Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại BIDV chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014
Nhìn chung tình hình nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm và đạt cao nhất vào năm 6 tháng 2014 là 63.567 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm này tình hình kinh tế có nhiều biến động tác động không nhỏ đến nền kinh tế làm giảm hiệu quả tín dụng của chi nhánh. Nợ xấu sẽ được phân tích ở hai phương diện là theo thời hạn và theo nghành nghề kinh tế.
4.3.4.1 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng
- Ngắn hạn: Trong giai đoạn 2011 – 2013, tình hình nợ xấu ngắn hạn của doanh nghiệp có sự tăng giảm không ổn định cụ thể như sau. Năm 201 nợ xấu ngắn hạn là 34.321 triệu đồng, năm 2012 giảm 6,01% tức giảm 2.061 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân do trong năm ngân hàng đã đẩy mạnh việc thu hồi và xử lý nợ xấu bằng cách giảm lãi suất các khoản nợ cũ, gia hạn nợ tạo điều kiện cho doanh ngiệp có thời gian kinh doanh sản xuất từ đó thúc đẩy việc thu hồi nợ xấu diễn ra hiệu quả. Năm 2013 giá trị nợ xấu đạt 41.063 triệu đồng tăng 8.803 triệu đồng so với năm 2012 với tốc độ tăng tương ứng 21,44% do giá trị thu hồi ngắn hạn trong năm vượt thời hạn trả nợ bên cạnh đó, các khoản nợ cũ của một số doanh nghiệp chưa được xử lý hết nên góp phần gia tăng nợ xấu trong năm.
Ta thấy 6 tháng đầu năm 2014 tình hình nợ xấu của ngân hàng là 43.874 triệu đồng, tiếp tục tăng 3.069 triệu đồng tức là tăng 7,52% so với cùng kỳ năm 2013. Việc nợ xấu tăng cao như vậy, cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng không đạt hiệu quả. Nguyên nhân nợ xấu tăng nhanh đầu năm một phần là do phía người vay gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ cũng làm cho nợ xấu tăng, một phần là do tốc độ tăng trưởng cho vay, dư nợ tăng quá nhanh vì thế không thể tránh tác động đến nợ xấu. .
Bảng 4.9: Nợ xấu khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn tín dụng tại ngân hàng BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014 (Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng). Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T 2013/2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 34.321 32.260 41.063 40.805 43.874 -2.061 -6,01 8.803 21,44 3.069 7,52 Trung dài hạn 9.474 12.584 9.286 10.027 9.693 3.110 32,83 -3.298 -35,52 -334 -3,33 TỔNG 43.795 44.844 50.349 50.832 53.567 1.049 2,4 5.505 12,28 2.735 5,38
- Trung dài hạn: Cũng giống như nợ xấu ngắn hạn, nợ xấu trung dài hạn có sự tăng giảm không ổn định, tăng cao nhất vào năm 2012 đạt 12.584 triệu đồng . Nguyên nhân là do trong năm ngân hàng phải cơ cấu lại nợ xấu theo quy định của chính phủ, một số doanh nghiệp phá sản làm việc thu hồi nợ xấu rất khó khăn. Tuy nhiên, sang năm 2013 tình khả qua hơn khi doanh số nợ xấu trung dài hạn giảm xuống còn 9.286 triệu đồng tương ứng giảm 35,52% so với năm 2012. Được kết quả như vậy là nhờ sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên trong ngân hàng đã kéo nợ quá hạn trong năm giảm xuống. Bước qua 6 tháng 2014, tình hình nợ xấu đạt 9.693 triệu đồng, giảm 3,33% so với 6 tháng năm 2013. Năm 2014 các khoản nợ dài dạn được xem xét giảm lãi suất và doanh nghiệp cũng hoạt động trở lại tương đối. Ngân hàng cũng đã tập trung xử lý nợ xấu để nhằm giảm bớt nợ xấu trung dài hạn, thu hồi lại vốn cho ngân hàng. Qua phân tích ta thấy, những món vay nợ trung và dài hạn với thời gian dài hơn thường chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Do đó, ngân hàng cần phải xem xét cẩn thận, có những biện pháp hợp lý để giảm thiểu rủi ro đến múc thấp nhất
