng khó khăn.

- Lãi suất cho vay ưu đãi cho từng chương trình theo quy định của Chính phủ.

- Mức vay theo quy định của HĐQT và khả năng đáp ứng nguốn vốn từng thời kỳ của NHCSXH.

- Phương thức cho vay: NHCSXH thực hiện phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn với thủ tục đơn giản, không phải thế chấp tài sản, người vay được nhận vốn vay, trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm ngay tại các điểm giao dịch xã; phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng.

* NHCSXH đang thực hiện cho vay 17 chương trình tín dụng, 7 dự án cho vay bằng nguồn vốn của NHCSXH liên quan đến người nghèo và 4 dự án của các tổ chức tài chính quốc tế như sau:

1. Cho vay hộ nghèo

- Mục tiêu: Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.

- Đối tượng vay vốn: Là những hộ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của chính phủ từng thời kì.

- Phương thức cho vay: Ủy thác qua tổ chức hội.

- Mức cho vay tối đa: Không quá 30 triệu đồng (bao gồm nhu cầu vay để sản xuất kinh doanh và nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt).

18

- Mục tiêu : Cho vay vốn đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất, ổn định đời sống, sớm vượt qua đói nghèo.

- Đối tượng vay vốn: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn.

- Phương thức cho vay: Ủy thác qua tổ chức hội.

- Mức cho vay tối đa: Không quá 5 triệu đồng trên hộ, lãi suất: 0% 3. Cho vay hộ nghèo và nhà ở

- Mục tiêu: Nhà nước trực tiếp hổ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Dự kiến số hộ được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định này là 500.000 hộ.

- Đối tượng vay vốn: là những hộ nghèo đang cư trú tại địa phương thuộc khu vực nông thôn, có tên trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã quản lí, chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở, hộ không thuộc diện được hổ trợ nhà ở theo quy định tại quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/07/2004 của thủ tướng chính phủ.

- Phương thức cho vay: Ủy thác qua tổ chức hội.

- Mức cho vay tối đa: 8 triệu đồng/ hộ, thời hạn cho vay là 10 năm, ân hạn 5 năm đầu.

4. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số di dân thực hiện định canh định cư giai đoạn 2007 – 2010

- Mục tiêu: Thực hiện chính sách hổ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho dân tộc thiểu số giai đoạn 2007- 2010.

- Đối tượng vay vốn: Là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số di dân.

- Phương thức cho vay: Hộ vay có thể vay ở các chương trình mà NHCSXH nơi cho vay đang thực hiện nếu hộ có đủ điều kiện theo quy định của tưng chương trình nên phương thức cho vay được áp dụng theo từng chương trình cho vay cụ thể.

- Mức cho vay tối đa: Được áp dụng theo mức cho vay từng chương trình cụ thể.

5. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008 – 2010.

19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mục tiêu: Đến năm 2010, toàn bộ số hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng có đất ở, trên 80% số hộ trong diện nghèo, đời sống khó khăn, có đất sản xuất, có việc làm ổn định, trên 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề, tạo điều kiện cho các hộ này phát triển sản xuất, cải thiện và ổn định cuộc sống.

- Đối tượng vay vốn: Là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Phương thức cho vay: Ủy thác qua các tổ chức hội.

- Mức cho vay: Mỗi hộ chỉ được vay một nhu cầu mà chính sách nhà nước hỗ trợ. Mức cho vay, thời hạn cho vay được quy định đối với từng loại đối tượng khác nhau; hộ vay không phải trả lãi tiền vay.

6. Cho vai ưu đãi lãi suất đối với hộ nghèo tại 61 huyện nghèo.

- Mục tiêu: Thực hiện giảm nghèo nhanh, phát triển bền vững đối với các huyện nghèo nhất trong cả nước, tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, đảm bảo đến năm 2020 ngang bằng với các huyện khác trong khu vực, xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

- Đối tượng được vay vốn: Là những hộ nghèo được vay vốn theo quy định hiện hành tại NHCSXH đang sinh sống và cư trú hợp pháp tại địa bàn 61 huyện nghèo và các huyện mới tách ra từ 61 huyện nghèo.

