Đánh giá lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn (Trang 36)

Giai đoạn 2011 – 2013

Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ bảng 3.1a và hình 3.2 ta thấy lợi nhuận của ngân hàng liên tục giảm. Cụ thể, trong năm 2012 giảm 2.412 triệu đồng (tƣơng ứng giảm 14,98%) so với năm 2011. Tƣơng tự, năm 2013 giảm 1.743 triệu đồng, giảm 12,73% so với năm 2012. Trong 3 năm thì năm 2011 có lợi nhuận cao nhất. Mặc dù, chi phí năm 2011 cũng tƣơng đối cao nhƣng mức độ tăng của thu nhập cao hơn mức độ tăng của chi phí dẫn đến lợi nhuận năm 2011 tăng cao. Nguyên nhân là do trong năm 2011 NHNN ban hành mức lãi suất hợp lí và nguồn vốn trong ngƣời dân rất lớn nên ngân hàng đã huy động vốn với chi phí rẽ, một phần cho vay và phần lớn dùng để đầu tƣ sinh lợi. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm (2011 – 2013) đạt kết quả tƣơng đối khả quan, mặc dù lợi nhuận giảm qua các năm từ (2011 – 2013) nhƣng mức độ giảm là không nhiều. Đồng thời, chi phí của ngân hàng cũng giảm dần qua các năm. Thu nhập và chi phí cùng giảm qua các năm nên điều đó cũng không ảnh hƣởng quá nhiều đến lợi nhuận. Để đạt đƣợc kết quả này ban lãnh đạo ngân hàng đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của các cấp chấp hành kế hoạch của NHNo & PTNT TP Cần Thơ giao, triển khai kịp thời chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.

Thời điểm 06 tháng 2013 và 06 tháng 2014

Qua bảng 3.1b và hình 3.2 lợi nhuận 06 tháng đầu năm 2014 tăng 1.261 triệu đồng, tăng 18,39% so cùng kỳ với 06 tháng đầu năm 2013. Ta thấy trong 06 tháng đầu năm 2014 thu nhập giảm nhƣng tốc độ giảm của chi phí thì lớn hơn, điều đó góp phần làm cho lợi nhuận 06 tháng đầu năm 2014 tăng lên. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng này là do công tác huy động vốn từ dân cƣ đạt và vƣợt kế hoạch, triển khai nhiều hình thức tiết kiệm phong phú. Chú trọng chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế địa phƣơng, ƣu tiên 75 đến 90% vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chƣơng trình trọng điểm của địa phƣơng. CBTD có ý thức trong việc sử lý nợ quá hạn, nợ đến hạn và nợ lãi tồn động.

25

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN CHI NHÁNH Ô MÔN

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH Ô MÔN GIAI ĐOẠN 2011 – 2013, 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Chúng ta thấy vốn là một yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành và phát triển của mọi ngành nghề trong xã hội từ ngành công nghiệp đến các ngành nông nghiệp, dịch vụ… và trong đó có cả ngành ngân hàng. Vốn là yếu tố đầu tiên và không thể thiếu trong quá trình hình thành ngân hàng, đồng thời cũng là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng. Ngân hàng hoạt động dựa trên phƣơng châm “đi vay để cho vay lại” nên vấn đề huy động vốn thì rất quan trọng. Nhận thức điều đó ngay từ đầu, nên ban quản trị NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn đã xem việc đẩy mạnh huy động vốn là yếu tố hàng đầu trong quá trình phát triển của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng hình thành chủ yếu từ hai nguồn vốn đó là vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó, vốn huy động đóng vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Ngoài ra, còn nguồn vốn điều chuyển mà ngân hàng nhận đƣợc nhằm giúp cho ngân hàng luôn hoạt động ổn định trong trƣờng hợp ngân hàng thiếu vốn.

