VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Bảng 4.3a: Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn giai đoạn (2011 – 2013) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 746.296 901.312 965.556 155.016 20,77 64.244 7,13 Doanh số thu nợ 751.856 805.909 883.770 54.053 7,19 77.861 9,66 Dƣ nợ 393.745 489.148 570.934 95.403 24,23 81.786 16,72
Nợ xấu 7.189 5.117 4.899 (2.072) (28,82) (218) (4,26)
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh quận Ô Môn (2011 - 2013)
Giai đoạn 2011 - 2013
Doanh số cho vay: Qua bảng 4.3a thì DSCV trong giai đoạn 2011 đến 2013 tăng dần qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012 đạt 901.312 triệu đồng, tăng 155.016 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 20,77%) so với năm 2011. Tƣơng tự, trong năm 2013 tăng 64.244 triệu đồng (tăng 7,13%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong địa bàn quận Ô Môn ngƣời dân có nhu cầu vốn rất cao. Chủ yếu thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản…Ngoài ra, một lƣợng vốn cũng chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao là các doanh
33
nghiệp vay để bổ sung vốn lƣu động, mở rộng quy mô và cải tiến thiết bị sản xuất.
Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh các khoản thu nợ gốc mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng, kể cả các khoản cho vay của năm nay và những năm trƣớc đó đã thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần.
Qua bảng 4.3a thì DSTN qua 3 năm của NHNo & PTNT quận Ô Môn đều tăng. Cụ thể, trong năm 2012 DSTN đạt 805.909 triệu đồng, tăng 54.053 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 7,19%) so với năm 2011. Tƣơng tự, năm 2013 đạt 883.770 triệu đồng, tăng 77.861 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 9,66%) so với năm 2012. Nguyên nhân mà DSTN có sự gia tăng này là do hoạt động tích cực của các cán bộ tín dụng đã thực hiện nghiêm túc công tác thu nợ, thƣờng xuyên nhắc nhở khách hàng vay vốn trả nợ đúng hạn. Nhờ đó, mà công tác thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Nhƣng quan trọng hơn là ngân hàng đã mạnh dạng trong việc giải ngân cho ngƣời dân, khi kinh tế gặp khó khăn ngƣời vay có đƣợc nguồn vốn kịp thời để tiếp tục sản xuất và vƣợt qua khó khăn. Từ đó thu nhập tăng lên thì sẽ hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn hợp đồng.
Dƣ nợ: DN là chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả tín dụng. Qua bảng 4.3a thấy đƣợc DN qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, trong năm 2012 DN đạt 489.148 triệu đồng, tăng 95.403 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 24,23%) so với năm 2011. Còn trong năm 2013 đạt 570.934 triệu đồng, tăng 81.786 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 16,72%) so với năm 2013. Cho nên tỷ lệ (%) dƣ nợ trong năm 2013/2012 lại giảm so với tỷ lệ năm 2012/2011 là do ở những tháng cuối năm 2013 tình hình kinh tế đã có dấu hiệu khởi sắc nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gặp ít khó khăn hơn trƣớc. Vì vậy, doanh nghiệp và hộ sản xuất luôn có nhu cầu vay vốn nên DSCV tăng cao, khi có đƣợc nguồn vốn kịp thời để kinh doanh và đầu tƣ thì doanh nghiệp trả nợ đúng hạn. Từ đó DSTN tăng cao hơn so với sự gia tăng DSCV, dẫn tới tỷ lệ (%) DN trong năm 2013/2012 giảm so với năm 2012/2011.
Nợ xấu: Nợ xấu phản ánh chất lƣợng tín dụng của ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Nợ xấu càng tăng chứng tỏ khả năng ngân hàng gặp khó khăn. Qua bảng số liệu 4.3a thấy đƣợc tình hình nợ xấu của ngân hàng giảm qua 3 năm. Cụ thể, trong năm 2012 nợ xấu giảm 2.072 triệu đồng (tƣơng ứng giảm 28,82%) so với năm 2011. Trong năm 2013 tiếp tục giảm 218 triệu đồng (tƣơng ứng giảm 4,26%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do nguồn vốn mà ngân hàng giải ngân kịp thời đến ngƣời dân để vƣợt
34
qua khó khăn, nhờ có nguồn vốn kinh doanh có đƣợc lợi nhuận thì việc trả nợ đúng hạn dẫn tới nợ xấu giảm dần. Và trong giai đoạn này ngân hàng đã có nhiều chính sách ƣu đãi ngƣời dân vay vốn nhƣ: hạ lãi suất cho vay, gia hạn nợ cho các đối tƣợng vay vốn gặp khó khăn.
