5.2.1.1 Hạn chế nợ xấu
Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phòng kế toán tài để theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng đổng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo đôn đốc họ tiến hành trả nợ đúng hạn.
Ban lãnh đạo ngân hàng cần tập trung chỉ đạo cương quyết hạn chế nợ xấu, có biện pháp thu hồi nợ quá hạn, xử lý nhanh chóng các khoản nợ xấu mới phát sinh, phân tích nguyên nhân và xử lý nghiêm túc, kịp thời đối với các chủ quan của cán bộ và lãnh đạo tín dụng
Phân loại các khoản nợ xấu để có hướng giải quyết thích hợp
Ngân hàng cũng cần nâng cao công tác thẩm định các món vay, thẩm định khách hàng để hạn chế những rủi ro về nợ xấu trong tương lai
5.2.1.2 Tăng cường công tác thu nợ
Cán bộ tín dụng nên thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, tăng cường kiểm tra, giám sát về mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu thấy có những biểu hiện xấu dẫn đến rủi ro thì chi nhánh cần có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế ở mức thấp nhất.
Đối với trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay không có hiệu quả do nguyên nhân khách quan thì ngân hàng nên gia hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giúp khách hàng tìm ra phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn như những khách hàng các ngành nghề nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản không hiệu quả gây thất thu do chưa áp dụng kỹ thuật đúng hay do thiên tai dịch bệnh thì ngân hàng nên chia nhỏ số nợ để khách hàng dễ dàng trả nợ.
Cán bộ tín dụng cần phải bám sát địa bàn để biết được những khách hàng có khả năng trả nợ mà cố tình dây dưa không trả nợ, thì Ngân hàng cần có biện pháp cứng rắn hơn để thu nợ. Đồng thời phân tích cho họ hiểu là khi đưa ra khởi kiện thì họ tốn rất nhiều chi phí và thiệt hại sẽ về họ.
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN
Trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu, phát triển theo cơ chế thị trường cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM, BIDV nói chung và BIDV Vĩnh Long nói riêng luôn hoạt động với phương châm “chia sẻ cơ hội - hợp tác thành công” để đạt được doanh lợi tối đa cho mái nhà chung BIDV.
Cùng với sự lớn mạnh của toàn hệ thống NHTM trong cả nước, BIDV Vĩnh Long đã và đang đóng góp sức lực vào công cuộc phát triển bền vững nền kinh tế nước nhà. Không chỉ hoạt động vì lợi nhuận mà chi nhánh còn hoạt động vì sự nghiệp nâng cao, phát triển kinh tế tỉnh nhà. Thật vậy, nhìn lại chặng đường đã đi qua luôn có dấu chân của BIDV Vĩnh Long trong việc góp phần hỗ trợ cho các thành phần kinh tế ngày càng phát triển cũng như giúp kinh tế tỉnh nhà ngày càng tăng trưởng.
Nhìn trên phương diện tổng thể kết hợp với các chỉ tiêu đánh giá đề tài nhận thấy hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại BIDV chi nhánh Vĩnh Long được thực hiện tốt nhất trong năm 2013 với một số kết quả đạt được như tỷ lệ nợ xấu vốn tín dụng doanh nghiệp giảm, dư nợ gia tăng, có sự gia tăng vốn tín dụng trung dài hạn gia tăng thu nhập cho ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo cơ cấu tín dụng hợp lý.
Tuy nhiên công tác thu hồi nợ doanh nghiệp diễn biến tương đối chậm và có giá trị giảm đi. Điều này sẽ gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng giá trị nợ xấu tương đối lớn. Những tồn tại này xuất phát chủ yếu từ phía doanh nghiệp và diễn biến không ổn định của nền kinh tế.
Mặc dù còn một vài hạn chế nhưng với những kết quả to lớn mà chi nhánh đã đạt được cùng với sự cố gắng, nổ lực không ngừng để góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển. Ngân hàng đã ngày càng tạo được lòng tin vững chắc trong từng khách hàng và đến nay khách hàng trong Tỉnh đã thừa nhận rằng một phần thành công của họ có sự hỗ trợ, giúp đỡ, đáp ứng vốn kịp thời của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long. Hy vọng rằng trong tương lai khi ngân hàng nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn của các ngành các cấp thì các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trên sẽ được ngân hàng ứng dụng vào thực tiễn một cách đồng bộ và toàn diện để ngân hàng khắc phục phần nào những hạn chế, dần đi đến hoàn thiện và tiến xa hơn nữa trong vai trò chủ lực của nền kinh tế của Tỉnh để tiếp tục sánh vai với các khách hàng trong từng chặng đường mở cửa và hội nhập hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại. 2012, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ
2. Trần Ái Kết (Chủ biên) (2007). Lý thuyết tài chính tiền tệ, Tủ sách trường Đại học Cần Thơ
3. Đàm Hồng Phương (2010). Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí ngân hàng, số 03/2010
4. Lê Thị Thanh Hà (2008). Phân tích tài chính doanh nghiệp, trường Đại học Ngân hàng.
5. Báo cáo tài chính của ngân hàng BIDV chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm 2010 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 6. Các website: - http://www.google.com - http://www.bidv.com.vn/Gioithieu/Lich-su-phat-trien.aspx - http://diachidoanhnghiep.com/group.asp?menu=detail&id=5688 - http://tailieuhoctap.vn/chi-tiet-sach/226-luan-van-de-tai-tham-khao - http://www.lrc.ctu.edu.vn/tai-liu/data-articles/tin-tuc/tai-lieu