4.3.4.2 Nợ xấu theo ngành nghề kinh tế
Tình hình nợ xấu doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế được mô tả tổng quát qua hình 4.7
- Nông nghiệp: Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình nợ xấu ngành nông nghiệp trong năm có nhiều biến động, cao nhất năm 2013 đạt 11.039 triệu đồng và thấp nhất năm 2012 đạt 7.167 triệu đồng, từ năm 2011-2012 ta thấy tỷ trọng nợ xấu của ngành có xu hướng giảm, cho thấy lĩnh vực nông nghiệp hoạt động tương đối hiệu quả trong thời gian này. Sang năm 2013, tình hình nợ xấu tăng đột biến là do quy mô hoạt động tín dụng ngân hàng tăng cao. Đến 6 tháng 2014, tình hình nợ xấu của ngành đạt 7697 triệu đồng, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2013
Bảng 4.10: Nợ xấu khách hàng doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014 (Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng). Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T 2014/2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền tiền Số % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 10.196 7.167 11.039 5.633 7.697 -3.029 -29,71 3.872 54,03 2.064 36,6 Công nghiệp-Xây dựng 16.561 11.313 9.946 12.610 12.762 -5.248 -31,69 -1.367 -12,08 152 1,21 Thủy sản 11.563 7.353 2.383 4.043 2.616 -4.210 -36,41 -4.970 -67,59 -1.427 -35,3 Thương mại-Dịch vụ 5.475 19.011 26.981 28.546 30.492 13.536 247,23 7.970 41,92 1.946 6,82 TỔNG 43.795 44.844 50.349 50.832 53.567 1.049 2,4 5.505 12,28 2.735 5,38 Đvt: Triệu đồng
Nguyên nhân chủ yếu là do, những tháng đầu năm 2014, ngành nông nghiệp của địa phương chiệu nhiều thiệt hại nặng nệ của dịch bệnh và chi phí đầu vào tăng cao, làm cho doanh nghiệp bị lỗ hoặc hều vốn điều này làm cho doanh nghiệp không thể thanh toán nợ cho ngân hàng đúng hạn
- Thủy sản và ngành công nghiệp có giá trị nợ xấu giảm qua các năm do ngân hàng thực hiện cơ cấu nợ, giảm lãi suất đối với các khoản nợ cũ cho ngành thủy sản để giải quyết nợ xấu. Riêng ngành công nghiệp Tỉnh có sự tăng trưởng qua các năm nên việc hoàn trả nợ vay cũng được doanh nghiệp thực hiện tốt, góp phần làm giảm nợ xấu của ngành này.
Tuy nhiên bước qua năm 2014, nợ xấu của ngành đạt 12.762 triệu đồng, tăng 1,21% so với cùng kỳ 6 tháng năm 2013. Lý giải cho việc này là dầu năm 2014, thị trường bất động sản bị đóng băng, giá cả sụt giảm, các nhà đầu tư, nhà thầu không bán được nhà. Vì thế, họ đã không thanh toán được cho ngân hàng đúng hạn theo hợp đồng.
Quy mô hoạt động tín dụng của ngành này khá lớn so với các ngành khác. Vì vậy để hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả thì ngân hàng phải tìm cách nào vừa tăng quy mô hoạt động tín dụng trong ngành mà vừa đảm công tác thu nợ để tránh sự tăng cao của nợ xấu
- Thương mại - dịch vụ: Đây là ngành có tình hình nợ xấu tăng dần qua các năm. Ngân hàng cần chú ý đánh giá lại ngành này trong cho vay cũng như thu nợ. Nợ xấu gia tăng liên tục là dấu hiệu không ổn, ngân hàng cần tăng cường xử lý nợ xấu, tập trung theo dõi tận thu nợ xấu của ngành để đảm bảo an toàn cho ngân hàng.