Chi phí lãi trên tổng chi phí

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 54)

Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và những

chi phí phi lãi liên quan đến hoạt động huy động vốn. Chỉ số chi phí lãi trên tổng chi phí của ngân h àng ngày càng tăng cao, t ừ 88,94% vào năm 2011, tăng

lên 89,32% ở năm 2012 và năm 2013 tăng lên 91,58%. Đ ến 6 tháng đầu năm

2014 chỉ số này biến động theo hướng tích cực hơn, chiếm 91,58% trong khi

chỉ số này ở 6 tháng đầu năm 2013 l à 89,45%. Trước tình hình kinh tế có

nhiều biến động, có thể nói việ c huy động vốn đối với tất cả các ngân hàng không phải dễ, đòi hỏi phải tốn nhiều chi phí, cả về chi phí lãi suất và những

chi phí phi lãi suất như chi phí quảng cáo, dự thưởng, tặng quà,… Đối với

ngân hàng VNCB Chi nhánh Cần Thơ cũng vậy, chi phí huy động vốn của ngân hàng trong giai đo ạn 2011 –2013 cũng ngày một tăng để thích nghi với

những biến động của thị tr ường và để đảm bảo khả năng sinh lời cao thu hút người gửi tiền. Tuy nhiên, đến đầu năm 2014, sau khi nền kinh tế đã bắt đầu

ổn định hơn và áp lực của những cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng giảm

dần thì ngân hàng VNCB Chi nhánh Cần Thơ đã xem xét để điều chỉnh công tác huy độngvốn một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn, làm cho chỉ số chi phí huy động vốn trên tổng chi phí giảm theo h ướng tích cực.

4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM VỚI LÃI SUẤT

Khi lãi suất thị trường thay đổi, thì những tài sản có và tài sản nợ nào sẽ

chịu ảnh hưởng của thay đổi lãi suất? Những tài sản (nguồn vốn) chịu ảnh hưởng của thay đổi lãi suất thì được gọi là tài sản (nguồn vốn) nhạy cảm với

lãi suất có thể hiểu tài sản nhạy cảm lãi suất là những tài sản mà có thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi và những khoản vốn mà lãi suất được điều

chỉnh theo điều kiện thị tr ườngvà nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, những tài sản

(nguồn vốn) không chịu ảnh h ưởng của thay đổi lãi suất gọi là tài sản (nguồn

vốn) không nhạy cảm lãi suất. Ở đây ta xét những khoản mục tài sản hay

nguồn vốn nhạy cảm lãi suất là những khoản mục có thời gian đáo hạn từ một năm trở xuống.

Ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Vì thế, khi lãi suất thay đổi ngân hàng phải chịu rủi ro ở cả hai phía: bên nguồn vốn (tài sản nợ)

và bên sử dụng vốn (tài sản có).

Tất cả các loại tài sản có và tài sản nợ đều khác nhau về thời gian đáo

hạn. Đây là độ dài về giờ, ngày, tháng, năm của khoản nợ từ ngày nhận cho đến khi nó được trả. Chính từ sự khác nhau về thời gian của khoản vay (hoặc

cho vay) nên lãi suất cho mỗi loại cũng khác nhau. Đó cũng là nguyên nhân cho sự phân biệt về lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn. Lãi suất ngắn hạn thườngthấp hơn lãi suất dài hạn, vì là những khoản đầu tư ngắn như thể sẽ có

lợi tức không ổn định. H ơn nữa, chính lợi tức không ổn định của nó là nguyên nhân làm cho loại lãi suất này biến động khá thường xuyên.

Bên tài sản có:những tài sản có nhạy cảm lãi suất là những tài sản khi lãi suất thay đổi sẽ làm cho thu nhập thay đổi. Đó là các khoản cho vay ngắn hạn,

các khoản đầu tư càng ngắn hạn càng nhạy cảm với lãi suất, có nghĩa là khi lãi suất thay đổi thì thu nhập từ các khoản đầu tư này sẽ thay đổi.

Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng, là sản phẩm

tín dụng hỗ trợ nguồn vốn cho khách h àng đang có nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, thanh toán tiền

mua nguyên vật liệu hay thanh toán tiền hàng hóa, các nhu cầu chi tiêu ngắn

hạn của cá nhân, đặc biệt cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. Hoạt động cho

vay trong ngân hàng hay bất kỳ một nơi nào khác thì vay ngắn hạn lãi suất nhỏ hơn vay dài hạn vì vay ngắn hạn thời gian quay vòng vốn ngắn. Thông thường

các khoản tín dụng ngắn hạn này sẽ được tái đầu tư trong năm tiếp theo. Nên

ta đặt chúng vào loại tài sản nhạy cảm với lãi suất.

Dựa vào công thức mô hình định giá lại, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ

về tình hình rủi ro lãi suất của ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam Chi

nhánh Cần Thơ qua bảng 4.8.

Thông qua bảng 4.7 ta có thể thấy rằng VNCB Chi nhánh Cần Th ơ có

tổng tài sản nhạy cảm lãi suất là 328.887 triệu đồng năm 2011, 475.184 triệu đồng năm 2012, 579.267 triệu đổng năm 2013 và 346.843 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2014. Đây là những khoản cho vay sắp đáo hạn hoặc sắp đ ược tái gia

hạn. Nếu lãi suất tăng sau khi khoản cho vay n ày được thực hiện, ngân hàng sẽ

chi gia hạn thêm cho những khoản vay này nếu như nó có thể mang lại một

khoản lợi nhuận tiềm năng xấp xỉ nh ư mức lợi nhuận hiện tại của những công

cụ tài chính khác có chất lượng tương đương.

Tương tự như vậy, những khoản cho vay sắp đáo hạn sẽ cung cấp cho

ngân hàng vốn phục vụ tái đầu tư vào những khoản cho vay mới với lãi suất

hiện tại.

Còn tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng cũng có sự biến động qua các năm, năm 2011 là 646.370 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 770.265 triệu đồng và năm 2013 tiếp tục tăng lên đến 1.039.537 triệu đồng, 6

tháng đầu năm 2014 là 687.320 triệu đồng.

Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất ở đây bao gồm chứng chỉ tiền gửi sắp đáo

hạn hoặc sắp được tái gia hạn, khi đó ngân hàng và khách hàng phải thỏa

thuận mức lãi suất tiền gửi mới, phù hợp với những điều kiện của th ị trường;

những khoản tiền gửi lãi suất thả nổi có thu nhập thay đổi tự động cùng với lãi suất thị trường và những khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ có lãi suất được điều chỉnh hàng ngày để phản ánh những biến động mới nhất của thị trường.

Điều gì sẽxảy ra khi giá trị tài sản nhạycảm lãi suất không cân bằng với

giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất? Rõ ràng là một khoảng chênh lệch tài sản –nguồn vốn nhạy cảm lãi suất hay một chênh lệch nhạy cảm lãi suất đã hình thành. Ở ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, tổng tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất trị giá như đã nêuở bảng 4.8. Và do vậy,

ngân hàng có chênh lệch GAP nhạy cảm lãi suất âm, cụ thể là năm 2011 chênh

lệch nhạy cảm lãi suất là -317.483 triệu đồng, năm 2012 là -295.081 triệu đồng, và đến năm 2013 là -460.270 triệu đồng, 6T đầu năm 2014 là -340.477 triệu đồng. Nếu lãi suất tăng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ giảm

vì thu từ lãi trên tài sản tăng ít hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động. Nếu các

yếu tố khác không đổi, thu nhập lãi của ngân hàng sẽ giảm xuống. Ngược lại,

46

Bảng 4.7: Phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của VNCBChi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6T đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán và phòng hành chánh.)

KHOẢN MỤC NĂM

2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014

Tổng tài sản nhạy cảm

với lãi suất (ISA) 328.887 475.184 579.267 130.716 346.843

Tổng nguồn vốn nhạy cảm

với lãi suất (ISL) 646.370 770.265 1.039.537 694.423 687.320

Chênh lệch giữa tài sản và nguồn

vốnnhạy cảm lãi suất (GAP) -317.483 -295.081 -460.270 -563.707 -340.477

Tỷ lệ tài sản nhạy cảm trên

nguồn vốn nhạy cảm (ISR) 0,51 0,62 0,56 0,19 0,50

IS GAP tương đối (tỷ số giữa GAP

vớitài sản nhạy cảm lãi suất) -0,97 -0,62 -0,79 -4,31 -0,98

Trạng tháicủa ngân hàng Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn

Hay chênh lệch GAP âm thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng sẽ tăng vì thu từ lãi trên tài sản sẽ giảm ít hơn chi phí trả lãi cho các nguồn

vốn. Như vậy thu nhập của ngân hàng sẽ tăng.

