GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn (Trang 80)

Đứng trƣớc những thành quả đạt thì song bên cạnh đó có những hạn chế nhất định. Sau khi phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn, tôi xin đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT quận Ô Môn trong thời gian tới, cụ thể nhƣ sau:

Công tác điều hành

Phát huy tính chủ dộng sáng tạo trong công tác huy động vốn trong và ngoài địa bàn. Kết hợp cùng ban chấp hành Công đoàn, đoàn thanh niên phát động các phong trào thi đua nhằm kích thích tính năng động sáng tạo, nâng cao thành tích đóng góp, có khen thƣởng kịp thời.

Bố trí, phân công cán bộ phù hợp với khả năng từng ngƣời. Quan tâm công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ.

Phân tích tài chính ngân hàng, tiết kiệm các khoản chi phí chƣa thực sự cần thiết.

Về công tác huy động vốn

Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, phát động phong trào thi đua “nhân viên huy động giỏi” đến toàn thể nhân viên.

Chủ động tìm đến khách hàng đồng thời thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng.

Tranh thủ sự giúp đở của chính quyền địa phƣơng, các ban ngành có liên quan.

Thái độ phục vụ tận tình chu đáo ân cần, luôn tạo mọi điều kiền cho khách hàng đến giao dịch nhanh chóng, thuận lợi. Cán bộ thƣờng xuyên nâng

69

cao đạo đức nghiệp vụ, đổi mới phong cách, phong thái, thái độ phục vụ, khả năng giao tiếp khách hàng.

Tăng cƣờng các sản phẩm dịch vụ nhƣ mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nƣớc. Chú trọng công tác huy động vốn ổn định từ dân cƣ, đề ra giải pháp huy động vốn hiệu quả. Đa dạng hoá sản phẩm, hình thức huy động vốn phong phú.

Về công tác tín dụng

Mở rộng tín dụng phải bám sát chủ trƣơng phát triển kinh tế địa phƣơng, ƣu tiên đầu tƣ cho các lĩnh vực trọng điểm, chú trọng nguồn vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khai thác lĩnh vực kinh doanh của khách hàng của địa phƣơng.

Thực hiện chủ trƣơng cho vay phân tán, đẩy mạnh cho vay có trọng điểm và mở rộng khách hàng có sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Đảm bảo vốn đầu tƣ an toàn và hiệu quả.

Thƣờng xuyên giám sát khả năng tài chính của khách hàng vay vốn để nắm bắt đƣợc những thông tin cần thiết. Khi khách hàng có đƣợc nguồn thu khi đến hạn trả nợ thì cán bộ tín dụng phải xữ lý nợ của khách hàng ngay không nên để khách hàng dùng tiền vào mục đích khác. Từ đó, nâng cao doanh số thu nợ của ngân hàng.

Việc giải ngân cho khách hàng vay vốn phải theo giai đoạn chứ không nên giải ngân một lần, tránh tình trạng khách hàng dùng vốn vay không đúng mục đích thoả thuận trên hợp đồng.

Ngân hàng cần chú ý khách hàng vay vốn trong lĩnh vực NTTS để từ đó có đƣợc hƣớng giải quyết tốt nhất cho khách hàng mà ngân hàng hạn chế nợ xấu. Cán bộ tín dụng cần thƣờng xuyên thẩm định khách hàng nếu thấy khách hàng có nhu cầu vay mới mà nợ cũ vẫn còn chƣa thanh toán hết thì nên gia hạn cho khách hàng và hỗ trợ thêm vốn cho khách hàng đủ điều kiện sản xuất lại.

Ngân hàng phải thƣờng xuyên phối hợp với chính quyền địa phƣơng tổ chức các lớp hƣớng dẫn ngƣời dân về đầu ra các loại sản phẩm. Từ đó, có đƣợc đầu ra ổn định thì phải xây dựng thƣơng hiệu riêng để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tăng trƣởng dƣ nợ các ngành thích hợp với nền kinh tế hiện tại của quận để góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng và tạo thuận lợi cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cần thƣờng xuyên đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo trƣớc khi cho vay lại.

