Nợ xấu trên tổng dƣ nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn (Trang 75)

Giai đoạn 2011 - 2013

Bất cứ ngành nghề nào cũng có rủi ro và đối với hoạt động tín dụng ngân hàng thì nợ xấu là rủi ro rất lớn. Cho nên nợ xấu của tất cả các ngân hàng quan tâm hàng đầu vì chúng ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng hay nói cách khác là ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nợ xấu so với tổng dƣ nợ hay còn gọi là tỷ lệ nợ xấu đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ số này càng thấp thì chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngƣợc lại. Hiện nay, nợ xấu so với tổng dƣ nợ của ngân hàng đƣợc NHNN cho phép không vƣợt quá 3% thì hoạt động tín dụng của ngân hàng đƣợc xem là đạt chất lƣợng tín dụng tốt. Qua bảng số liệu 4.8a ta thấy tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ luôn đƣợc chi nhánh kiểm soát tốt và luôn ở dƣới mức 3% và đặc biệt giảm dần qua các năm. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ năm 2011 là 1,83%, năm 2012 là 1,05% và năm 2013 là 0,86%. Để đạt đƣợc kết quả này là do sự hổ trợ của chính quyền và NHNN đã ban hành các nghị định, quyết định nhằm giúp địa bàn quận tháo gỡ những khó khăn và nổ lực của tất cả các thành viên trong ngân hàng và bằng những kỹ năng nghiệp vụ đƣợc đào tạo trong công tác thu hồi nợ đã kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, đẩy mạnh các biện pháp tích cực nhƣ chỉ đạo cán bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc trong việc thẩm định, giám sát và thƣờng xuyên nhắc nhở khách hàng khi đến thời gian đáo hạn và chính những điều đó mà tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ giảm đáng kể qua các năm và đã không vƣợt qua 3% do NHNN quy định.

64

Thời điểm 06 tháng 2013 và 06 tháng 2014

Hệ số này phản ánh chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ số này càng thấp thì chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngƣợc lại. Tỷ lệ nợ xấu luôn đƣợc kiểm soát ở mức dƣới 3% mà NHNN quy định. Cụ thể, 06T/2013 đạt 0,95%, còn 06T/2014 tỷ lệ nợ xấu này giảm xuống chỉ còn 0,76 %. Đạt đƣợc kết quả này là do ngân hàng đề ra các biện pháp hữu hiệu và triệt để thực hiện những giải pháp thu hồi nợ xấu một cách hiệu quả. Và công tác đôn đốc, thƣờng xuyên đánh giá, phân tích nợ. Chủ động, linh hoạt trong công tác xử lý, thu hồi nợ trên cở sở bám sát các văn bản có liên quan.

4.3.3 Vòng vay vốn tín dụng

Giai đoạn 2011 - 2013

Là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc vay vòng nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn cao thì đồng vốn của chi nhánh quay vòng càng nhanh và hiệu quả. Vòng quay vốn tín dụng qua 3 năm liên tục giảm. Cụ thể, vòng quay vốn tín dụng năm 2011: 1,90 (vòng), năm 2012: 1,83 (vòng) và năm 2013: 1,67 (vòng). Nguyên nhân làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm là do trong giai đoạn (2011 – 2013) nền kinh tế thực sự gặp khó khăn, hàng hoá nông nghiệp liên tục rớt giá, hàng thuỷ sản tiêu thụ chậm, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng, nông dân bị chiếm dụng vốn kéo dài. Mặt khác do xu thế đình trệ của nền kinh tế, doanh nghiệp trên địa bàn kinh doanh gặp nhiều khó khăn… do đó, ảnh hƣởng nhiều đến vòng quay vốn tín dụng làm cho vòng quay giảm qua các năm. Tóm lại, vòng quay vốn tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh quận Ô Môn từ (2011 – 2013) tuy theo chiều hƣớng giảm dần nhƣng vẫn còn ở mức tƣơng đối cao, điều này nói lên một điều vốn đƣợc sử dụng hiệu quả, có khả năng sinh lời và không bị ứ động vốn. Đây cũng chính là dấu hiệu đáng mừng để ngân hàng phát triển bền vững và tạo đƣợc niềm tin cho ngƣời dân quận Ô Môn.