- Phương thức cho vay: Ủy thác qua tổ chức hội

- Mức cho vay: Mỗi hộ được vay ưu đãi một lần số tiền tối đa là 5 triệu đồng với lãi suất 0% trong thời gian 2 năm. Ngoài ra, hộ có nhu cầu vay mức trên 5 triệu đồng, thời gian trên hai năm thì vẫn được duyệt cho vay, áp dụng lãi suất như cho vay hiện hành. Trường hợp hộ đã vay vốn chương trình hộ cho vay hộ nghèo mức tối đa 30 triệu đồng, nếu có nhu cầu thì vẫn được vay them tối đa 5 triệu đồng trong thời gian 2 năm.

7. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

- Mục tiêu: Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của hộ dân.

20

- Đối tượng được vay vốn: Người lao động vay vốn thong qua hộ gia đình có người là đối tượng chính sách và người lao động thuộc hộ nghèo theo quy định của Chính phủ đi lao động ở nước ngoài.

- Phương thức cho vay: Ủy thác qua tổ chức Hội

- Mức cho vay: tối đa là 30 triệu đồng/ 1 lao động đi nước ngoài.

8. Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020.

- Mục tiêu: Năng cao chất lượng lao động và số lượng lao động ở các huyện nghèo bền vững với nguồn tín dụng ưu đãi 3.173 tỷ đồng.

- Đối tượng được vay vốn: Là những người lao động thuộc 61 huyện nghèo và huyện được tách ra từ 61 huyện nghèo đã được tuyển chọn, có nhu cầu vay vốn để đi xuất khẩu lao động.

- Mức cho vay: Mức cho vay theo nhu cầu của người vay, tối đa bằng các khoản chi phí người vay phải đóng góp theo từng thị trường nhưng không vượt quá mức trần cho vay theo quy định của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.

- Lãi suất cho vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của NHCSXH áp dụng cho các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động; các đối tượng còn lại của các huyện nghèo được vay với lãi suất cho vay hiện hành của NHCSXH áp dụng cho các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.

- Phương thức cho vay: Ủy thác qua tổ chức Hội

9. Cho vay học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn

- Mục tiêu: Giúp cho hàng triệu HSSV có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, nhiều HSSV có nguy cơ bỏ học được tiếp tục con đường học tập của mình.

- Đối tượng được vay vốn: Là HSSV đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam.

- Phương thức cho vay: Cho vay ủy thác áp dụng đối với cho vay HSSV thông qua hộ gia đình; cho vay trực tiếp áp dụng đối với HSSV mồ côi.

- Mức cho vay: Theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ. Hiện nay mức cho vay tối đa 860.000đ/ tháng, 8.600.000đ/ năm học.

21

- Mục tiêu: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong giai đoạn hiện nay (2006- 2010). Mục tiêu đến năm 2010 là tạo việc làm cho 2 - 2,2 triệu đồng. Trong đó, tạo việc làm cho 1,7 – 1,8 triệu lao động trong nước theo các dự án vay vốn tạo việc làm; tạo việc làm cho 40 - 50 vạn lao động qua xuất khẩu lao động và Quỹ hỗ trợ việc làm nước ngoài.

- Đối tượng được vay vốn: Bao gồm hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh cá thể như: tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật, doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trang trại, Trung tâm Giáo dục Lao động – Xã hội (gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh)

- Phương thức cho vay: Có thể áp dụng phương thức cho vay ủy thác hoặc trực tiếp tùy thuộc vào đối tượng vay vốn là cơ sở sản xuất kinh doanh hay hộ gia đình hoặc tùy thuộc vào nguồn vốn cho vay do cơ quan nào quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức cho vay: Đối với một hộ gia đình là 20 triệu đồng; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh là 50 triệu đồng/ dự án nhưng không vượt quá 20 triệu đồng/ một lao động thu hút.

11. Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật.

- Mục tiêu: Nhằm ổn định việc làm cho người tàn tật và thu hút thêm người tàn tật vào làm việc.

- Đối tượng được vay vốn: Là các cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật.

- Phương thức cho vay: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại Hội sở ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện. Thủ tục và quy trình cho vay thực hiện như quy trình cho vay giải quyết việc làm.

- Mức cho vay: Mức vốn cho vay tối đa cho một dự án căn cứ vào số lao động được thu hút vào dự án và không quá 30 triệu đồng /một lao động thu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay của ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện phụng hiệp (Trang 26)