70

Về xử lý, thu hồi nợ xấu

Đối với nợ quá hạn nợ xấu phải phân tích rõ nguyên nhân, có biện pháp phù hợp với từng trƣờng hợp cụ thể và thƣờng xuyên đánh giá phân tích nợ. Phân loại nợ theo khả năng trả, theo thời điểm thu nhập và khả năng phát mãi tài sản của khách hàng. Chủ động, linh hoạt trong công tác xử lý, thu hồi nợ trên cơ sở bám sát các văn bản có liên quan. Tận thu các món nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng, báo cáo kết quả thu hồi hàng tháng, quý.

Ngân hàng và chính quyền địa phƣơng phải có sự hỗ trợ về mặt pháp lý khi xử lý tài sản thế chấp, tránh mất quá nhiều thời gian làm ảnh hƣởng giá trị tài sản mà chi phí thanh lý tài sản tăng cao.

71

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn trong giai đoạn (2011 – 06T/2014), ta thấy các chỉ số thay đổi theo chiều hƣớng có lợi, đặc biệt là doanh số cho vay, doanh số thu nợ đều tăng, không chỉ góp phần làm tăng lợi nhuận mà còn giúp cho ngân hàng khẳng định vị thế và vai trò của ngân hàng trong quá trình phát triển kinh tế của quận, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Nợ xấu của ngân hàng cũng giảm dần qua từng năm. Do khả năng chọn lọc cũng nhƣ khả năng giám sát các khoản vay của ngân hàng cũng đƣợc cải thiện dần, hạn chế tối đa các khoản vay có mục đích sử dụng vốn không hợp lý, mang lại rủi ro mất vốn đối với ngân hàng.

Để hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển và trở thành nơi tin cậy của các doanh nghiệp cũng nhƣ của cộng đồng dân cƣ, đặc biệt là trong tình hình hiện nay có rất nhiều chi nhánh trong địa bàn mọc lên, việc tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng cùng hệ thống ngân hàng đang là một vấn đề đối với ban quản trị ngân hàng. Tiềm năng về tín dụng trên địa bàn quận còn rất cao, nên việc mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng là điều rất cần thiết. Hiện nay, một số ngân hàng trong địa bàn cũng đang triển khai hết các hoạt động dịch vụ của ngân hàng đến với các địa bàn khác nhau trong quận, phần lớn dân cƣ và cơ sở sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ chƣa tiếp nhận hiệu quả cũng nhƣ lợi ích của hoạt động ngân hàng mang lại, ngay cả trong hoạt động dịch vụ của ngân hàng No & PTNT cũng chƣa phát huy hết khả năng và nội lực của mình. Tuy nhiên, NHNo & PTNT nhận đƣợc sự tín nhiệm rất cao từ ngƣời dân trong quận, nhất là ngƣời dân trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, đó là cơ hội để ngân hàng thiết lập mối quan hệ bền vững với các đối tƣợng này nhằm mở rộng quy mô tính dụng trong tƣơng lai.

Bên cạnh đó, hoạt động của NHNo & PTNT quận Ô Môn luôn đƣợc sự lãnh đạo của ngân hàng No TP Cần Thơ và chính quyền trong địa phƣơng phối hợp cộng với sự kết hợp của các ban ngành đoàn thể có liên quan trong việc tháo gỡ những khó khăn cho các thành phần kinh tế trong địa bàn.

Nhƣ vậy, trong giai đoạn (2011 – 06T/2014) ngân hàng luôn thực hiện tốt phƣơng châm “an toàn để phát triển”, thực hiện nghiêm ngặt quy trình cho vay, công tác kiểm tra hoạt động tín dụng sao khi giải ngân, đảm bảo rằng vốn giải ngân đƣợc sử dụng đúng theo mục đích hợp đồng. Đồng thời hoạt động tín dụng luôn thực hiện theo nguyên tắc thoả mãn nhu cầu về vốn của khách

72

hàng theo mọi ngành nghề chứ không riêng gì ngành nông nghiệp, vừa góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phƣơng, góp phần vào tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Theo dõi tình hình diễn biến, biến động của nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam để có thể đƣa ra những chỉ đạo kịp thời giúp ổn định hệ thống ngân hàng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Bên cạnh việc tạo ra cho các ngân hàng một hành lang pháp lý thông thoáng giúp các ngân hàng hoạt động thuận lợi thì NHNN cần thƣờng xuyên theo dõi và giám sát hoạt động của các ngân hàng, đồng thời phải tăng cƣờng việc hƣớng dẫn, chỉ đạo các ngân hàng thực hiện luật tổ chức tín dụng, các nghị định, thông tƣ,… có liên quan để các ngân hàng nghiêm chỉnh thực hiện.

