4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng:
Doanh số cho vay phụ thuộc vào nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tại ngân hàng BIDV chi nhánh Vĩnh Long thực hiện cho vay đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp theo hai loại thời hạn là các khoản vay ngắn hạn và các khoản vay trung dài hạn. Dưới đây là bảng tổng kết tình hình cho vay doanh nghiệp theo thời hạn tín dụng trong ba năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tại ngân hàng.
Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu cho vay theo thời hạn tại ngân hàng. Đây là những khoản vay có thời hạn từ một năm trở xuống, có thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong giai đoạn từ 2011-2013, doanh số cho vay ngắn hạn biến động theo chiều hướng không những giảm dần giá trị qua các năm mà còn có xu hướng giảm về mặt tỷ trọng trong cơ cấu cho vay theo thời hạn tại ngân hàng.
Cụ thể năm 2012 là 1.196.635 triệu đồng giảm 572.125 triệu đồng tương ứng 32,35%. Sang năm 2013 lại tiếp tục giảm với tốc độ giảm 13,84% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm trước chi nhánh cho vay ngắn hạn tương đối lớn nhưng thu về thì chậm và tỷ lệ nợ xấu tăng cao nên chi nhánh đã chủ trương giảm bớt cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế các khoản nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Bước qua năm 2014, doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhẹ so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013, cụ thể tăng 20.075 triệu đồng. Nguyên nhân giải thích cho sự gia tăng này là do trong thời gian này, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và muốn mở rộng sản xuất, vì thế cần thêm nguồn vốn lưu động để phục vụ cho công tác mở rộng kinh doanh, đổng thời vì cho vay ngắn hạn có múc độ rủi ro thấp hơn so với trung - dài hạn, do thời gian cho vay ngắn dễ kiểm soát, nên ngay từ đầu năm 2014 ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay ngắn hạn, từ đó thu hút được nhiều doanh nghiệp đến ngân hàng để vay vốn kinh doanh, làm cho doanh số của khoản mục này tăng lên
Tình hình cho vay trung và dài hạn của chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Tốc độ tăng của năm 2012 cao hơn tốc độ tăng của năm 2011 là 367,16 %. Bước qua năm 2013 thì doanh số cho vay trung - dài hạn tăng mạnh cụ thể là 126.979 triệu đồng, tăng 72.401 triệu đồng tương ứng với 132,66%. Nguyên nhân chủ yếu là do chi nhánh thực hiện theo tinh thần của trung ương về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhờ vào sự hỗ trợ lãi suất đồng thời nhờ sự hỗ trợ và giúp đỡ của Chính phủ đã thúc đẩy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng lên.
Bảng 4.3: : Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo thời hạn tín dụng tại ngân hàng BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng 2014 (Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng) Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.768.760 1.196.635 1.030.984 463.954 484.029 -572.125 -32,35 -165.651 -13,84 20.075 4,33 Trung dài hạn 11.683 54.578 126.979 57.140 92.187 42.895 367,16 72.401 132,66 35.047 61,34 TỔNG 1.780.443 1.251.213 1.157.963 521.094 576.216 -529.230 -29,72 -93.250 -7,45 55.122 10,58 Đơn vị tính: Triệu đồng
Tình hình cho vay trung dài hạn qua 6 tháng 2014, vẫn tiếp tục có xu hướng tăng, cụ thể 6 tháng 2014 là 92.187 triệu đồng tăng 61,34% so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay theo thời hạn tại ngân hàng. Nguyên nhân khoản mục này bị hạn chế do:
- Về phía ngân hàng: Nguồn vốn cho vay từ ngân hàng phần lớn là vốn huy động từ dân chúng nhưng thực tế là thói quen không chịu gửi tiền vào ngân hàng của đại đa số người Việt Nam thật sự khó thay đổi, hơn nữa nếu gửi tiền vào ngân hàng thì thường gửi trong ngắn hạn ( kỳ hạn dưới 12 tháng) cho nên nếu sử dụng nguồn vốn này đề cho vay trung và dài hạn thì rủi ro rất lớn. Thời hạn cho vay càng dài càng tỷ lệ thuận với rủi ro, do đó ngân hàng rất cẩn trọng trong công tác thẩm định và quyết định cho vay với các dự án trung và dài hạn, chính vì vậy mà sự gia tăng cho vay trung và dài hạn có phần chậm chạp hơn so với cho vay ngắn hạn.
- Về phía doanh nghiệp: Đa phần các DN ở nước ta nói chung và Vĩnh Long nói riêng đều là những doanh nghiệp nhỏ lẻ cho nên chỉ tập trung vào những dự án ngắn hạn, chưa thật sự có những dự án hay chiến lược kinh doanh lậu dài. Chính vì vậy mà thường các DN chỉ cần nhu cầu vốn trong ngắn hạn
4.3.1.2 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long đã mở rộng đầu tư cho vay ở tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau như nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, thương mại. Với truyền thống là tỉnh nông nghiệp và có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản vì thế vốn tập trung trong lĩnh vực này khá nhiều. Nhưng cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại như hiện nay thì nhu cầu về nguồn vốn ngày càng lớn hơn.
