Xây dựng hạt nhân của thuyết

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp xây dựng một số thuyết vật lí trong chương trình vật lí thpt nâng cao nhằm góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 36)

8. Các chữ viết tắt trong đề tài

2.3.2.2.Xây dựng hạt nhân của thuyết

Hạt nhân của mổi thuyết vật lý nhiều khi rất phong phú và sâu sắc, không thể trong một bài, một chương trình hoặc một phần của phương trình vật lý mà hiểu được. Bước đầu, chỉ có thể nêu ra những điều cơ bản, định tính. Về sau, khi có điều kiện, sẽ bổ sung, hoàn chỉnh thêm. Việc đưa ra thuyết mới phải dựa trên sự phân tích những sự kiện thực nghiệm trong phần cơ sở của thuyết đã nêu trên. Tuy nhiên, việc đề ra thuyết mới có thể giải thích thành công những sự kiện mới đòi hỏi một sự sáng tạo mới ở trình độ cao. Trong nhiều trường hợp, học sinh không có khả năng thực hiện tự lực. Giáo viên có thể trình bày cách suy nghĩ của giáo viên, lập luận của giáo viên. Ở đây, quan trong trước hết là ở tư tưởng mới là quan niêm mới, còn những công thức định lượng, những phương trình toán học có thể bổ sung sau này khi có điều kiện. Ví dụ: hiện tượng khuếch tán và chuyển động Braonơ là những sự kiện thực nghiệm mà thuyết về cấu tạo liên tục của chất không thể giải thích được. Điều đó dẫn tới ý nghĩ cho rằng: vật chất có cấu tạo từ những hạt riêng biệt gián đoạn gọi là phân tử. Nhưng các phân tử hoạt động như thế nào để có thể xen lẫn vào nhau trong hiện tượng khuếch tán? Theo quan điểm cũ thì phải có cái gì tác dụng vào thì các phân tử mới chuyển động được. Ở đây, có một quan niệm mới: các phân tử vốn tự nó chuyển động hỗn loạn của các phân tử thì có liên quan gì đến chuyển động Braonơ? Điều này phải giàu trí tưởng tượng và giàu kinh nghiệm thực tế mới nhận thấy được. Nhiều khi giáo viên phải làm một mô hình chuyển động Braonơ (dùng các hòn bi nhỏ, các vật tròn lớn hơn làm hạt Braonơ và sử dụng một cơ chế phụ để làm cho các hòn bi chuyển động hỗn loạn, một số viên đến va trạm vào vật tròn). Nếu vật tròn không lớn lắm thì nó cũng sẽ chuyển động hỗn loạn vì số hòn bi đến đập vào vật tròn không bằng nhau từ mọi phía. Còn nếu vật tròn khá to, khi bị rất nhiều hòn bi va chạm từ mọi phía thì hầu như các tác dụng đó cân bằng nhau nên vật tròn lại đứng yên.

Ta cũng có thể căn cứ vào quan sát cơ sở thực nghiệm để đưa ra quan niệm là giữa các phân tử có lực hút và lực đẩy tồn tại song song. Nhưng những lực đó tồn tại như thế nào? Lúc nào lực hút chiếm ưu thế, lúc nào lực đẩy mạnh hơn thì ở trường phổ thông chưa có khả năng làm rõ điều đó.

Có một thành phần quan trọng của thuyết động học phân tử là phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử thì lại cần đến khái niệm vận tốc trung bình của phân tử, khái niệm này là một khái niệm có tính thống kê, áp dụng cho một tập hợp rất lớn các hạt. Cho nên, chỉ đối với những đối tượng học sinh giỏi, có trình độ tư duy tốt, mới có thể xây dựng được phương trình này.

Mối quan hệ giữa nhiệt độ tuyệt đối (nhiệt độ Kelvin) với động năng trung bình cũng là một bộ phận quan trọng của thuyết động học phân tử, nhưng cũng chỉ có thể thông báo, chứ chưa có khả năng giúp cho học sinh xây dựng được nó.

Tóm lại, trong dạy học, có nhiều điểm trong hạt nhân của thuyết chưa thể xây dựng hoàn chỉnh mà chỉ là bước đầu, chủ yếu là định tính. Để học sinh có thể tin được sự đúng đắn của những hạt nhân của thuyết, giáo viên cần chú ý ddeens việc vận dụng những hạt nhân đó để suy ra các hệ quả ở giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp xây dựng một số thuyết vật lí trong chương trình vật lí thpt nâng cao nhằm góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 36)