Quảng bá và giải thích để ngƣời dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng. Tạo điều kiện để ngƣời dân sử dụng phổ biến hơn các công cụ thanh toán thông qua ngân hàng.

Ngân hàng cần đƣa ra nhiều chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn và nhanh chóng chỉ đạo các Chi nhánh, Phòng giao dịch áp dụng mức lãi suất mới hấp dẫn thay đổi theo thị trƣờng để tăng khả năng cạnh tranh với những ngân hàng khác trên địa bàn.

6.2.2 Đối với NHNo & PTNT TP Cần Thơ

Cần thƣờng xuyên nghiên cứu và phổ biến các quy định, chính sách, hƣớng dẫn… của NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam cho các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc để kịp thời tổ chức thực hiện.

Tăng cƣờng kiểm tra, rà soát các khâu, các bộ phận và các quy trình nghiệp vụ trong quá trình hoạt động của các chi nhánh để có thể nắm bắt rõ tình hình hoạt động và sẽ có những chỉ đạo, biện pháp hỗ trợ kịp thời nếu có sự cố xảy ra cho các chi nhánh trong quá trình hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng.

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phƣơng và kế hoạch hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh mà tiến hành phân bổ chi tiêu cho phù hợp. Đồng thời, phát động các phong trào thi đua, khen thƣởng định kỳ (hàng tháng, hàng quý và năm) cho các chi nhánh trực thuộc, qua đó giúp các chi nhánh cố gắng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

73

6.2.3 Đối với chính quyền địa phƣơng

Đẩy mạnh việc đƣa tiến bộ kỹ thuật, các mô hình hay quy trình sản xuất có hiệu quả vào thực tiễn thông qua các hội thảo nông nghiệp, các chƣơng trình khuyến nông, khuyến ngƣ định kỳ ở địa phƣơng. Qua đó giúp ngƣời nông dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

Nhanh chóng khắc phục hậu quả do thiên tai hay dịch bệnh gây ra trên địa bàn, đồng thời có biện pháp phòng tránh và dập dịch kịp thời qua đó giúp ngƣời dân an tâm vào sản xuất mang lại thu nhập để trả nợ ngân hàng.

Chính quyền địa phƣơng cần hỗ trợ ngân hàng thông qua việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về khách hàng giúp ngân hàng nhanh chóng xác minh và giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đồng thời, hỗ trợ ngân hàng trong việc tiến hành xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng.

Những định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng cần triển khai cho ngân hàng để ngân hàng có thể hỗ trợ địa phƣơng và đặt mục tiêu kinh doanh phù hợp với định hƣớng phát triển chung của quận.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2013. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tủ sách trƣờng Đại Học Cần Thơ.

2. Nguyễn Minh Kiều. Bài tập và bài giải nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống kê.

3. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ ngân hàng. Tủ sách trƣờng Đại Học Cần Thơ.

5. Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. 6. Quyết định số 540_QĐ-TTg: Chính sách tín dụng đối với ngƣời nuôi tôm và cá tra.

7. Nghi định số 41/2010/NĐ-CP: Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

8. Nghị quyết số 01/NQ-CP: Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2014.

9. Nghị quyết số 13/NQ-CP: Về một số giải pháp tháo gở khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hổ trợ thị trƣờng.

10. Thông tƣ 14/2013/TT-NHNN: Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài

11. Thông tƣ 15/2013/TT-NHNN: Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài

12. Hứa Thị Thái Hồng (2011). Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trà Cú. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

13. Lê Thị Hằng (2007). Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT thị xã Bến Tre. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ô môn (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)