Dưới đây là tổng hợp số liệu và biểu đồ thể hiện doanh số cho vay doanh nghiệp theo từng ngành nghề kinh tế tại BIDV Vĩnh Long trong giai đoạn năm 2011-2013 và 6 tháng năm 2014
Bảng 4.4: Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng BIDV Vĩnh Long giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng 2014 (Nguồn: Phòng Quản trị tín dụng) Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/ 2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6T 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 266.708 186.660 240.001 94.034 94.323 -80.048 -30,01 53.341 28,58 289 0,31 Công nghiệp-Xây dựng 342.675 300.926 256.208 171.232 218.646 -41.749 -12,18 -44.718 -14,86 47.414 27,69 Thủy sản 629.579 549.820 230.037 114.273 121.388 -79.759 -12,67 -319.783 -58,16 7.115 6,23 Thương mại-Dịch vụ 541.481 213.807 431.717 141.555 141.859 -327.674 -60,51 217.910 101,92 304 0,21 TỔNG 1.780.443 1.251.213 1.157.963 521.094 576.216 -529.230 -29,72 -93.250 -7,45 55.122 10,58 Đvt: Triệu Đồng
Nhìn chung hoạt động cho vay doanh nghiệp phân phối một cách tương đối đồng đều ở các ngành nghề trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên mức doanh số cho vay ở từng ngành lại có nhiều biến động qua các năm.
- Nông nghiệp: Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp truyền thống, thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tuy nhiên có xu hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2012 doanh số cho vay đạt 186.660 triệu đồng giảm 80.048 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, khoản mục này tăng trở lại với tốc độ tăng 28,58% so với năm 2012. Năm 2012, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế việc xuất khẩu mặt hàng lương thực thực phẩm giảm sút, mặt khác điều kiện tự nhiên không thuận lợi và do việc chuyển đổi đất nông nghiệp làm các khu công nghiệp như Bắc Cổ Chiên, Bình Minh,... làm cho diện tích đất nông nghiệp bị giảm xuống. Đến năm 2013 doanh số cho vay tăng trở lại vì chủ trương của tỉnh là khuyến khích phát triển kinh tế vùng nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân bằng hình thức đầu tư tín dụng, hỗ trợ lãi suất. Cùng với sự gia tăng doanh số cho vay vào năm 2013 thì sang 6 tháng đầu năm 2014, tình hình cho vay ngành nông nghiệp cơ bản vẫn tăng ổn định, cụ thể là tăng 0,31% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này chứng tỏ tuy ngân hàng đã trở thành ngân hàng TMCP nhưng ngân hàng vẫn chú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp, đây là ngành được ngân hàng coi trọng; vì thế mà ngân hàng đã đẩy mạnh tăng doanh số cho vay đối với ngành này lên
- Công nghiệp – xây dựng: Nhìn chung, doanh số cho vay tại BIDV trong giai đoạn 2011-2013 trong giai đoạn này có xu hướng giảm dần qua các năm và đạt giá trị thấp nhất trong năm 2013 với số tiền cho vay là 256.208 triệu đồng giảm 44.718 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 14,86% so với năm 2012. Do trong giai đoạn này giá vật tư xây dựng cũng như giá xăng dầu không ngừng leo thang và không ổn định làm gia tăng giá trị xây dựng, giảm nhu cầu xây dựng do giá thành đắt. Các doanh nghiệp kinh doanh giảm nhu cầu vay vốn nên khoản mục này giảm. Tuy nhiên, sang năm 2014 doanh số cho vay có xu hướng tăng trở lại. Nguyên nhân do cùng với xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế của tỉnh chuyển dần theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp, minh chứng là 3 khu công nghiệp lớn của tỉnh được xây dựng và đưa vào sử dụng là Hòa Phú, Bắc Cổ Chiên, Bình Minh. Trong những tháng đầu năm 2014 Tỉnh đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, mở rộng thêm các khu công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp
trong và ngoài nước, từ đó làm khoản mục này có dấu hiệu tăng trở lại . - Thủy sản : Nhìn vào số liệu ta thấy doanh số cho các doanh nghiệp ngành
2013 với tốc độ giảm mạnh 58,16% so với năm 2012 tương ứng giảm 319.783. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành thủy sản của tỉnh chủ yếu là nuôi cá da trơn. Mà việc xuất khẩu cá da trơn sang thị trường nước ngoài thì đầy biến động, giá cá tăng giảm thất thường. Có khi xuất khẩu thuận lợi, giá cá tăng cao thì nhiều người đổ xô vay vốn đào ao thả cá. Có khi giá cá xuống rất thấp thì nhiều người nuôi cá treo ao. Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhưng chưa thể tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp do đó làm giảm doanh số cho vay ngành này qua các năm.
BIDV Vĩnh Long luôn quan tâm và chú trọng công tác cho vay vốn đối với ngành này, nắm bắt được nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, cụ thể ngay từ đầu năm 2014 ngân hàng đã triển khai chương trình tín dụng tổng thể giai đoạn 2014-2017 hỗ trợ phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP với doanh số cho vay 15.000 tỷ đồng. Nhờ vậy đã làm khoản mục này tăng trở lại ở 6 tháng đầu năm 2014, cụ thể tăng 6,23%
- Thương mại dịch vụ: Nhìn chung thì doanh số cho vay đối với ngành thương mại tăng qua các năm, tuy nhiên sự tăng trưởng đó không ổn định, có lúc giảm. Cụ thể năm 2012 doanh số cho vay đối với thương mại giảm 60,51% so với năm 2011, doanh số cho vay của năm 2012 là 213.807 triệu đồng, trong khi đó năm 2011 là 541.481 triệu đồng. Năm 2013 doanh số cho vay của ngành thương mại tăng vọt lên 431.717 triệu đồng tăng 101,92% so với năm 2012. Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014, nhìn chung vẫn bằng doanh số cùng kỳ năm 2013. Đạt được kết quả như vậy là do hoạt động thương mại trên địa bàn đạt nhiều kết quả khả quan, như kiêm ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng qua các năm, ngoài ra còn cho các khu du lịch sinh thái vay nhằm thu hút khách nước ngoài vào du lịch. Đây là hình thức đa dạng hóa cho vay ngành thương mại dịch vụ của ngân hàng.