Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 47)

Với phương châm “chất lượng – an toàn – hiệu quả” trong công tác điều hành, ngoài việc huy động vốn thì việc sử dụng vốn cũng không kém phần quan trọng. Phải sử dụng vốn như thế nào là hợp lý, hiệu quả là vấn đề cần thiết mà chi nhánh cần phải quan tâm. Vì nếu sử dụng vốn không phù hợp thì sẽ dẫn đến nhiều rủi ro, không thu hồi được nợ, làm tăng tỷ lệ nợ xấu,… Do đó, chi nhánh cần thường xuyên theo dõi việc thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để kịp thời xử lý, thu hồi nợ khi đến hạn. Doanh số thu nợ sẽ phản ánh được hiệu quả cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu doanh số thu nợ cũng lần lược được phân tích theo thời hạn của tín dụng và theo ngành nghề kinh tế.

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn tín dụng tại ngân hàng BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014 (Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng) Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số

tiền % Ngắn hạn 1.070.722 1.325.841 728.363 335.075 341.957 255.119 23,83 -597.478 -45,06 6.882 2,05 Trung dài hạn 198.517 99.725 122.041 54.920 62.123 -98.792 -49,77 22.316 22,38 7.203 13,12 TỔNG 1.269.239 1.425.566 850.404 389.995 404.080 156.327 12,32 -575.162 -40,35 14.085 3,61

4.3.2.1 Thu nợ theo thời hạn tín dụng:

Do tình hình kinh tế có nhiều biến động, doanh số cho vay giảm, nên doanh số thu nợ cũng bị ảnh hưởng, biến động liên tục trong giai đoạn 2011- 2013. Năm 2012, tổng thu nợ là 1.425.566 triệu đồng tăng 12,32% so với năm 2011 và năm 2013 đạt 850.404 triệu đồng, giảm 40.35% so với năm 2012.

Tình hình thu nợ ngắn hạn: Năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 1.325.841 triệu đồng tăng 255.119 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 23,83% .Ý thức được tầm quan trọng của công tác thu nợ đối với hoạt động của mình, ngân hàng theo dõi kỹ các khoản vay và có nhiều biện pháp tích cực trong công tác thu nợ như phát mãi tài sản, trích lập dự phòng,...nên doanh số thu nợ tăng cao năm 2012. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến 6 tháng 2014 chỉ tiêu này co xu hướng giảm. Nguyên nhân doanh số thu nợ ngắn hạn tăng không cao là do doanh số cho vay ngắn hạn trong năm đạt thấp, bên cạnh đó công tác thu nợ ngắn hạn cũng bị hạn chế do tình hình của doanh nghiệp kinh doanh chưa khả quan, hạn chế nguồn thu nợ của ngân hàng.

Tình hình thu nợ trung và dài hạn: Năm 2012 doanh số thu nợ đạt 99.725 triệu đồng, giảm 49,77%. Nguyên nhân là do trong năm một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, gặp nhiều khó khăn khi nền kinh tế bị ảnh hưởng, việc thắt chặt tiền tệ làm cho lãi suất tăng cao nên làm cho khả năng hoàn trả của các con nợ bị giảm sút, nên việc thu hồi gặp nhiều khó khăn

Đến năm 2013 tình hình có khả quan hơn khi mà doanh số thu nợ của ngân hàng đạt 122.041 triệu đồng, tăng 22,38% so với năm 2012. Sang 6 tháng 2014, doanh số thu nợ trung dài hạn vẫn tăng, cụ thể đạt được 62.123 triệu đồng tăng 13,12% so với 6 tháng năm 2013. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ trung dài hạn tăng trở lại là do cán bộ tín dụng đã thực hiện nghiêm túc hơn qui trình cho vay từ khâu thẩm định hồ sơ khách hàng đến việc tích cực trong công tác quản lý các món vay, thu hồi nợ và thường xuyên đôn đốc doanh nghiệp trả nợ đúng hạn. Ngoài ra, tình hình kinh tế cũng tiến triển khả quan hơn, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên ngân hàng thu hồi được vốn lãi đúng hạn. Để cạnh tranh với các ngân hàng khác trong tương lai và để có kết quả lợi nhuận cao hơn nữa thì cần phải có một sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng của toàn chi nhánh và do việc chú trọng vào tín dụng ngắn hạn đã làm cho doanh số thu nợ trung và dài hạn của ngân hàng không có sự cân đối trong thu nợ. Chính vì thế ngân hàng càng chú trọng hơn nữa trong công tác tín dụng trung và dài hạn để góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu tín dụng trung và dài hạn được phát triển đúng mức và không vượt quá giới hạn cho phép thì đây là nguốn thu lợi nhuận tốt của ngân hàng

4.3.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế

Một ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì không chỉ chú trọng nâng cao doanh số cho vay mà còn phải quan tâm đến tình hình thu nợ ở mỗi khách hàng trong từng lĩnh vực. Trong các ngành kinh tế mà ngân hàng có quan hệ tín dụng thì quan hệ tín dụng của ngân hàng trong lĩnh vực thủy sản chiếm thị phần cao, tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp xây dựng, thấp hơn là nông nghiệp và thấp hơn cả là lĩnh vực. thương mại

- Công nghiệp – xây dựng: Là ngành chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng doanh số thu nợ, và có xu hướng phát triển chiếm tỷ trọng ngày càng cao, cho thấy hướng phát triển trong khối ngành này ngày càng mạnh mẽ. Cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ ngành này đạt 288.704 triệu đồng chiếm 22,74% tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2012 doanh số tăng vọt đạt 613.769 triệu đồng tăng 325.965 triệu đồng tương ứng tăng 112,59% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm các khu công nghiệp được đưa vào sử dụng và ngày càng mở rộng, các công ty hoạt động có hiệu quả, khả năng thanh toán cho nợ vay của ngân hàng cao, dẫn đén doanh số thu nợ tăng mạnh trong năm.

