Vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 65)

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, chi nhánh sẽ nhanh chóng thu hồi vốn.

Bảng 4.12: Kết quả doanh số thu nợ, dư nợ và dư nợ bình quân tại BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Doanh số thu nợ DN 1.269.239 1.425.566 850.404 389.995 404.080 Dư nợ DN 1.958.158 1.783.805 2.091.364 1.714.904 2.063.500 Dư nợ bình quân 1.702.556 1.870.981,50 1.937.584,50 1.749.355 2.077.432 Vòng quay vốn tín dụng (Vòng) 0,75 0,76 0,44 0,22 0,19 (Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng không biến động theo một chiều, năm 2011 là 0,75 vòng, sang năm 2012 là 0,76 vòng tăng 0,1 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình lãi suất vẫn còn cao, ngân hàng chỉ cho vay các khoản ngắn hạn nhằm tránh thiệt hại về lãi suất. Năm 2013 là 0,44 vòng giảm 0,32 vòng so với năm 2012. Do các khoản vay ngắn hạn trong giai đoạn này doanh nghiệp không thể nào sử dụng có hiệu quả trong thời kỳ kinh tế nhiều biến chuyển. Công tác thu nợ gặp phải nhiều khó khăn, giá trị thu hồi nợ tính đến thời điểm cuối năm vẫn thấp hơn dư nợ và có giá trị giảm đi trong năm 2013. Bên cạnh đó nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp gia tăng kéo dài thêm thời gian thu hồi vốn cho ngân hàng. Xét theo giá trị vòng quay vốn tín dụng thì năm 2012 vòng quay vốn tín dụng được chu chuyển nhanh nhất trong ba năm, rút ngắn thời gian thu hồi của đồng vốn.

Bước sang 6 tháng 2014, vòng quay vốn tín dụng giảm chỉ còn 0,19 vòng. Nguyên nhân là do tình hình lạm phát có phần tăng trở lại, giá nguyên vật liệu mua vào lên cao nên đã đẩy chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, từ đó tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chậm không kịp thu hồi về vốn để trả cho ngân hàng.

Ta thấy vòng quay vốn tín dụng có xu hướng ngày càng nhỏ cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng ngày càng thấp. Như ta đã biết thì tình hình nợ xấu cũng ảnh hưởng nhiều đến vòng quay vốn. Nợ xấu không ngừng tăng đã làm vòng quay tín dụng của ngân hàng càng bị thu hẹp

4.4.3 Hệ số thu hồi nợ

Hệ số này cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là tốt hay không tốt. Hệ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả.

Bảng 4.13: Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ tại BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Doanh số thu nợ DN 1.269.239 1.425.566 850.404 389.995 404.080 Doanh số cho vay DN 1.780.443 1.251.213 1.157.963 521.094 576.216 Hệ số thu hồi nợ (%) 71,29 113,93 73,44 74,84 70,13

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hệ số thu hồi nợ có sự biển động liên tục qua các năm, cụ thể: năm 2011 đạt 71,29% sang năm 2012 hệ số này đạt 113,93% tăng 1,6 lần so với năm 2011. Đến năm 2013 giảm xuống còn 73,44%, đến 6 tháng 2014, hệ số thu nợ vẫn ở mức cao đạt 70,13% . Điều này cho thấy ngân hàng đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp đồng vốn của ngân hàng được luân chuyển liên tục.

Nhìn chung, hệ số thu nợ của ngân hàng qua các năm khá tốt, đạt được kết quả này là nhờ vào sự tận tình của các cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ. Hơn nữa, có nhiều khách hàng rất uy tín, trả nợ đúng hạn, chấp hành tốt quy định cho vay. Những điều này đã góp phần giúp công tác thu hồi nợ của ngân hàng tốt hơn.

4.4.4 Nợ xấu/Tổng dư nợ

Chỉ số này thế hiện chất lượng hiệu quả các khoản vay, đồng thời cũng thấy được công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Ngân hàng nào có chỉ số này càng thấp thì chất lượng hoạt động tín dụng càng cao. Dưới đây là bảng tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014.

Bảng 4.14: Kết quả nợ xấu doanh nghiệp và dư nợ tại BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Nợ xấu DN 43.795 44.844 50.349 50.832 53.567 Dư nợ khách hàng DN 1.958.158 1.783.805 2.091.364 1.714.904 2.063.500 Nợ xấu/dư nợ (%) 2,24 2,51 2,41 2,96 2,60

(Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng)

