Tình hình dư nợ tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 53)

Dư nợ là số tiền ngân hàng giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ tiêu này đánh giá xác thực quy mô tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Cùng với sự tăng lên không ngừng của doanh số cho vay thì dư nợ cho vay cũng không ngừng tăng lên. Dưới đây biểu đồ thể hiện tổng quan về tình hình dư nợ tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014

Dư nợ của ngân hàng có sự tăng giảm qua các năm, đạt cao nhất năm 2011 và thấp nhất vào năm 2012. nguyên nhân chủ yếu do doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm 2011 này thấp. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn trung dài hạn vì dư nợ trung và dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thời gian hoàn vốn lâu hơn. Đến 6 tháng năm 2014 tăng 25,46% so với cùng kỳ năm 2013 .Nguyên nhân sự tăng trưởng này là nhờ chính sách hợp lý của ngân hàng mở rộng thêm các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu vay vốn của từng loại khách hàng làm cho cả doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng trưởng khá cao. Do đó tình hình dư nợ của chi nhánh cũng tăng theo.

Trong nhiều cách tiếp cận khác nhau, đề tài lựa chọn phân tích các chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng theo hai cách tiếp cận là theo thời hạn của tín dụng và theo ngành nghề kinh tế.

Hình 4.6: Tình hình dư nợ tín dụng tại BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014

Bảng 4.7: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn tín dụng tại ngân hàng BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014 (Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng) Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.585.700 1.456.494 1.759.115 1.385.373 1.701.187 -129.206 -8,15 302.621 20,78 315.814 22,80 Trung dài hạn 372.458 327.311 332.249 329.531 362.313 -45.147 -12,12 4.938 1,51 32.782 9,95 TỔNG 1.958.158 1.783.805 2.091.364 1.714.904 2.063.500 -174.353 -8,9 307.559 17,24 348.596 20,33

4.3.3.1 Dư nợ theo thời hạn tín dụng

Nhìn chung qua giai đoạn 2011-2013, tình hình dư nợ có sự tăng giảm không ổn định. Dư nợ ngắn hạn lẫn dư nợ trung dài hạn đều có xu hướng giảm giá trị vào năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013.

- Dư nợ ngắn hạn: Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ ngắn hạn chiếm ưu thế trong cơ cấu dư nợ vì với thời hạn ngắn ngân hàng sẽ gặp ít rủi ro hơn trong các dự án đầu tư.

Cụ thể năm 2012 nhìn chung mặt bằng lãi suất cho vay vẫn còn cao, nên doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng không phải dễ, do đó dư nợ có xu hướng giảm trong năm này chỉ còn 1.456.494 triệu đồng giảm 8,15% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số dư nợ tăng trở lại đạt 1.759.115 triệu đồng tương ứng tăng 20,78% so với năm 2012, có được sự tăng trưởng như vậy là nhờ ngân hàng đã có những biện pháp khắc phục khó khăn như: mở rộng khả năng cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng cũng đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động tín dụng.

Sang năm 2014, với sự trợ giúp của nhà nước hoạt động kinh tế từng bước khôi phục, quy mô tín dụng ngân hàng mở rộng vì thế dư nợ cũng tăng, cụ thể qua 6 tháng 2014 đạt 1.701.187 triệu đồng, gần bằng so với năm 2013 chứng tỏ quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng

- Dư nợ trung và dài hạn: Đối ngược với dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung dài hạn luôn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Năm 2012 dư nợ đạt 327.311 triệu đồng giảm 12,12% so với năm 2011. Đến năm 2013 đạt được 332.249 triệu đồng tăng1,51% so với năm 2012.

Qua bảng số liệu ta thấy 6 tháng 2014, tình hình dư nợ đạt 362.313 triệu đồng tăng 9,95% so với cùng kỳ năm 2013. Sự tăng trưởng này là do ngân hàng có chính sách cho vay hợp lý như: cho vay tín chấp, chiết khấu chứng từ, cho vay với lãi suất thỏa thuận…làm cho hiệu quả tăng tạo nguồn thu cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng trưởng dư nợ phải kết hợp tốt với công tác thu nợ nếu không cho dù dư nợ có tăng mà thu nợ không tốt thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt khác là cho vay dài hạn rủi ro hơn cho vay ngắn hạn và do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn. Nếu đầu tư nhiều vào các khoản tín dụng dài hạn thì rất mạo hiểm nên ngân hàng cũng hạn chế cho vay, nên khoản mục này chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu

