Hạt nhân của thuyết vật lí

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp xây dựng một số thuyết vật lí trong chương trình vật lí thpt nâng cao nhằm góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 34)

8. Các chữ viết tắt trong đề tài

2.2.2. Hạt nhân của thuyết vật lí

Hạt nhận của thuyết là thành phần quan trọng nhất của một thuyết vật lý. Nhờ hạt nhân này, người ta có thể giải thích được trọn vẹn những hiện tượng mới nằm trong cơ sở của thuyết và còn dự đoán được, giải thích được một lớp hiện tượng rộng rãi hơn mà ta gọi là những hệ quả của thuyết. Hạt nhân của thuyết bao gồm những tư tưởng cơ bản, những định luật nguyên lý cơ bản, những phương trình cơ bản, những hằng số cơ bản.

Tư tưởng cơ bản của thuyết là những phán đoán chung nhất, tổng quát nhất về bên trong của các hiện tượng. Nó cho phép ta giải thích được cơ chế của hiện tượng, cấu trúc của sự vật. Nó giúp ta xây dựng được mô hình của sự vật, hiện tượng. Tư tưởng cơ bản của thuyết chi phối toàn bộ quá trình xây dựng thuyết. Nó làm cho thuyết mới có một màu sắc đặc biệt, khác hẳn các thuyết cũ. Có thể coi tư tưởng cơ bản như cột trụ của thuyết. Ví dụ: tư tưởng cơ bản của thuyết động học phân tử là sự vận dụng cơ học cổ điển vào thế giới vi mô, là giải thích các hiện tượng nhiệt bằng chuyển động phân tử theo quan điểm thống kê.

Các định luật cơ bản là những định luật biểu thị mối liên hệ giữa các hiện tượng mới chủ yếu nằm trong cơ sở của thuyết. Các định luật này được diển tả dưới dạng phương trình toán học liên kết

Trang 35

các đại lượng vật lý mới với nhau. Ví dụ: trong thuyết điện từ Mắcxoen có các định luật Culông, định luật Farađây, định luật Ampe và các cặp phương trình của Măcxoen.

Các phương trình cơ bản của thuyết có thể xem như những mô hình toán học của thuyết. Ví dụ: các phương trình Măcxoen có thể xem là mô hình của trường điện từ. Từ phương trình cơ bản này, có thể suy ra nhiều dự đoán mới. Ví dụ: từ phương trình Măcxoen, người ta dự đoán được sự lan truyền của song điện từ và áp suất của ánh sang.

Trong phương trình cơ bản của thuyết vật lý, thường chứa những hằng số cơ bản (hằng số vũ trụ) như vận tốc ánh sáng c, lượng tử tác dụng h, điện tích của electron e, hằng số hấp dẫn G, hằng số Bôdơman k … Việc đưa những hằng số cơ bản vào một thuyết vật lý là thể hiện cụ thể vận dụng tư tưởng cơ bản của nó vào thực tế. Ví dụ: việc đưa vận tốc ánh sáng c vào các phương trình chuyển động là thể hiện sự phủ nhận tư tưởng tương tác xa (tương tác cách bức) và đánh dấu sự chuyển từ cơ học cổ điển của Niutơn sang cơ học tương đối của Anhstanh, việc đưa vào hằng số Plăng đánh dấu sự ra đời của thuyết lượng tử.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp xây dựng một số thuyết vật lí trong chương trình vật lí thpt nâng cao nhằm góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)