Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 - yo Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trƣớc y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y1 – y0
∆y = * 100% yo
yo : chỉ tiêu năm trƣớc. y1 : chỉ tiêu năm sau.
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Sử dụng các tỷ số phân tích nhƣ : tổng dƣ nợ trên vốn huy động, hệ số thu nợ, nợ xấu trên tổng dƣ nợ, vòng quay vốn tín dụng.
14
Một số khái niệm và các chỉ số tài chính đánh giá hoạt động tín dụng
- Một số khái niệm có liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá
Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cho khách hàng vay, không xét đến việc khoản tín dụng đó đã đƣợc thu về hay chƣa trong khoản thời gian nhất định. Doanh số cho vay thƣờng đƣợc xác định theo tháng, quý, năm.
Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh các khoản thu nợ gốc mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả các khoản cho vay của năm nay và những năm trƣớc đó, kể cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần.
Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chƣa thu hồi đƣợc trong một thời điểm nhất định. Để xác định đƣợc dƣ nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Dư nợ ck = Dư nợ đk + Doanh số cho vay trong kỳ – Doanh số thu nợ trong kỳ
Nợ xấu: theo khoản 8 điều 3, thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 theo cách phân loại các nhóm nợ trong thông tƣ.
- Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng
Tổng dƣ nợ so với nguồn vốn huy động (%)
Dư nợ
Tổng dƣ nợ so với nguồn vốn huy động = x 100%
Vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt vì nếu quá lớn thì khả năng huy động còn thấp để đáp ứng nhu cầu cho vay, còn nếu quá nhỏ cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn huy động không hiệu quả.
15
Nợ xấu so với tổng dƣ nợ (%)
Nợ xấu
Nợ xấu so với tổng dƣ nợ = x 100%
Dư nợ Tỷ số này đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những
ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lƣợng tín dụng của ngân hàng này cao.
Vòng vay vốn tín dụng (vòng)
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng = x 100%
Dư nợ bình quân
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dƣ nợ bình quân =
2
Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
Hệ số thu nợ (%)
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = x 100%
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi cho khách hàng vay, ngân hàng sẽ thu lại đƣợc bao nhiêu phần trăm khi sử dụng chính số tiền cho vay của mình. Nếu tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là rất tốt, ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
16
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Giới thiệu về ngân hàng No & PTNT Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK) là ngân hàng thƣơng mại lớn nhất Việt Nam tính theo khối lƣợng tài sản, thuộc loại doanh nghiệp nhà nƣớc hạng đặc biệt.
AGRIBANK đƣợc thành lập ngày 26 thàng 3 năm 1988. Lúc mới thành lập, ngân hàng này mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996, ngân hàng lại đƣợc đổi tên thành tên gọi nhƣ hiện nay.
Năm 2003, Chủ tịch nƣớc Việt Nam đã trao tặng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam, cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Tính đến ngày 31/12/2013, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn đƣợc khẳng định trên nhiều phƣơng diện. Tổng tài sản 705.365 tỷ đồng, tổng nguồn vốn 626.390 tỷ đồng, vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng, tổng dƣ nợ 530.600 tỷ đồng. Mạng lƣới hoạt động gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, chi nhánh Campuchia. Nhân sự gần 40.000 cán bộ nhân viên.
Agribank luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lƣới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã đƣợc hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tƣợng khách hàng trong và ngoài nƣớc. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp.
Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn
17
Châu Á Thái Bình Dƣơng (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn nhƣ: Hội nghị FAO vào năm 1991, Hội nghị APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA vào năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản vào năm 2002...
Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nƣớc ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn đƣợc các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tƣ châu Âu (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tƣ châu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD) v.v...
3.1.2 Giới thiệu về ngân hàng No & PTNT chi nhánh Ô Môn
Lịch sử hình thành
Với mục tiêu “đi vay để cho vay” từ nguồn vốn ban đầu là 1,8 tỷ đồng của ngân sách nhà nƣớc chuyển sang, ngân hàng đã không ngừng nâng cao vai trò huy động vốn các tổ chức kinh tế và vốn nhàn rỗi trong dân cƣ. Với nhiều hình thức huy động đa dạng phong phú, công tác tiếp thị đƣợc quan tâm và phát huy tác dụng, cụ thể nguồn vốn huy động điều tăng qua các năm cộng với nguồn hổ trợ từ ngân hàng cấp trên đã tạo đà cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Ô Môn có đủ vốn để đáp ứng trên địa bàn, góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc nói chung và quận Ô Môn nói riêng. Vì vậy, NHNo & PTNT quận Ô Môn “luôn đồng hành cùng mọi ngƣời, mọi nhà, mọi thành phần kinh tế”.
Sau Nghi Định 05/2004/NDCP chia tách huyện Ô Môn thành quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ. NHNo & PTNT quận Ô Môn hoạt động với chức năng huy động vốn ủy thác từ ngân hàng cấp trên để đầu tƣ và thực hiện dịch vụ ngân hàng.
Đến tháng 11/1996 Ngân hàng Nông nghiệp huyện Ô Môn lại đổi tên thành NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn, có tên tiếng anh là “ Vietnam bank for Agriculture and Rural Development ”, viết tắt là VBARD và gọi tắt là “ Agribank ”.
18
Đến ngày 14/11/1990 theo Nghị Định 400/CP ban hành pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn, đƣợc xem là ngân hàng nông thƣơng mại quốc doanh và đổi tên thành NHNo & PTNT chi nhánh huyện Ô Môn.