4.3.3.2 Dư nợ theo ngành nghề kinh tế

- Nông nghiệp: Ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp trong tổng dư nợ và có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2012 đạt được 256.244 triệu đồng tăng 2,32% so với năm 2011 và chỉ tiêu này tiếp tục tăng vào năm 2013 đạt 316.400 triệu đồng tăng 23,48% so với năm 2012, có được kết quả như vậy là do doanh số cho vay theo loại hình này giảm mạnh trong năm, trong khi đó khả năng thu nợ của ngân hàng là khá tốt. Qua 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ ngành nông nghiệp đạt 248.075 triệu đồng tăng 39,14% so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung, các năm qua ngân hàng đã cố gắng gia tăng mức dư nợ cho ngành này, nhằm thực thiện tốt chủ trương của nhà nước ta là phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, ổn định sản xuất lâu dài để góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh nhà phát triển mạnh

- Công nghiệp – xây dựng: Dư nợ trong ngành này giảm liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2012 là 393.863 triệu đồng giảm 44,27% so với năm 2011, năm 2013 chỉ tiêu này tiếp tục giảm 18.546 triệu đổng chỉ còn 375.317 triệu đồng tương ứng giảm 4,71% so với năm 2012. Sang năm 2014, tình hình vẫn không thay đổi, cụ thể 6 tháng đầu năm 2014 đạt 496.137 triệu đồng, giảm 13,35% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân do diễn biến ngành công nghiệp đã đi vào ổn định nên nhu cầu vốn cũng ít, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nên trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, các khoản thu nợ trước cũng được gia tăng. Bên cạnh đó, riêng ngành xây dựng thì còn khó khăn do cung tăng nhưng nhu cầu xây mới lại giảm, do đó ngân hàng cũng xem xét rất kỹ khâu thẫm định đối với các nhu cầu vay vốn này và hầu như rất ít kết hoạch dự án xây mới được chấp thuận.

Bảng 4.8: Dư nợ khách hàng doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014 (Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng). Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 250.433 256.244 316.400 178.293 248.075 5.811 2,32 60.156 23,48 69.782 39,14 Công nghiệp-Xây dựng 706.706 393.863 375.317 573.746 497.137 -312.843 -44,27 -18.546 -4,71 -76.609 -13,35 Thủy sản 30.032 127.768 106.297 87.834 85.795 97.736 325,44 -21.471 -16,8 -2.039 -2,32 Thương mại-Dịch vụ 970.987 1.005.930 1.293.350 875.031 1.232.493 34.943 3,6 287.420 28,57 357.462 40,85 TỔNG 1.958.158 1.783.805 2.091.364 1.714.904 2.063.500 -174.353 -8,9 307.559 17,24 348.596 20,33 Đvt: Triệu đồng

- Thủy sản: Chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng giảm không ổn định, đạt cao nhất vào năm 2012 được 127.768 triệu đồng tăng 325,44% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu thủy sản là rất cao, vì vậy mà ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp hoat động có hiệu quả, đã làm doanh số dư nợ trong năm tăng. Đến năm 2013 doanh số dư nợ giảm chỉ còn 106.297 triệu đồng giảm 16,8% so với năm 2012. Trong năm 2013, ngân hàng đã tăng cường thu các khoản nợ cũ, xem xét kỹ các quyết định cho vay do thi trường thủy sản trong năm có nhiều biến động, từ đó đã làm giảm quy mô cho vay ngành thủy sản trong năm. Dư nợ 6 tháng đầu năm 2014 là 85.795 triệu đồng giảm hơn so với cùng kỳ năm 2013 2,32%. Sự biến động thất thường của ngành thủy sản dẫn tới quy mô tín dụng trong lĩnh vực bị thu hẹp

- Thương mại- dịch vụ: Hoạt động thương mại của tỉnh nhà được đầu tư và ngày càng phát triển tốt vì thế dư nợ trong lĩnh vực này cũng tăng đều qua các năm. Năm 2011 dư nợ là 1.005.930 triệu đồng tăng 3,6% so với năm 2011. Đến năm 2013 dư nợ đạt 1.293.350 triệu đồng tăng 28,575 so với năm 2012. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2014 thì dư nợ đã đạt được 1.232.493 triệu đồng, gần bằng với mức dư nợ của cả năm 2013. Đạt được như vậy là nhờ vào chính sách đổi mới của tỉnh đạt hiệu quả thu hút kêu gọi phát triển ngành du lịch tỉnh nhà, giải quyết khó khăn, thúc đẩy đầu tư sản xuất trong lĩnh vực xuất khẩu, ngân hàng cũng đã mở rộng hoạt động tín dụng, hỗ trợ vốn cho các đơn vị này.Sự tăng trưởng mạnh mẽ của dư nợ ngành thương mại cho thấy tiềm năng phát triển của ngành này ngày càng được biểu hiện

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 53)