Trên thực tế như chúng ta đã thấy ở trên, xét tại thời điểm năm 2011 chênh lệch GAP tuyệt đối là -317.483 triệu đồng. Rõ ràng là ngân hàng có chênh lệch tuyệt đối âm biểu hiện tình trạng nhạy cảm về nợ. Ta có tỷ lệ chênh lệchtài sản nhạy cảm tương đối là -0,97.

Một chỉ số chênh lệch tương đối dương có nghĩa là ngân hàng ở trong

tình trạng nhạy cảm tài sản, trong đó một chỉ số chênh lệch tương đối âm mô

tả một ngân hàng ở trong tình trạng nhạy cảm nợ. Cuối cùng, chúng ta có thể

so sánh quy mô tài sản nhạy cảm lãi suất ISA với quy mô nguồn vốn nhạy cảm

lãi suất ISL. Và đây cũng chính là hệ số rủi ro lãi suất. Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng trong 3 năm ngân h àng đều ở trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn, giá trị của chênh lệch nhạy cảm lãi suất có sự biến động khác nhau qua các năm, đó là do tình hình về tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất trong

từng năm là khác nhau. Năm 2012, t ỷ lệ IS GAP tương đối của ngân hàng giảm xuống là -0,62 điều này là do ngân hàng tăng cư ờng huy động vốn ngắn

hạn. Đến năm 2013, tỷ lệ tăng lên đến -0,79 nguyên nhân của sự gia tăng này

là trong năm 2013 chi nhánh tăng cư ờng cho vay sản xuất kinh doanh và cho

vay đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rằng, ngân hàng đang có một tỷ lệ rủi ro lãi suất

ISR nhỏ hơn 1. Chỉ khi tài sản nhạy cảm lãi suất cân bằng với nguồn vốn nhạy

cảm lãi suất thì ngân hàng được coi là không có rủi ro lãi suất. Trong trường

hợp này, thu từ lãi danh mục tài sản và chi phí trả lãi sẽ thay đổi theo cùng một

tỷ lệ. Chênh lệch nhạy cảm lãi suất của ngân hàng bằng 0 và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM được bảo vệ dù lãi suất thay đổi theo hướng nào. Tuy nhiên trên thực tế, chênh lệch nhạy cảm lãi suất bằng 0 không loại trừ ho àn toàn được rủi

ro lãi suất bởi vì lãi suất của tài sản và lãi suất của các khoản nợ không ràng buộc chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn lãi suất cho vay có xu hướng thay đổi

chậm hơn lãi suất của những khoản vay trên thị trường tiền tệ. Vì vậy thu từ

lãi của ngân hàng có xu hướng tăng chậm hơn chi phí trả lãi trong giai đoạn

kinh tế tăng trưởng hiện nay.

Do tính bảo mật về số liệu và việc cung cấp số liệu của ngân hàng nên bài này không thể phân tích rủi ro lãi suất đối với từng kỳ hạn, từng tháng hay

từng quý theo tình hình biến động của lãi suất mà tổng hợp phân tích sự nhạy

cảm của các khoảng mục tài sản, nguồn vốn đối với lãi suất theo năm, từ đó

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG

VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XÂY DỰNG

VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN TH Ơ

5.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của Ngân hàng thương mại, chính đặc thù này đã giúp cho các Ngân hàng thương mại có

vai trò quan trọng trong nềnkinh tế. Hiện nay trên địa bàn đã hiện diện cơ bản đầy đủ các chi nhánh Ngân h àng thương mại như: Ngân hàng Ngoại Thương,

Á Châu, Eximbank, Sacombank, An Bình, Ngân Hàng Công Thương, Nông

Nghiệp,... Thực tế cho thấy nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững khi nguồn

tiền để đầu tư chủ yếu phải là từ tiết kiệm của dân chúng, tiết kiệm của nền

kinh tế và tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

Qua quá trình phân tích tình hình huy động vốn của VNCB chi nhánh

Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, nhận thấy được

một số khó khăn của chi nhánh trong huy động vốn. Do đó tôi đề nghị một số

giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động hu y động vốn của VNCB Chi nhánh

Cần Thơtrong thời gian tới.