Ngân hàng đƣợc thành lập vào năm 1988 thông qua quyết định số 53/HDBT vào ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trƣởng (nay là Thủ Tƣớng Chính Phủ) với tên gọi ban đầu là NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Ô Môn.
Trụ sở chính tại: Quốc lộ 91 - Khu vực 10 - Phƣờng Châu Văn Liêm - quận Ô Môn - Thành phố Cần Thơ.
NHNo & PTNT quận Ô Môn là một trong những chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Thành Phố Cần Thơ.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng No & PTNT chi nhánh Ô Môn
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức
NHNo & PTNT quận Ô Môn có trụ sở chính tại quốc lộ 91 - Khu vực 10 - Phƣờng Châu Văn Liêm - Quận Ô Môn - Thành phố Cần Thơ. Tổng số cán bộ công nhân viên là 37 ngƣời. Trong đó:
- 01 Tổng giám đốc, 01 Phó giám đốc.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: 01 Trƣởng phòng, 01 Phó phòng, 08 cán bộ tín dụng.
- Phòng hành chính nhân sự: 01 Trƣởng phòng, 02 Phó phòng, 11 cán bộ ngân quỹ.
- Phòng giao dịch số 1: 01 Giám đốc, 01 Tổ trƣởng kế toán ngân quỹ, 06 cán bộ kế toán ngân quỹ, 02 cán bộ tín dụng.
19
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT quận Ô Môn
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc: Là ngƣời trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, ký duyệt từng hợp đồng tín dụng, tiếp cận, phổ biến và đề ra các biện pháp thực hiện các quyết định, chỉ thị của ngân hàng cấp trên giao phó đến từng cán bộ trong chi nhánh. Giám đốc đƣợc quyền quyết định, tổ chức, bổ nhiệm, khen thƣởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình.
- Phó giám đốc: Có trách nhiệm hổ trợ giám đốc trong các nghiệp vụ, giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện các chỉ thị và kế hoạch đã đề ra.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đƣa ra các mức đề nghị cho vay để trình lên giám đốc phê duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dƣ nợ cho vay và giám sát việc dùng vốn vay của khách hàng. Theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và việc sử dụng vốn, nhu cầu vốn cấp thiết để phục vụ tín dụng đầu tƣ, từ đó trình lên giám đốc có kế hoạch cụ thể. Tổ
PHÕNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH KẾ TOÁN VIÊN PHÕNG GIAO DỊCH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TỔ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
20
chức chỉ đạo thông tin, phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn. Thực hiện chế độ thông báo thống kê, tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm, theo quy định của Ngân hàng cấp trên.
- Phòng kế toán – ngân quỷ: Thực hiện các thủ tục liên quan đến thanh toán, phát vay cho khách hàng, kiểm tra tính hợp lý của hồ sơ, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các khoản giao nợp ngân sách Nhà nƣớc. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế toán thu chi tài chính, quyết toán tiền lƣơng của đơn vị trực thuộc. Thiết kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu cho các phòng nghiệp vụ, cho ban giám đốc, phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin số liệu lên ngân hàng cấp trên. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong kinh doanh tại chi nhánh lên bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hằng ngày, thực hiện các báo cáo theo quy định. Thủ quỷ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, tài sản trong kho hàng ngày, quản lý an toàn kho quỷ, thực hiện các quy định biên chế về nghiệp vụ thu ngân, giải ngân, giao dịch, ký gửi tài sản và các chứng từ có giá. Cuối ngày khoá sổ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót, thực hiện các báo cáo theo quy định.
- Phòng giao dịch số 1: Cũng có chức năng giống nhƣ trụ sở chi nhánh, tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đƣa ra đề nghị cho vay trình lên giám đốc.
- Kiểm tra viên: Phụ trách việc kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, các báo cáo, tình hình thu chi tài chính đơn vị, giải quyết các đơn thƣ, khiếu tố liên quan đến các hoạt động của ngân hàng.
- Tổ hành chính nhân sự: Làm công tác quản lý nhân sự, quản lý hành chính, quản lý bộ phận bảo vệ, tài xế, quản lý tài sản, phát lƣơng, thanh toán, mua sắm dụng cụ văn phòng, bảo vệ tài sản của cơ quan và của khách hàng…
21
3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2013, 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2013, 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Bảng 3.1a: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn giai đoạn (2011 – 2013)
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 78.300 75.455 71.645 (2.845) (3,63) (3.810) (5,05) Tổng chi phí 62.200 61.767 59.700 (433) (0,70) (2.067) (3,35) Lợi nhuận 16.100 13.688 11.945 (2.412) (14,98) (1.743) (12,73)
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh quận Ô Môn (2011 - 2013)
Bảng 3.1b: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Ô Môn thời điểm (06T/2013, 06T/2014)
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 06 tháng đầu năm 2013 06 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch 06T/2014 / 06T/2013 Số tiền % Tổng thu nhập 35.836 35.431 (405) (1,13) Tổng chi phí 28.980 27.314 (1.666) (5,75) Lợi nhuận 6.856 8.117 1.261 18,39
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh quận Ô Môn (06T/2013, 06T/2014)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 2011 2012 2013 06T/2013 06T/2014 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Triệu đồng
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh quận Ô Môn