Thời điểm 06 tháng 2013 và 06 tháng 2014
Trong 06 tháng đầu năm 2013 thật sự khó khăn, hàng hoá nông sản liên tục rớt giá, hàng thuỷ sản tiêu thụ chậm, nông dân bị chiếm dụng vốn kéo dài. Mặt khác, do xu thế đình trệ của nền kinh tế doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm tiêu thụ chậm, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí một số doanh nghiệp ngừng hoạt động. Tình hình kinh tế 06 tháng đầu năm 2014 cũng có chuyển biến tích cực nhƣng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặt hàng tôm và cá tra còn nhiều biến động lớn, đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Những tác nhân trên đã ảnh hƣởng đến doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu của ngân hàng. Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 4.3b: Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn thời điểm (06T/2013, 06T/2014) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 06 tháng đầu năm 2013 06 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T 2014/06T 2013 Số tiền %
Doanh số cho vay 464.188 475.132 10.944 2,36
Doanh số thu nợ 415.245 457.643 42.398 10,21
Dƣ nợ 538.091 588.423 50.332 9,35
Nợ xấu 5.118 4.466 (652) (12,74)
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh quận Ô Môn (06T/2013, 06T/2014)
Doanh số cho vay: Từ bảng 4.3b thấy đƣợc DSCV 06 tháng đầu năm 2014 tăng 10.944 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 2,36%) so với cùng kỳ 06 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân do tình hình kinh tế 06 tháng đầu năm 2013 tuy đã có dấu hiệu phục hồi những cũng còn gặp không ít khó khăn nên các doanh nghiệp và hộ nông dân không muốn đầu tƣ kinh doanh vào thời điểm kinh tế chƣa thật sự phục hồi. Còn trong 06 tháng 2014 thì kinh tế đang dần dần ổn định nên doanh nghiệp và hộ nông dân cần vốn để đầu tƣ, kinh doanh, mua giống và thức ăn để chăn nuôi. Từ những nguyên nhân trên dẫn tới DSCV 06 năm đầu năm 2014 tăng cao hơn so với cùng kỳ 06 tháng đầu năm 2013.
35
Doanh số thu nợ: Bảng số liệu 4.3b cho thấy DSTN bị chi phối bởi điều kiện kinh doanh của khách hàng vay vốn. Nếu điều kiện kinh doanh thuận lợi thì cũng đồng nghĩa khách hàng vay vốn ngân hàng kinh doanh có hiệu quả. Cụ thể, trong 06 tháng đầu năm 2014 DSTN tăng 42.398 triệu đồng, tăng 10,21% so với cùng kỳ 06 tháng đầu năm 2013. Khi kinh doanh có hiệu quả thì ngƣời vay sẽ hoàn vốn đúng thời hạn làm DSTN tăng cao.
Dƣ nợ: Từ bảng số liệu 4.3b thấy đƣợc dƣ nợ 06 tháng đầu năm 2014 đạt 588.423 triệu đồng, tăng 50.332 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 9,35%) so với cùng kỳ 06 tháng đầu năm 2013. Do nền kinh tế có những thuận lợi nhất định trong 06 tháng đầu năm 2014 thì doanh nghiệp và hộ nông dân cần nguồn vốn để tái sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi nên nhu cầu vốn của ngƣời dân trong quận tăng cao làm cho DSCV 06 tháng đầu năm 2014 tăng lên. Trong thời gian ngắn nên một số doanh nghiệp chƣa hoàn vốn đƣợc, chƣa tới thời gian xuất bán sản phẩm hoặc đã bán rồi mà chƣa thu hồi đƣợc tiền và một phần dƣ nợ của những năm trƣớc, dẫn tới dƣ nợ 06 tháng đầu năm 2014 tăng cao.
Nợ xấu: Nhìnbảng số liệu 4.3b nợ xấu 06 tháng đầu năm 2014 của ngân hàng giảm so với cùng kỳ 06 tháng đầu năm 2013. Cụ thể, trong 06 tháng đầu năm 2014 nợ xấu là 4.466 triệu đồng, giảm 625 triệu đồng (tƣơng ứng giảm 12,74%) so với cùng kỳ 06 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do quyết định 540_QĐ/TTg về chính sách tín dụng ƣu đãi đối với ngƣời nuôi tôm và cá tra. Từ quyết định trên mà đa số ngƣời dân trong quận Ô Môn đã hƣởng mức ƣu đãi rất lớn nên ngƣời dân đã vực dậy ngành truyền thống và chủ lực trong quận. Từ đó mà có đƣợc nguồn thu nhất định để trả khoản nợ vay của ngân hàng làm cho nợ xấu 06 tháng đầu năm 2014 của ngân hàng giảm xuống.