Thời điểm 06 tháng 2013 và 06 tháng 2014

Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua có sự biến động theo chiều hƣớng giảm xuống. Trong 06T/2013 vòng quay vốn tín dụng đạt 0,81 (vòng), còn trong 06T/2014 thì vòng quay giảm xuống chỉ đạt 0,79 (vòng). Nguyên nhân là do trong những tháng đầu năm 2014 giá các thuỷ sản không ổn định. Mặt hàng tôm và cá tra còn nhiều biến động lớn đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác thu nợ của ngân hàng. Từ những nguyên nhân trên làm cho vòng quay vốn tín dụng trong 2 thời điểm (06T/2013, 06T/2014) giảm

65

xuống nhƣng vẫn ở mức tƣơng đối cao. Cho thấy dòng vốn quay vòng của ngân hàng tƣơng đối hiệu quả.

4.3.4 Hệ số thu nợ

Giai đoạn 2011 - 2013

Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt. Cụ thể, trong năm 2011 hệ số thu nợ là: 100,75%, năm 2012: 89,42% và năm 2013: 91,53%. Ta thấy, qua 3 năm hệ số thu nợ có dấu hiệu tăng, giảm nhƣng không đáng kể. Nguyên nhân là do trong giai đoạn ( 2011 – 2013) kinh tế khó khăn dẫn đến các doanh nghiệp và các hộ dân trong địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Đầu ra các sản phẩm, giá cả không ổn định đã ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ngân hàng trong thời gian qua. Tuy nhiên, công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong thời gian qua có dấu hiệu giảm nhƣng đó cũng là một thành công nhất định trong thời kỳ kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay. Để đạt đƣợc kết quả đó là nhờ công tác thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng đã đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

Thời điểm 06 tháng 2013 và 06 tháng 2014

Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nếu hệ số này càng lớn thì cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt. Cụ thể, qua bảng số liệu 4.8b ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng tăng lên tƣơng đối cao. Trong 06T/2013 hệ số thu nợ đạt 89,46%, 06T/2014: 96,32%. Nguyên nhân có sự gia tăng này là do trong thời điểm này DSTN và DSCV luôn tăng nhƣng tốc dộ tăng của DSTN tăng cao hơn tốc độ tăng của DSCV dẫn tới hệ số thu nợ tăng lên. Để đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do các cán bộ tín dụng trong ngân hàng luôn đôn đốc nhắc nhở các khách hàng trả nợ vay khi tới ngày đáo hạn và do ngƣời dân trong địa bàn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên tới khi thu hoạch có đƣợc tiền thì sẽ trả nợ ngân hàng.

66

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN

5.1 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH Ô MÔN

Thuận lợi

Đƣợc sự quan tâm và ủng hộ của các ngành các cấp địa phƣơng. Đầu tƣ đúng mức lĩnh vực nông nghiệp, thƣơng mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, thực hiện chủ trƣơng phát triển nông nghiệp, nông thôn của ngân hàng No & PTNT Việt Nam. Tăng quy mô tín dụng, tăng thu dịch vụ từ các sản phẩm đi kèm nhƣ dịch vụ chuyển tiền trong nƣớc, dịch vụ tiền gửi, dịch vụ thẻ, mua bán ngoại tệ…

Từ ban lãnh đạo đến cán bộ nhân viên đoàn kết, làm hết sức mình hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Khó khăn

Biên độ chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra ngày càng thu hẹp dẫn tới một số chỉ tiêu lợi nhuận chƣa đạt kế hoạch NHNo TP Cần Thơ giao.

Lãi dự thu còn cao, lãi tồn đọng thu kém, thu nợ xử lý thấp do một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh thua lỗ chƣa khả năng phục hồi.

Mặc dù ngân hàng nhà nƣớc cũng nhƣ ngân hàng nông nghiệp đƣa ra nhiều chính sách ƣu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản. Tuy nhiên, trong thời gian qua hàng nông sản, thuỷ sản rớt giá liên tục. Mặt khác, tình hình chiếm dụng vốn kéo dài của các doanh nghiệp tiêu thụ hàng thủy sản, làm cho nông nghiệp gặp khó khăn trong khâu tái sản xuất, từ đó chƣa khuyết khích nông dân phát huy thế mạnh trên lĩnh vực nông nghiệp và cũng là yếu tố dẫn tới nợ quá hạn gốc và lãi kéo dài. Nợ tiềm ẩn rủi ro hiện nằm ở nhóm I còn lớn.