Đến năm 2013 doanh số này giảm còn 274.754 triệu đồng tương ứng giảm 55,23% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do tình hình thị trường có nhiều biến động bất lợi cho việc sản xuất kinh doanh như: giá cả đầu vào tăng cao do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, thị trường đầu ra không ổn định, ngoài ra còn một số ngành khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, đã làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Tình hình 6 tháng 2014, doanh số thu nợ vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể giảm 30,62%. Mặc dù được sự hỗ trợ giúp đỡ của ngân hàng, nhưng doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp, các công ty xây dựng đều không bán được nhà và đất, thị trường nhà đất rơi vào ảm đảm và sụt giảm, các doanh nghiệp thua lỗ, đã làm cho khả năng thanh toán nợ

Hình 4.5: Tình hình cho vay theo ngành nghề kinh tế tại BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng 2014 (Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng) Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 130.659 180.849 179.845 60.966 42.299 50.190 38,41 -1.004 -0,56 -18.667 -30,62 Công nghiệp-xây dựng 288.704 613.769 274.754 144.966 188.739 325.065 112,59 -339.015 -55,23 43.773 30,20 Thủy sản 703.461 452.084 251.508 133.596 110.495 -251.377 -35,73 -200.576 -44,37 -23.101 -17,29 Thương mại-Dịch vụ 146.415 178.864 144.297 50.467 62.547 32.449 22,16 -34.567 -19,33 12.080 23,94 TỔNG 1.269.239 1.425.566 850.404 389.995 404.080 156.327 12,32 -575.162 -40,35 14.085 3,61 Đvt: Triệu đồng

- Nông nghiệp:Đây là lĩnh vực có doanh số thu nợ thấp. Năm 2011 tổng doanh số thu nợ là 130.659 triệu đồng, sang năm 2012 là 180.849 triệu đồng gtăng 38,41% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số thu nợ ở ngành này giảm nhẹ đạt 179.845 triệu đồng tương ứng giảm 0,56% so với năm 2012. Năm 2012 thu nợ trong hoạt động nông nghiệp tăng do các khoản nợ của năm trước tới hạn trả nợ và ngân hàng đã thu được nợ.

Đến 6 tháng 2014 tình hình thu nợ giảm 30,62% so với cùng kỳ năm 2013, doanh số thu nợ giảm do tình hình kinh tế trong thời gian này gặp khó khăn gây ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp của tỉnh, bên cạnh đó thì ngay từ đâu năm, ngành nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn thiên tai như thời tiết mưa bão thất thường, quá trình đầu tư cải tạo vườn tạp chưa mang lại hiệu quả…đã ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng của người nông dân. Từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu nợ của ngân hàng. Ta thấy doanh số thu nợ lĩnh vực này là khá ổn định, dù còn bị ảnh hưởng nhiều của khó khăn thiên tai dịch bệnh, giá tiêu thụ sản phẩm … nhưng nhìn chung ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn có sự tăng trưởng

- Thủy sản: Thu nợ trong ngành thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011 thu nợ đạt 703.461 triệu đồng chiếm tỷ lệ 52,42% tổng doanh số thu nợ, sang năm 2012 thu được 452.084 triệu đồng giảm 35,73% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số thu nợ của ngành thủy sản tiếp tục giảm đạt 251.508 triệu đồng giảm 44,37% so với năm 2012. Đến 6 tháng 2014 doanh số thu nợ của ngàn này tiếp tục giảm, cụ thể giảm 17,29% tương ứng giảm 18.667 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân tỷ trọng trong ngành này ngày càng giảm là do về yếu tố giá cả thất thường trên thị trường, người nuôi cá không có được lợi nhuận, thậm chí bị lỗ, nên việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.

- Thương mại - dịch vụ: Doanh số thu nợ lĩnh vực này có sự tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2012 doanh số đạt 178.864 triệu đồng tăng 22,16% so với năm 2011. Có được sự tăng trưởng như vậy là nhờ chủ trương chú trọng đầu tư phát triển thương mại tỉnh nhà, các dịch vụ du lịch; kinh doanh nhà hàng khách sạn cũng gia tăng. Lĩnh vữc xuất nhập khẩu thương mại tăng trưởng ở mức ổn định, các doanh nghiệp thương mại làm ăn hiệu quả có lợi nhuận cao nên công tác thu nợ cũng tương đối dễ dàng. Sang năm 2013 doanh số này giảm còn 144.297 triệu đồng tương ứng giảm 19,33% so với năm 2012, nguyên nhân là do một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này gặp khó khăn do tình hình biến động thị trường theo chiều giá tăng

nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong vấn đề trả nợ. Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình thu nợ 6 tháng năm 2014 đạt hiệu quả tốt, cụ thể đạt 62.547 triệu đồng tăng tăng 23,94% so với cùng kỳ nằm 2013, sự gia tăng này một phần là do doanh số cho vay của ngành trong năm 2013 còn khá cao, phần khác là do sự nâng cấp và phát triển chợ, mở rộng thị trường hàng hóa đến các khu lân cận, khu công nghiệp, các ngành dịch vụ phát triển nên các khách hàng kinh doanh có hiệu quả đã tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 47)