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng

Giai đoạn 2011 - 2013

Qua bảng 4.1a và hình 4.1 cho thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng dần qua các năm. Năm 2012 tổng nguồn vốn của ngân hàng đạt 519.090 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 1,76%) so với năm 2011. Đến năm 2013 tổng nguồn vốn của ngân hàng tiếp tục tăng 94.193 triệu đồng, tăng 18,15% so với năm 2012. Tình hình huy động vốn năm 2013 khả quan nhƣ vậy chính là nhờ chiến lƣợc thu hút vốn hợp lý của ngân hàng, mà đặc biệt trong thời gian này có rất nhiều dự án lớn đang thi công và bồi hoàn nên ngƣời dân có đƣợc lƣợng vốn lớn vì thế có nhu cầu rất cao trong việc gửi tiền. Đây là một nguồn huy động rất lớn đối với ngân hàng trong thời điểm này. Qua bảng 4.1a ta thấy trong cơ cấu tổng nguồn vốn thì vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trên 74% tổng nguồn vốn. Qua đó, thấy đƣợc tầm quan trọng của việc huy động vốn bên ngoài nó quyết định khả năng cho vay của ngân hàng.

26

Bảng 4.1a: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013)

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 380.120 74,52 509.990 98,25 606.885 98,96 129.870 34,17 96.895 19,00 Vốn điều chuyển 130.000 25,48 9.100 1,75 6.398 1,04 (120.900) (93) (2.702) (29,69) Tổng cộng 510.120 100 519.090 100 613.283 100 8.970 1,76 94.193 18,15

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh quận Ô Môn (2011 - 2013)

0 100 200 300 400 500 600 700 2011 2012 2013 06T/2013 06T/2014 Vốn huy động Vốn điều chuyển

Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng (2011 - 06T/2014) Triệu đồng

27

Trong năm 2011 thì tỷ trọng của vốn huy động là 74,52%, còn vốn điều chuyển thì tƣơng đối cao chiếm 25,48% so với tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do trong năm 2011 các doanh nghiệp, các hộ sản xuất nuôi trồng thuỷ sản đang có nhu cầu vốn rất lớn. Cụ thể, các doanh nghiệp thì đầu tƣ thiết bị máy móc, còn các hộ sản xuất đầu tƣ con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh cho các vật nuôi. Nên trong năm 2011 ngân hàng huy động một lƣợng lớn nguồn vốn nhƣng cũng không đáp ứng đủ cho ngƣời dân đang có nhu cầu vay vốn để kinh doanh và chăn nuôi. Nắm bắt xu hƣớng cần vốn của ngƣời dân trong quận nên ngân hàng đã huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ. Cho nên trong năm 2012 thì tỷ trọng vốn huy động tăng 98,25% so với tổng nguồn vốn. Điều đó cho thấy ngân hàng đã có một bƣớc chuẩn bị rất tốt và nắm bắt xu thế của nền kinh tế, vốn huy động chiếm tỷ trọng rất cao đã phần nào đáp ứng nhu cầu vốn cho ngƣời dân, nên trong năm 2012 vốn điều chuyển của ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng 1,75% so với tổng nguồn vốn. Trong năm 2013 tiếp tục thế mạnh của ngân hàng là huy động vốn và ngƣời dân vẫn còn nhu cầu vốn cao nên trong năm 2013 vốn huy động chiếm 98,96%, còn vốn điều chuyển chỉ chiếm 1,04% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn huy động có sự gia tăng nhẹ này là do ngân hàng luôn có chính sách ƣu đãi khách hàng khi đến gửi tiền và rất nhiều chƣơng trình khuyến mãi.

Thời điểm 06 tháng 2013 và 06 tháng 2014

Qua bảng số liệu 4.1b và hình 4.1 ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động chiếm tỷ trọng rất cao. Cụ thể, trong 06T/2013 vốn huy động chiếm tỷ trọng 99,4%, còn trong 06T/2014 đạt tỷ trọng 100%. Có đƣợc nguồn vốn huy động tăng trƣởng cao là nhờ công tác tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng một cách hợp lý với nhiều biện pháp thích hợp nhƣ: tuyên truyền, marketing… nhƣng đáng kể là mức lãi suất huy động của ngân hàng luôn linh động trong thời kỳ kinh tế tƣơng đối khó khăn. Song song đó, ngân hàng không ngừng đa dạng hoá sản phẩm, hình thức huy động, nhiều chính sách khuyến mãi và tri ân khách hàng, nắm bắt đƣợc tâm lý khách hàng và uy tín của ngân hàng để tận dụng nguồn vốn huy động nhàn rỗi trong dân cƣ. Cụ thể, trong 06T/2014 nguồn vốn huy động đạt 681.146 triệu đồng, tăng 117.391 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 20,82%) so với cùng kỳ 06T/2013.