Dƣ nợ tăng chậm do sự cạnh tranh giữa các chi nhánh ngân hàng khác trong địa bàn, hơn nữa do tình hình chung kinh tế chƣa thật sự khởi sắc, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, vì vậy doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh chƣa mạnh dạng vay vốn đầu tƣ.

Thu nhập của ngƣời dân chƣa cao, chƣa ổn định dẫn đến việc sử lý các món nợ quá hạn bị hạn chế, kém hiệu quả.

67

Chƣa tổ chức các buổi giao lƣu hội nghị khách hàng để lấy ý kiến khách hàng về chất lƣợng hoạt động của chi nhánh. Thông qua đó, ngân hàng có thể phổ biến cho khách hàng mục tiêu, phƣơng hƣớng hoạt động hằng năm của ngân hàng nhằm nâng cao uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

Những thành tựu đạt đƣợc

Doanh số cho vay và doanh số thu nợ giai đoạn (2011 – 06T/2014) tăng trƣởng qua các thời kỳ. Hệ số thu nợ của ngân hàng luôn ở mức cao trên 89% qua các giai đoạn (2011 – 06T/2014). Từ những kết quả đạt đƣợc, cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng luôn đƣợc quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm của khách hàng ngày càng nâng cao.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn từ (2011 – 06T/2014) luôn đƣợc kiềm hãm dƣới mức 3% đƣợc xem là an toàn của nợ xấu so với tổng dƣ nợ. Vì thế, chất lƣợng tín dụng của ngân hàng luôn đƣợc nâng cao. Song bên cạnh đó, CBTD có ý thức trong việc xử lý nợ, tích cực thu hồi nợ xấu.

Trong giai đoạn (2011 – 06T/2014) vòng quay vốn tín dụng luôn giảm nhƣng tốc độ giảm là không nhiều. Vòng quay vốn của ngân hàng giảm nhƣng còn ở mức tƣơng đối cao, cho thấy nguồn vốn của ngân hàng sử dụng hiệu quả, đồng vốn quay vòng nhanh, khả năng sinh lời cao.

Mở rộng trên nhiều đối tƣợng và ƣu tiên cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tìm hiểu, tiếp cận và nắm bắt nhu cầu của các đối tƣợng khách hàng tiềm năng.

Nhiều sản phẩm và dịch vụ mới, tiện ích đƣợc triển khai có hiệu quả. Đặc biệt là các sản phẩm hƣớng đến nông nghiệp ngày càng nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc thì ngân hàng còn những mặt hạn chế dẫn tới rủi ro trong công tác tín dụng:

Trong hợp đồng tín dụng thì có nguyên tắc vốn vay của khách hàng phải đƣợc sử dụng đúng mục đích, thế nhƣng vẫn còn tồn tại một số khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích cam kết trên hợp đồng. Dẫn tới công tác giám sát món vay của cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn nhất định, ảnh hƣởng công tác thu nợ của ngân hàng.

68

Doanh số cho vay, doanh số thu nợ của ngân hàng theo ngành nghề thì trong lĩnh vực ngành khác luôn giảm. Còn nợ xấu ngành NTTS luôn có chiều hƣớng gia tăng, nó ảnh hƣởng rất lớn tới công tác thu nợ và chất lƣợng tín dụng trong ngân hàng.

Trong địa bàn quận chủ yếu là ngành NTTS và SXNN nhƣng trong giai đoạn (2011 – 06T/2014) luôn trong tình trạng sản xuất nhỏ lẽ, manh mún và đầu ra thì không ổn định. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của ngƣời dân luôn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Mỗi khi thiên tai, dịch bệnh thì ngƣời dân không có bƣớc chuẩn bị để giảm thiểu rủi ro. Dẫn tới hoạt động sản xuất bị thua lỗ ảnh hƣởng rất lớn công tác thu nợ của ngân hàng.

