8. Các chữ viết tắt trong đề tài
5.6.3. kiểm tra 15 phút thuyết lượng tử ánh sáng Lưỡng tính sóng-hạt của ánh sáng
Câu 1: Tìm kết luận sai về thuyết lượng tử ánh sáng:
A. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục, mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng.
B. Ánh sáng là một chùm hạt, mỗi hạt mang một năng lượng xác định có độ lớn e = hf gọi là phôtôn.
C. Ta có cảm giác chùm sáng là liên tục vì các phôtôn rất nhiều và bay sát nối đuôi nhau. D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng dù nguồn ở rất xa.
Trang 83
Câu 2: Khi chiếu bức xạ có tần số f1 = 2,2.1015Hz vào một kim loại thì có hiện tượng quang điện và các quang electron bắn ra đều bị giữ lại bởi hiệu điện thế hãm U1 = 6,6V. Còn khi chiếu bức xạ f2 = 2,538.1015Hz vào kim loại đó thì các quang electron bắn ra đều bị giữ lại bởi hiệu điện thế hãm U2 = 8V. Xác định hằng số Planck
A. 6,627.10-34Js B. 6,625.10-34Js C. 6,265.10-34Js D. 6,526.10-34Js
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng:
A. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà theo từng phần riêng biệt đứt quãng.
B. Chùm ánh sáng là một chùm hạt, mỗi hạt là một photon.
C. Năng lượng của các photon ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng.
D. Khi ánh sáng truyền đi, năng lượng các photon không bị thay đổi.
Câu 4: Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện: A. phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích.
B. phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích và bản chất kim loại làm catốt. C. không phụ thuộc vào tần số của ánh sáng kích thích.
D. không phụ thuộc bản chất kim loại làm catốt.
Câu 5: Dãy Lai-man trong quang phổ vạch hiđrô, ứng với sự dịch chuyển của các electron từ các quỹ đạo dừng có năng lượng cao về quỹ đạo:
A. N. B. K. C. M. D. L.
Câu 6: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là
A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.
C. Công nhỏ nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
D. Công lớn nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
Câu 7: Khối khí Hiđrô đang ở trạng thái kích thích và electron trong nguyên tử đang chuyển động ở quỹ đạo O. Hỏi khối khí này có thể phát ra bao nhiêu loại bức xạ đơn sắc thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy?
A. 3 B. 4 C. 6 D. 10
Câu 8: Biết công thoát của kim loại làm catốt A = 1,88eV. Tìm giới hạn quang điện l0 của catốt? A. 0,550 mm. B. 0,661 mm. C. 0,565 mm. D. 0,540 mm.
Câu 9: Các mức năng lượng của nguyên tử hidro ở trạng thái dừng được xác định bằng công thức: 13,62
n E
n
MeV. .Bước sóng của vạch Hα trong dãy Banme là:
A. 0,657(μm) B. 0,76(μm ) C. 0,625(μm) D.0,56(μm)
Câu 10: Khi nguyên tử hiđrô bị kích thích sao cho electron chuyển lên quỹ đạo N thì nguyên tử có thể phát ra được bao nhiêu bức xạ đơn sắc?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
PHIẾU TRẢ LỜI
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu10
Trang 84
KẾT LUẬN
Qua một thời gian nổ lực làm việc, đề tài đã được hoàn thành. Có thể khẳng định những phương pháp nghiên cứu đã đề ra ban đầu là phù hợp, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu đề tài. Nhìn chung đề tài đã đạt được những mục tiêu đề ra. Sau đây em xin điểm lại những điều đã đạt được:
- Em đã nghiên cứu một số thuyết Vật lí trong SGK của chương trình THPT.
- Em đã nghiên cứu qui trình soạn giáo án và đã thấy được tầm quan trọng của từng bước trong qui trình, cách thực hiện qui trình.
- Em đã vận dụng lý thuyết để nghiên cứu soạn giáo án một số thuyết Vật lí.
- HS có thái độ tích cực, tự lực hơn đối với việc học và tiếp thu kiến thức mới tốt hơn nhờ cách tổ chức và hệ thống câu hỏi định hướng của GV.
- HS bước đầu tiếp cận và làm quen với các phương pháp tự học, tạo tiền đề cho việc học tập và nghiên cứu của các em khi bước vào ĐH.
Bên cạnh những điều đạt được, đề tài còn mắc phải một số hạn chế: - Phần nghiên cứu lý thuyết còn chưa sâu, chưa đầy đủ. - Chưa có kinh nghiệm trong việc soạn giáo án.
Em sẽ cố gắng khắc phục những hạn chế đó trong tương lai. Những thuận lợi khi nghiên cứu đề tài:
- Được sự giúp đở tận tình của các thầy cô trong khoa học và bộ môn như: nhận được góp ý đề tài, được tham khảo luận văn của các anh chị trước,…
- Được sự quan tâm rất sâu sắc của thầy Trần Quốc Tuấn và các bạn trong lớp. - Có điều kiện học tập đầy đủ.
Trong thời gian nghiên cứu, em đã gặp phải không ít những khó khăn như:
- Việc nghiên cứu lí luận, tiến trình xây dựng SGK còn quá mới so với em. - Hạn chế về thời gian, kinh nghiệm bản thân còn quá ít.
Trang 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lương Duyên Bình,… tài liệu bồ dưỡng GV thực hiện chương trình SGK Vật lí 10. Bộ GDĐT. NXB GD.2007.
[2]. Lương Duyên Bình,… tài liệu bồ dưỡng GV thực hiện chương trình SGK Vật lí 11. Bộ GDĐT. NXB GD.2008.
[3] Trần Thúy Hằng, Hà Duyên Tùng…Thiết kế bài giảng Vật lí 10. NXB ĐHSP [4] Trần Thúy Hằng, Hà Duyên Tùng…Thiết kế bài giảng Vật lí 11. NXB ĐHSP [5] Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết…Vật lí 12 NC. NXB Giáo dục 2007 [6] Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết… Vật lí 12 NC, SGV. NXB Giáo dục 2007 [7] Nguyễn Thế Khôi, Phạm Quý Tư…Vật lí 10 NC. NXB Giáo dục 2008
[8] Nguyễn Thế Khôi, Phạn Quý Tư… Vật lí 10 NC, SGV. NXB Giáo dục 2011 [9] Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần…Vật lí 11 NC. NSB Giáo dục 2007 [10] Trần Ngọc, Nguyễn Thành Thư… Thiết kế bài giảng Vật lí 12.NXB ĐHQGHN
[11] Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Hải Châu… Hướng dẫn thực hiện CT, SGK Vật lí 12. Tài liệu dùng trong các lớp tập huấn BDGV cốt cán thực hiện CT và SGK lớp 12. NXB Giáo dục 2008 [12] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng. Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong DHVL ở trường phổ thông. NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1999
[13] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng. Phương pháp dạy học Vật Lí ở trường THPT 2002 [14] Trần Quốc Tuấn. Bài giảng chuyên đề phương pháp dạy học Vật lí nâng cao. ĐHCT 2004 [15] Trần Quốc Tuấn. Bài giảng Lí luận dạy học Vật lí ở THPT. ĐHCT 2007
[16] Trần Quốc Tuấn. Bài giảng Phân tích chương trình VL THPT. ĐHCT 2007