28

Bảng 4.1b: Cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn thời điểm (06T/2013, 06T/2014) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 06 tháng đầu năm 2013 06 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T2014/06T2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Vốn huy động 563.755 99,4 681.146 100 117.391 20,82 Vốn điều chuyển 3.383 0,6 0 0 (3.383) (100) Tổng cộng 567.138 100 681.146 100 114.008 20,10

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh quận Ô Môn (06T/2013, 06T/2014)

Còn vốn điều chuyển 06T/2013 đạt 3.383 triệu đồng, trong khi 06T/2014 thì không có vốn điều chuyển. Nguyên nhân là do trong 06T/2014 công tác huy động vốn của ngân hàng rất tốt và trong thời điểm này có nhiều ƣu đãi nhằm hỗ trợ cho các thành phần kinh tế gia tăng sản xuất, nên tốc độ tăng huy động vốn và cho vay đƣợc cải thiện, cho nên nguồn vốn huy động đƣợc đủ kế hoạch sử dụng. Từ lý do đó, mà nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng là không có điều này góp phần giảm bớt chi phí từ nguồn vốn điều chuyển và đã góp một phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.

4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng

Giai đoạn 2011 – 2013

Qua bảng số liệu 4.2a ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thì tiền gửi của TCKT và tiền gửi trong dân cƣ qua 3 năm (2011 - 2013) đều chiếm tỷ trọng rất cao, còn tiền gửi kho bạc chiếm tỷ trọng tƣơng đối nhỏ từ 2 đến 4,3%. Để biết đƣợc tình hình huy động vốn cụ thể ở mỗi loại tiền gửi nhƣ thế nào và nguyên nhân tại sao mỗi loại tiền gửi có sự tăng, giảm thì ta đi sâu vào phân tích.

29

Bảng 4.2a: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm (2011- 2013)

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi kho bạc 7.798 2,05 16.532 3,24 26.070 4,30 8.734 112,00 9.538 57,69 Tiền gửi của TCKT 193.021 50,78 252.889 49,59 284.325 46,85 59.868 31,02 31.436 12,43 Tiền gửi dân cƣ 179.301 47,17 240.569 47,17 296.490 48,85 61.268 34,17 55.921 23,25

Tổng vốn huy động 380.120 100 509.990 100 606.885 100 129.870 34,17 96.895 19,00

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh quận Ô Môn (2011 - 2013) Ghi chú: - TCKT: Tổ chức kinh tế

30

Tiền gửi kho bạc

Qua bảng 4.2a cho thấy tiền gửi kho bạc qua các năm đều tăng. Nhƣng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, năm 2012 tiền gửi kho bạc đạt 16.532 triệu đồng, tăng 8.734 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 112,00%) so với năm 2011. Trong năm 2013 tiền gửi kho bạc tiếp tục tăng 9.538 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 57,69%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này các dự án trong địa bàn quận đang giai đoạn triển khai đã góp phần làm cho loại tiền gửi kho bạc tăng lên tƣơng đối cao.

Tiền gửi của TCKT

Từ bảng số liệu 4.2a thì tiền gửi của TCKT chiếm tỷ trọng qua các năm 2011 đến 2013 từ 46 đến 51% so với tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012 tiền gửi của TCKT đạt 252.889 triệu đồng, tăng 59.868 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 31,02%) so với năm 2011. Còn năm 2013 tăng 31.436 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 12,43%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong thời gian này nền kinh tế còn tƣơng đối khó khăn nên các TCKT không muốn mạo hiểm trong kinh doanh, từ đó họ tận dụng thời gian này để gửi tiền vào ngân hàng tìm một khoản lãi. Tuy lợi nhuận không nhiều so với các TCKT đầu tƣ vào kinh doanh nhƣng rủi ro khi gửi tiền vào ngân hàng và đầu tƣ vào kinh doanh là rất chênh lệch. Trong khi nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn nên phƣơng pháp gửi tiền vào ngân hàng là rất khả quan và an toàn.