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này có sự tăng giảm không ổn định, cụ thể năm 2011 là 2,24% sang năm 2012 tăng lên 2,51%. Nguyên nhân là do một số khách hàng cố tình trì hoãn thời gian trả nợ, một số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, sử dụng vốn vay sai mục đích nên không có khả năng hoàn vốn cho chi nhánh.Nhưng sang năm 2013 bằng sự nỗ lực không ngừng của các bộ, nhân viên trong ngân hàng bằng cách đề ra những giải pháp hữu hiệu và triệt để như đôn đốc hối thúc khách hàng trả nợ quá hạn, giúp khách hàng đề ra giải pháp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn…từ đó đã hạn chế được tỷ lệ nợ xấu một cách tốt nhất, nên đã làm cho chỉ tiêu này giảm vào năm 2013 đạt 2,41% so với năm 2012. So với cùng kỳ 6 tháng 2013, chỉ tiêu này giảm vào 6 tháng đầu năm 2014, cụ thể đạt 2,60%. Có được đều này là do trong công tác tín dụng cụ thể là trong công tác thẩm định các dự án trước khi cho vay vốn là tương đối tốt, các dự án đầu tư đầu năm luôn thực hiện theo đúng quy định cho phép và theo sự lãnh đạo của ban lãnh đạo ngân hàng

Nhìn chung trong giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh có nhiều biến động, thông qua việc xem xét các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng cho thấy hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng được thực hiện tốt nhất vào năm 2011, gặt hái được nhiều kết quả khả quan sau giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Có được như vậy là nhờ vào sự chỉ đạo, điều hành đúng đắn của Ban lãnh đạo ngân hàng và sự tận tình trong công việc, đặc biệt là trong công tác thu nợ nên hiệu quả tín dụng ở BIDV Vĩnh Long qua các năm khá tốt.

Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng,… tuy có nhiều biến động nhưng không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của chi nhánh. Việc gia tăng quy mô thì giá trị dư có tài sản đảm bảo cũng được gia tăng nhằm nâng cao tính an toàn cho đồng vốn tín dụng theo quy định. Bên cạnh những thuận lợi thì chi nhánh cũng gặp phải một số khó khăn:

tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng. Một phần là do khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, kinh doanh không hiệu quả nên không có khả năng hoàn vốn. Tuy nhiên, trong tình hình chung của kinh tế thế giới và những bất lợi từ thiên tai, dịch bệnh gây ra thì kết quả mà BIDV Vĩnh Long đạt được là rất khả quan

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH VĨNH LONG

5.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH VĨNH LONG

5.1.1. Thuận lợi

Sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về tài chính - tiền tệ - đầu tư tiếp tục được đổi mới theo hướng tạo môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và minh bạch, nhằm thu hút tối đa các nguồn tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức khá cao góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, người dân tập trung sản xuất, hoạt động, kinh doanh ngày càng hiệu quả. Từ đó cũng thúc đẩy tích cực cho việc kinh doanh của ngân hàng, nguồn vốn huy động được ngày càng tăng.

Là một trong những chi nhánh của hệ thống BIDV – ngân hàng uy tín, hàng đầu của Việt Nam. BIDV Vĩnh Long cũng là một trong những ngân hàng ra đời sớm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nên thu hút được số lượng khách hàng đông đảo và rất trung thành với ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi nhánh thường xuyên có các chương trình khuyến mại hấp dẫn, tri ân khách hàng tạo sự gắn bó thân thiết với “thượng đế” cùng với các sản phẩm, dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu phong phú của các thành phần kinh tế nên đã làm gia tăng nguồn vốn huy động cũng như doanh số cho vay.

Tập thể cán bộ nhân viên tuổi đời bình quân trẻ, năng động và tận tình trong công việc, đặc biệt là trong công tác thu hồi nợ, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ.

5.1.2 Khó khăn

Hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV Vĩnh Long nói riêng còn chịu tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù những tháng đầu năm 2011, nền kinh tế đang trên đà phục hồi và tăng trưởng tuy nhiên cũng còn nhiều vướng mắc, khó khăn.

Chi nhánh phải đương đầu với áp lực cạnh tranh từ các NHTM trên địa bàn. Với nền kinh tế càng phát triển thì công cụ cạnh tranh càng đa dạng, sự

cạnh tranh càng gay gắt nên thị phần bị mất dần. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các hình thức bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện đã làm giảm thị phần nguồn vốn huy động của chi nhánh.

Thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư vẫn còn, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng còn chưa rộng rãi, ý thức tuân thủ pháp luật của nhiều khách hàng còn chưa tốt. Hơn nữa, có bộ phận khách hàng rất chay lì, cố tình trì hoãn việc trả nợ.