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2011 2012 2013 06T/2013 06T/2014 DSCV DSTN DN NX Triệu đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh quận Ô Môn
Hình 4.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn (2011 - 06/2014)
36
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay
Trong những năm gần đây doanh số cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn luôn chịu ảnh hƣởng bởi giá của các sản phẩm đầu ra. Đứng trƣớc tình hình kinh tế chƣa thật sự khởi sắc mà doanh số cho vay của ngân hàng trong thời gian gần đây lại có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao. Thành quả đó có đƣợc là do sự nổ lực của tất cả các thành viên trong ngân hàng và phần lớn là nhờ nguồn vốn huy động rất lớn từ ngƣời dân. Sau đây, ta đi sâu phân tích tình hình doanh số cho vay của ngân hàng trong giai đoạn (2011- 06T/2014).
Bảng 4.4a: Tình hình doanh số cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn giai đoạn (2011 – 2013) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % DSCV 746.296 901.312 965.556 155.016 20,77 64.244 7,13
Theo thời gian
Ngắn hạn 715.941 867.289 919.327 151.348 21,14 52.038 6,00 Trung và dài hạn 30.355 34.023 46.229 3.668 12,08 12.206 35,88 Theo ngành nghề SXNN 182.621 235.525 249.074 52.904 28,97 13.549 5,75 NTTS 227.655 286.287 287.299 58.632 25,75 1.012 0,35 TMDV 175.594 211.947 274.865 36.353 20,70 62.918 29,69 Khác 160.426 167.553 154.318 7.127 4,44 (13.235) (7,90)
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh quận Ô Môn (2011 - 2013) Ghi chú: - DSCV: Doanh số cho vay
- SXNN: Sản xuất nông nghiệp - NTTS: Nuôi trồng thuỷ sản - TMDV: Thương mại dịch vụ
37
Bảng 4.4b: Tình hình doanh số cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn thời điểm (06T/2013, 06T/2014) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 06 tháng đầu năm 2013 06 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T 2014/06T 2013 Số tiền % DSCV 464.188 475.132 10.944 2,36
Theo thời gian
Ngắn hạn 441.963 409.438 (32.525) (7,36) Trung và dài hạn 22.225 65.694 43.469 195,59 Theo ngành nghề SXNN 113.587 121.159 7.572 6,67 NTTS 141.577 141.589 12 0,01 TMDV 109.223 135.413 26.190 23,98 Khác 99.801 76.971 (22.830) (22,88)
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh quận Ô Môn (06T/2013, 06T/2014) Ghi chú: - DSCV: Doanh số cho vay
- SXNN: Sản xuất nông nghiệp - NTTS: Nuôi trồng thuỷ sản - TMDV: Thương mại dịch vụ
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời gian
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2011 2012 2013 06T/2013 06T/2014 Ngắn hạn Trung và dài hạn
Hình 4.3a: Tình hình doanh số cho vay theo thời gian của ngân hàng (2011 - 06T/2014)
Triệu đồng
38
Giai đoạn 2011 – 2013
Qua bảng số liệu 4.4a thấy đƣợc cơ cấu cho vay của ngân hàng thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao (khoảng 90% doanh số), trong khi cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ. Điều này cũng dễ hiểu, bởi đối tƣợng chính ngân hàng hƣớng đến là nông nghiệp. Mà ngƣời dân chủ yếu thì họ vay theo mùa vụ (trung bình khoảng 3 – 6 tháng một vụ) do đó, chủ yếu là vay ngắn hạn và trả vốn lẫn lãi vào cuối vụ. Còn nhu cầu vay trung và dài hạn chỉ tập trung cho các đối tƣợng doanh nghiệp đầu tƣ cơ sở hạ tầng, máy móc… Trong ba năm thì cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn tăng. Cụ thể, năm 2012 DSCV ngắn hạn đạt 867.289 triệu đồng, tăng 151.348 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 21,14%) so với năm 2011. Tƣơng tự, năm 2013 tăng 52.038 triệu đồng, tăng 6,00% so với năm 2012. Chúng ta đã biết tình hình kinh tế trong giai đoạn này còn tƣơng đối khó khăn nhƣng đặc thù của quận Ô Môn là địa hình thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn trái và con ngƣời nơi đây rất am hiểu về kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi nên nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất là rất lớn. Dẫn tới DSCV trong giai đoạn (2011 – 2013) luôn tăng cao.