Tiền gửi dân cƣ

Tiền gửi trong dân cƣ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, cụ thể qua 3 năm (2011 – 2013) chiếm tỷ trọng khoảng 47 đến 49%. Qua bảng số liệu 4.2a cho thấy năm 2012 tiền gửi trong dân cƣ đạt 240.569 triệu đồng, tăng 61.268 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 34,17%) so với năm 2011. Năm 2013 tiền gửi tiếp tục tăng 55.921 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 23,25%) so với năm 2012. Nguyên nhân thời gian này trong địa bàn có rất nhiều dự án nên ngƣời dân trúng quy hoạch dẫn tới nhu cầu gửi tiền là rất lớn. Ngoài ra, NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn còn đẩy mạnh công tác tiếp thị bằng nhiều hình thức và phát động phong trào thi đua đến từng cán bộ nhân viên huy động vốn giỏi. Dẫn tới nguồn vốn huy động loại hình tiền gửi trong dân cƣ liên tục tăng qua các năm.

31

Thời điểm 06 tháng 2013 và 06 tháng 2014

Bảng 4.2b: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn thời điểm (06T/2013, 06T/2014) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 06 tháng đầu năm 2013 06 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T2014/06T201 3 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền %

Tiền gửi kho bạc 42.603 7,56 50.004 7,34 7.401 17,37 Tiền gửi của TCKT 27.628 4,90 45.059 6,62 17.431 63,09 Tiền gửi dân cƣ 493.524 87,54 586.083 86,04 92.559 18,75

Tổng vốn huy động 563.755 100 681.146 100 117.391 20,82

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh quận Ô Môn (06T/2013, 06T/2014) Ghi chú: - TCKT: Tổ chức kinh tế

Tiền gửi kho bạc

Qua bảng số liệu 4.2b thì tỷ trọng của tiền gửi kho bạc tƣơng đối ổn định trong 2 thời điểm 06T/2013 và 06T/2014. Thời điểm 06T/2014 tiền gửi kho bạc đạt 50.004 triệu đồng, tăng 7.401 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 17,37%) so với cùng kỳ 06T/2013. Nguyên nhân là do trong 2 thời điểm này các dự án trong quận đang trong giai đoạn triển khai. Từ đó, mà lƣợng tiền gửi kho bạc tăng lên tƣơng đối cao.

Tiền gửi của TCKT

Từ bảng số liệu 4.2b ta thấy tiền gửi của TCKT chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, trong thời điểm 06T/2013 tiền gửi của TCKT chỉ chiếm tỷ trọng 4,90%, còn thời điểm 06T/2014 chiếm 6,62% so với tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, tiền gửi TCKT chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng tốc độ tăng rất lớn qua các thời điểm. Trong 06T/2014 tiền gửi của TCKT đạt 45.059 triệu đồng, tăng 17.431 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 63,09%) so với cùng kỳ 06T/2013, khi mà lƣợng tiền gửi của các TCKT tăng lên thì một phần là do một số doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận cao mà không có nhu cầu mở rộng sản xuất nên họ gửi tiền vào ngân hàng để sinh lãi hàng tháng.

32

Tiền gửi dân cƣ

Qua bảng số liệu 4.2b thì tiền gửi dân cƣ chiếm tỷ trọng khá lớn so với tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi dân cƣ trong 2 thời điểm 06T/2013 và 06T/2014 đều chiếm tỷ trọng trên 85% so với nguồn vốn huy động. Trong 06T/2014 tiền gửi dân cƣ đạt 586.083 triệu đồng, tăng 92.559 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 18,75%) so với cùng kỳ 06T/2013. Nguyên nhân là do trong thời điểm 06T/2013 các dự án lớn trong quận đang trong giai đoạn giải toả mặt bằng nên có rất nhiều hộ dân chƣa thoả thuận mức bồi thƣờng dẫn tới nguồn tiền từ trúng dự án ngƣời dân chƣa nhận đƣợc. Còn trong giai đoạn 06T/2014 thì hầu hết các dự án đã đi vào xây dựng nên nguồn tiền nhàn rỗi trong ngƣời dân là rất lớn, khi đó ngƣời dân có nhu cầu gửi tiền làm cho lƣợng tiền gửi dân cƣ tăng lên rất cao.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH Ô MÔN GIAI ĐOẠN 2011 – 2013, 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 NHÁNH Ô MÔN GIAI ĐOẠN 2011 – 2013, 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)