Nguồn vốn huy động tại ngân hàng chưa cao lắm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho cộng đồng nên thường xuyên cần vốn điều chuyển từ Hội sở chính trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Tốc độ tín dụng tăng nhanh nhưng tốc độ gia tăng nợ xấu cũng nhanh, điều này sẽ làm phát sinh rủi ro cho ngân hàng nếu ngân hàng không có giải pháp phòng ngừa hợp lý. Tuy đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cho vay nhưng tỷ lệ cho vay ngắn hạn vẫn còn khá cao, như thế ngân hàng sẽ không sử dụng có hiệu quả vốn huy động trung và dài hạn.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG BIDV VĨNH LONG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG BIDV VĨNH LONG

5.2.1 Đối với công tác huy động vốn

5.2.1.1 Nâng cao công tác huy động vốn

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

Đẩy mạnh các hình thức tiết kiệm sẵn có như: đối với các hình thức tiết kiệm truyền thống thì cần rút ngắn lại thời gian phục vụ khách hàng trong quá trình nộp tiền và rút tiền, vận động các DN mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, vận động các trường đại học trên địa bàn thu học phí qua hệ thống ngân hàng và phát lương giáo viên qua thẻ tín dụng.

Mạnh dạng nghiên cứu và áp dụng các hình thức huy động vốn mới, hạn chế vốn điều chuyển với lãi cao để giảm chi phí cho ngân hàng

Khuyến khích bằng vật chất đối với các khách hàng có số dư tiền gửi cao để giữ chân khách hàng.

- Lựa chọn kỹ khách hàng trên cơ sở tình hình sản xuất và khả năng tài chính của khách hàng. Thực hiện đúng quy trình trước khi cho vay. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

- Nên kiến nghị lên ngân hàng cấp trên để phân bổ thêm nhân viên tín dụng về ngân hàng hoặc tuyển dụng thêm nhân viên tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng

- Nâng cao chất lượng dịch vụ

Đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn và nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút tiển gửi trong dân.

Thành lập tổ chăm sóc khách hàng để giải thích những thắc mắc và hướng dẫn thủ tục cho khách hàng, nhằm giảm tải cho nhân viên tín dụng khi vừa thực hiện nghiệp vụ, vừa phải chăm sóc khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả làm việc.

5.2.1.3 Nâng cao trình độ tư vấn, thái độ phục vụ của nhân viên

Bố trí đội ngũ cán bộ nhiệt tình, trẻ trung có khả năng chuyên môn vững vàng, thường xuyên mở các lớp giao tiếp nâng cao khả năng ứng xử lịch sự, vui vẻ, bình đẳng với mọi đối tượng khách hàng, giải quyết tình huống linh hoạt. Đội ngũ nhân viên giao dịch phải luôn giữ phương chăm “ khách hàng là thượng đế”, lịch sự, vui vẻ và nhanh nhẹn trong thao tác nghiệp vụ, hạn chế sai sót trong công việc để tạo lòng tin và uy tín cho khách hàng.

Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác huy động vốn để họ nắm vững các vấn đề, nghiệp vụ có liên quan nhằm giải thích, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

5.2.1.4 Nâng cao uy tín và thương hiệu ngân hàng

Chi nhánh nên phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật khang trang hơn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng. Vì đây là bộ mặt của ngân hàng, một nhân tố không kém phần quan trọng góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu cho một NHTM, góp phần thu hút khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh.

Ngân hàng cần kết hợp giữa hình thức khuyến mại với hoạt động marketing thông qua hình thức quảng cáo như tặng những món quà có hình logo, biểu tượng đặc trưng của ngân hàng cho khách hàng nhằm nâng cao thương hiệu của ngân hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cần tăng cường hoạt động marketing, tuyên truyền và quảng cáo để người dân, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa biết đến ngân hàng cũng như những tiện ích của các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, góp phần thu hút khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh.

5.2.2 Đối với công tác cho vay vốn

5.2.1.1 Hạn chế nợ xấu

Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phòng kế toán tài để theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng đổng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo đôn đốc họ tiến hành trả nợ đúng hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban lãnh đạo ngân hàng cần tập trung chỉ đạo cương quyết hạn chế nợ xấu, có biện pháp thu hồi nợ quá hạn, xử lý nhanh chóng các khoản nợ xấu mới phát sinh, phân tích nguyên nhân và xử lý nghiêm túc, kịp thời đối với các chủ quan của cán bộ và lãnh đạo tín dụng

Phân loại các khoản nợ xấu để có hướng giải quyết thích hợp

Ngân hàng cũng cần nâng cao công tác thẩm định các món vay, thẩm định khách hàng để hạn chế những rủi ro về nợ xấu trong tương lai

5.2.1.2 Tăng cường công tác thu nợ

Cán bộ tín dụng nên thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, tăng cường kiểm tra, giám sát về mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu thấy có những biểu hiện xấu dẫn đến rủi ro thì chi nhánh cần có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế ở mức thấp nhất.

Đối với trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay không có hiệu quả do nguyên nhân khách quan thì ngân hàng nên gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giúp khách hàng tìm ra phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn như những khách hàng các ngành nghề nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 65)