Phân tích tình hình huy động vốn theo hình thức huy động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 44)

Ta thấy vốn huy động với các hình thức khác nhau sẽ có mức độ chi phí

và rủi ro khác nhau. Điển hình là tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau thì sẽ có

lãi suất thấp hơn GTCG với thời hạn tương ứng, tuy nhiên mức độ rủi ro do

khách hàng sẽ rút vốn trước hạn cũng cao hơn. Hay tiềngửi ký quỹ để thanh

toán thì chi phí rất thấp nhưng lượng lại không được nhiều,…do đó so sánh

theo hình thức gửi tiền sẽ thấy được tỷ trọng khác nhau của mỗi hình thức và thấy được loại hình thức nào chính, vai trò quan trọng nhất.

Như ta thấy thì nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là từ tiền gửi

và tỷ trọng này tăng đều qua các năm, với mức tăng tr ưởng năm 2012 là 16,02% so với năm 2011, năm 2013 là 34,66% so với năm trước. Như vậy có

thể thấy mức tăng ngày càng cao của hình thức huy động từ tiền gửi này.

Năm 2011 tiền gửi chiếm 931.505 triệu đồng, t ương ứng là 98,62% trong tổng vốn huy động. Qua 3 năm, vốn huy động từ loại hình này tiếp tục tăng cả

34

Bảng 4.3 Tình hình huyđộng vốn tại VNCB Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng kế toán và phòng hành chánh) CHỈ TIÊU Năm CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 6T đầu năm 2013 6T đầu năm 2014 2012–2011 2013–2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi 931.505 98,62 1.080.765 98,63 1.455.387 99,11 944.313 99,26 1.097.543 99,23 149.260 16.00 374.622 34,66 a. Tiền gửi không kỳ hạn 56.250 5,96 57.130 5,21 54.000 3,68 29.768 3,13 32.124 2,90 880 1,56 -3.130 -5,48 b. Tiền gửi có kỳ hạn 875.255 92,67 1.023.635 93,42 1.401.387 95,44 914.545 96,14 1.065.419 96,33 148.380 16,95 377.752 36,90 + Dưới 12 tháng 590.120 62,48 713.135 65,08 985.537 67,12 664.655 69,87 655.296 59,25 123.015 20,90 272.402 38,20 + Từ 12 tháng trở lên 285.135 30,19 310.500 28,34 415.850 28,32 249.890 26,27 410.123 37,08 25.365 8,90 105.350 33,93 2. Phát hành giấy tờ có giá 13.000 1,38 15.000 1,37 13.000 0,89 7.000 0,74 8.500 0,77 2.000 15,40 -2.000 -13,30 a. Dưới 12 tháng 13.000 1,38 15.000 1,37 13.000 0,89 7.000 0,74 8.500 0,77 2.000 15,40 -2.000 -13,30 b. Từ 12 tháng trở lên - - - - - - - - - - - - - - Tổng vốn huy động 944.505 100,00 1.095.765 100,00 1.468.387 100,00 951.313 100,00 1.106.043 100,00 151.260 16,00 372.622 34,01 -VNĐ 854.355 90,46 1.005.720 91,78 1.381.207 94,06 909.013 95,55 1.062.920 96,10 151.365 17,7 375.487 37,34 - Ngoại tệ 90.150 9,54 90.045 8,22 87.180 5,94 42.300 4,45 43.123 3,90 -105 -0,12 -2.865 -3,18

đồng so với năm 2011, đạt 1.080.765 triệu đồng với tỷ trọng 98,63% trong

tổng nguồn vốn huy động, và mức tăng này tiếp tục lên đến 99,11% trong tổng

nguồn vốn huy động, đạt mức huy động là 1.455.387 triệu đồng trong năm 2013. Như vậycó thể thấy vốn huy động từ tiền gửi có mức tăng khá ổn định qua các năm và giữ vai trò chủ chốt, ngày càng tăng trong các lo ại hình huy

động.Bên cạnh vốn huy động từ tiền gửi thì huyđộng từ GTCG cũng giữ vai

trò rất quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng. Bởi vì tuy rằng chi phí hơi cao hơn các hình thức khác, nhưng đây là nguồn khá ổn định và rủi ro

thấp, hạn chế tối đa việc rủi ro do khách hàng rút tiền trước hạn. Từ đó, ngân

hàng có thể có công tác sử dụng vốn hiệu quả, ổn định hoạt động của mình.

Tuy nhiên đây lại là nguồn vốn chiến không nhiều trong tổng vốn huy động

của VNCB Chi nhánh Cần Th ơ và có xu hướng giảm trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Năm 2011, nguồn vốn huy động từ GTCG là 13.000 triệu đồng, chiếm

1,38% trong tổng nguồn vốn, chủ yếu nguồn huy động này là từ huy động

GTCG ngắn hạn. Đến năm 2012, khi lãi suất biến động nhiều, việc huy động

từ GTCG là công tác khá khó khăn v ới các ngân hàng , vì trong giai đoạn này, khách hàng thích gửi tiền gửi ngăn hạn h ơn, do tâm lý lo sợ vì lãi suất biến đổi

nhiều trong năm này. Mặc dù vậy năm 2012 nguồn vốn huy động bằng GTCG

của VNCB Chi nhánh Cần Th ơ tăng 15,38% so với năm trước, chiếm 1,37%, đạt 15.000 triệu đồng trong tổng nguồn vốn huy động của VNCB Chi Nhánh

Cần Thơ. Đồng thời năm 2013 nguồn vốn huy động bằng GTCG của VNCB

Chi nhánh Cần Thơ giảm, tổng vốn huy động bằng GTCG trong năm này chỉ

còn 13.000 triệu đồng, tương ứng 0,89% trong tổng VHĐ, một tỷ trọng rất nhỏ đối với một loại hình huy động hiệu quả và ổn định đối với hoạt động của ngân hàng như thế này. Tuy nhiên mức suy giảm này cũng có thể được giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thích bởi trong giai đoạn này, vốn huy động từ tiền gửi của ngân h àng tăng rất

cao.

Tóm lại, xét về huy động theo hình thức thì hình thức tiền gửi chiếm tỷ

trọng quan trọng nhất và luôn tăng trưởng ổn định trong cơ cấu vốn huy động

của ngân hàng trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Ngoài ra công tác huy động từ GTCG lại sụt giảm trong giai đoạn n ày. Điều này không phải

chỉ vì ảnh hưởng của kinh tế, bởi vì thực tế trong năm 2013, khi kinh tế ổn định hơn, vốn huy động từ GTCG của hầu hết các NHTM n ước ta đều tăng,

duy chỉ có VNCB lại giảm ở toàn hệ thống chứ không riêng gì VNCB Cần Thơ.

Điều đó cho thấy đây không chỉ là ảnh hưởng vĩ mô mà là chính sách

huy động vốn nội tại của bản thân VNCB. Có thể vì trong khi các ngân hàng khác gặp khó khăn trong huy động tiền gửi nên phát hành GTCG để ổn định

nguồn vốn, trong khi đó VNCB lại có nguồn tiền gửi khá ổn định, nên không cần thiết phát hành trong giai đoạn này. Tuy nhiên ta cũng nên nhìn nhận rằng

vốn huy độngtừ GTCG sẽ có mức độ an toàn vàổn định hơn, giúp cho việc sử

dụng vốn ổn định và hiệu quả hơn đối với ngân hàng. Do đó công tác ho ạch định để tăng cường nguồn huy động này, nâng cao tỷ trọng này trong tổng

nguồn vốn huy động để giữ mức độ an toàn giảm rủi ro cho ngân hàng là điều

cần thiết.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 44)