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Đứng trƣớc những thành quả đạt thì song bên cạnh đó có những hạn chế nhất định. Sau khi phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn, tôi xin đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT quận Ô Môn trong thời gian tới, cụ thể nhƣ sau:

Công tác điều hành

Phát huy tính chủ dộng sáng tạo trong công tác huy động vốn trong và ngoài địa bàn. Kết hợp cùng ban chấp hành Công đoàn, đoàn thanh niên phát động các phong trào thi đua nhằm kích thích tính năng động sáng tạo, nâng cao thành tích đóng góp, có khen thƣởng kịp thời.

Bố trí, phân công cán bộ phù hợp với khả năng từng ngƣời. Quan tâm công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ.

Phân tích tài chính ngân hàng, tiết kiệm các khoản chi phí chƣa thực sự cần thiết.

Về công tác huy động vốn

Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, phát động phong trào thi đua “nhân viên huy động giỏi” đến toàn thể nhân viên.

Chủ động tìm đến khách hàng đồng thời thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng.

Tranh thủ sự giúp đở của chính quyền địa phƣơng, các ban ngành có liên quan.

Thái độ phục vụ tận tình chu đáo ân cần, luôn tạo mọi điều kiền cho khách hàng đến giao dịch nhanh chóng, thuận lợi. Cán bộ thƣờng xuyên nâng

69

cao đạo đức nghiệp vụ, đổi mới phong cách, phong thái, thái độ phục vụ, khả năng giao tiếp khách hàng.

Tăng cƣờng các sản phẩm dịch vụ nhƣ mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nƣớc. Chú trọng công tác huy động vốn ổn định từ dân cƣ, đề ra giải pháp huy động vốn hiệu quả. Đa dạng hoá sản phẩm, hình thức huy động vốn phong phú.

Về công tác tín dụng

Mở rộng tín dụng phải bám sát chủ trƣơng phát triển kinh tế địa phƣơng, ƣu tiên đầu tƣ cho các lĩnh vực trọng điểm, chú trọng nguồn vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khai thác lĩnh vực kinh doanh của khách hàng của địa phƣơng.

Thực hiện chủ trƣơng cho vay phân tán, đẩy mạnh cho vay có trọng điểm và mở rộng khách hàng có sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Đảm bảo vốn đầu tƣ an toàn và hiệu quả.

Thƣờng xuyên giám sát khả năng tài chính của khách hàng vay vốn để nắm bắt đƣợc những thông tin cần thiết. Khi khách hàng có đƣợc nguồn thu khi đến hạn trả nợ thì cán bộ tín dụng phải xữ lý nợ của khách hàng ngay không nên để khách hàng dùng tiền vào mục đích khác. Từ đó, nâng cao doanh số thu nợ của ngân hàng.

Việc giải ngân cho khách hàng vay vốn phải theo giai đoạn chứ không nên giải ngân một lần, tránh tình trạng khách hàng dùng vốn vay không đúng mục đích thoả thuận trên hợp đồng.

Ngân hàng cần chú ý khách hàng vay vốn trong lĩnh vực NTTS để từ đó có đƣợc hƣớng giải quyết tốt nhất cho khách hàng mà ngân hàng hạn chế nợ xấu. Cán bộ tín dụng cần thƣờng xuyên thẩm định khách hàng nếu thấy khách hàng có nhu cầu vay mới mà nợ cũ vẫn còn chƣa thanh toán hết thì nên gia hạn cho khách hàng và hỗ trợ thêm vốn cho khách hàng đủ điều kiện sản xuất lại.

Ngân hàng phải thƣờng xuyên phối hợp với chính quyền địa phƣơng tổ chức các lớp hƣớng dẫn ngƣời dân về đầu ra các loại sản phẩm. Từ đó, có đƣợc đầu ra ổn định thì phải xây dựng thƣơng hiệu riêng để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tăng trƣởng dƣ nợ các ngành thích hợp với nền kinh tế hiện tại của quận để góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng và tạo thuận lợi cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cần thƣờng xuyên đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo trƣớc khi cho vay lại.

70

Về xử lý, thu hồi nợ xấu

Đối với nợ quá hạn nợ xấu phải phân tích rõ nguyên nhân, có biện pháp phù hợp với từng trƣờng hợp cụ thể và thƣờng xuyên đánh giá phân tích nợ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)