DSCV trung và dài hạn cũng tăng tƣơng đối cao. Cụ thể, năm 2012 DSCV đạt 34.023 triệu đồng, tăng 3.668 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 12,08%) so với năm 2011. Năm 2013 DSCV đạt 46.229 triệu đồng, tăng 12.206 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 35,88%) so với năm 2012. Nguyên nhân có sự tăng trƣởng của DSCV là do trong thời gian trƣớc các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất bán sản phẩm, nên khi tới thời gian giao hàng các doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng để tiếp tục sản xuất. Từ đó, mà DSCV trung và dài hạn tăng tƣơng đối cao trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Thời điểm 06 tháng 2013 và 06 tháng 2014
Qua bảng 4.4b DSCV ngắn hạn của ngân hàng 06T/2014 giảm so với cùng kỳ 06T/2013. Cụ thể, trong 06T/2014 DSCV ngắn hạn đạt 409.438 triệu đồng, giảm 32.525 triệu đồng (tƣơng ứng giảm 7,36%) so với cùng kỳ 06T/2013. Nguyên nhân là do trong 06T/2014 lệnh cấm nhập khẩu cá tra vào thị trƣờng Nga bắt đầu từ ngày 31/01/2014 đã ảnh hƣởng đến lƣợng tiêu thụ thuỷ sản rất lớn. Cụ thể, đầu năm 2014 sau khi Nga ban lệnh cấm nhập khẩu thuỷ sản của 7 doanh nghiệp Việt Nam đã làm kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm đến 60%. Từ nguyên nhân trên làm cho ngƣời dân rất lo lắng không có đầu ra ổn định, giá cả rất bấp bênh, từ đó mà ngƣời dân không mở rộng sản xuất thậm chí còn thu hẹp hoặc chuyển sang ngành khác, dẫn tới DSCV 06T/2014 giảm tƣơng đối lớn.
39
DSCV trung và dài hạn tăng rất cao. Cụ thể, 06T/2014 đạt 65.694 triệu đồng, tăng 43.469 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 195,59%) so với cùng kỳ 06T/2013. Nguyên nhân là do trong thời điểm 06T/2014 một số hộ dân nuôi cá tra gặp khó khăn trong sản xuất dẫn tới họ không giám tái sản xuất vì tình hình thị trƣờng không ổn định nên đã quyết định bán đất để trả nợ ngân hàng. Trong khi đó, các hộ dân chủ yếu là trồng cây ăn trái lâu năm thì lại có nhu cầu mua đất để mở rộng sản xuất nên họ vay ngân hàng mua đất sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế. Dẫn tới DSCV trung và dài hạn lại tăng cao trong thời gian này.
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành nghề
0 50 100 150 200 250 300 2011 2012 2013 06T/2013 06T/2014 SXNN NTTS TMDV KHÁC Triệu đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh quận Ô Môn
Hình 4.3b: Tình hình doanh số cho vay theo ngành nghề (2011 - 06T/2014)
Giai đoạn 2011 – 2013
Từ bảng 4.4a thấy đƣợc DSCV theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn qua 3 năm luôn tăng. Quận Ô Môn có đặc thù là diện tích đất nông nghiệp và số lƣợng lao động ở nông thôn khá lớn. Đa số ngƣời dân gắn bó với nghề nông nên đa phần DSCV chỉ tập trung chủ yếu vào SXNN và NTTS. Bên cạnh đó, TMDV và ngành khác cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ. Cụ thể nhƣ sau:
Đối với sản xuất nông nghiệp
Trong năm 2012 DSCV đạt 235.525 triệu đồng, tăng 52.904 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 28,97%) so với năm 2011. Tƣơng tự, năm 2013 DSCV tăng 13.549 triệu đồng (tƣơng ứng tăng 5,75%) so với năm 2012. Nguyên nhân DSCV trong giai đoạn này của ngân hàng tăng lên là do ngân hàng thực hiện Nghị định số 41/2010/ND-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
40
nghiệp, nông thôn. Vì vậy, ngân hàng ƣu tiên cho vay vốn đối với khách hàng làm nông nghiệp. Từ đó, thấy đƣợc ƣu đãi lớn từ ngân hàng nên các hộ dân mạnh dạng vay vốn để đầu tƣ máy móc, thiết bị nhƣ: máy xạ lúa hàng, máy gặt đập liên hợp…Tất cả những chi phí trên điều góp phần làm cho DSCV của ngân hàng tăng cao.
Đối với nuôi trồng thuỷ sản
DSCV đối với NTTS chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng DSCV của ngân hàng. Trong năm 2012 DSCV đạt 286.287 triệu đồng, tăng 58.632 triệu đồng