Bên cạnh việc thu hút tiển gửi từ các tổ chức kinh tế, Ngân hàng cần

phải có những chính sách hợp lý để thu hút tiền gửi tiết kiệm từ dân c ư, bởi huy động vốn tiết kiệm trong dân là hết sức quan trọng. Ngân hàng quan tâm

hơn nữa đến công tác quảng cáo, tiếp thị hiệu quả các dịch vụ tiện ích của chi nhánh như: bảo mật, an toàn, thuận tiện và sinh lãi tới khách hàng dưới nhiều

hình thức khác nhau: Báo chí, Internet, Truyền hình hay phát tờ bướm khi khách hàng đến giao dịch... Để hoạt động huy động vốn trong dân đạt hiệu

quả, VNCB Chi nhánh Cần Th ơ còn phải nâng cao chất lượng phục vụ, củng

cố uy tín và khẳng định vị thế của mình trênđịa bàn.

Về lãi suất thì chi nhánh phải ổn định lãi suất huy động của mình, cần có

nhiều hình thức áp dụng lãi suất ưu đãi với số tiền gửi lớn và kỳ hạn gửi dài, gửi tiết tiệm tích luỹ và cho phép rút từng phần theo nhu cầu khách hàng, tặng

quà khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng và kèm theo các dịch vụ hỗ trợ thanh

toán, chuyển tiền thuận lợi cho khách hàng...

Ngân hàng phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. VNCB Chi

nhánh Cần Thơ cần có chiến lược huy động vốn đa dạng bao gồm việc mở

rộng đối tượng khách hàng gửi tiền, và đa dạng hoá các hình thức gửi tiền như mở rộng đến mọi tầng lớp dân c ư, mở rộng hình thức huy động vốn, áp

dụng các hình thức huy động vốn mới nh ư lãi suất bậc thang, tiết kiệm an sinh,

tiết kiệm bảo hiểm, tiết kiệm bảo đảm bằng vàng, ngoại tệ...

Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam vừa được đổi tên từTrustbank do Truskbank là 1 thương hi ệu từ lâu có nhiều người đã biết đến và giao dịch với ngân hàng tuy nhiên khi đ ổi tên lại như thế thì nhiều người cảm thấy là lạ với

ngân hàng này và nhiều khi nhằm lẫn tưởng đâu đây là ngân hàng mới do đó

ngân hàng cần triển khai các chương trình quảng bá, giới thiệu về thương hiệu

của mìnhđến với khách hàng.

Đưa ra mức lãi suất phù hợp với tiền gửi ngoại tệ, cần cập nhật th ường

xuyên về lãi suất huy động bằng ngoại tệ của các NHTM khác tr ên địa bàn và có những thay đổi thích hợp với những chuyển biến phức tạp của giá vàng và ngoại tệ hiện nay.

Cần tập trung huy động lượng tiền nhàn rỗi bằng ngoại tệ như tiền gửi

của Việt Kiều về cho thân nhân, tiền gửi của các đối t ượng xuất khẩu lao động sang các nước khác làm việc bằng các hình thức chuyển tiền nhanh, phí dịch

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Từ lâu hoạt động huy động vốn đã trở thành một hoạt động quan trọng

và giữ vai trò truyền thống trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nguồn

vốn huy động vừa giúp ngân hàng duy trì hoạt động kinh doanh của mình vừa

giúp cho sự phát triển của cả nền kinh tế thông qua việc cung cấp “vốn tín

dụng”. Với chức năng là một trong các trung gian tín dụng các Chi nhánh của

VNCB Việt Nam đã huy động và cung cấp vốn cho nông dân để mở rộng về

qui mô và hình thức sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất sản

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)