8. Các chữ viết tắt trong đề tài
5.6.2. kiểm tra 15 phút thuyết electron Định luật bảo toàn điện tích
Câu 1. Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra ?
A. Cả hai quả cầu đề bị nhiễm điện do hưởng ứng.
B. Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng. C. Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.
D. Chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng.
Câu 2. Chọn phát biểu sai.
A. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện. B. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
C. Xét về toàn bộ, một vật trung hòa sau đó được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa điện.
D. Trong vật cách điện có rất ít điện tích tự do.
Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng ? Đặt một quả cầu mang điện ở gần đầu của một
A. thanh nhựa mang điện âm. B. thanh kim loại mang điện âm. C. thanh kim loại không mang điện. D. thanh kim loại mang điện dương.
Câu 4. Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do ? A. Nước sông.
B. Nước cất. C. Nước biển. D. Nước mưa.
Câu 5. Hai viên bi nhỏ kim loại cùng đường kính mang điện tích là q1 > 0 và q2 < 0; biết q1=5 , khoảng cách hai viên bi là a, môi trường có hằng số điện môi là ɛ. Cho hai viên bi tiếp xúc nhau rồi lại đưa về vị trí cũ. Xác định lực tương tác giữa hai viên bi. Cho a = 6cm, ɛ = 2, q2 = -2.10-8C. Chọn câu trả lời đúng. A. Lực hút, 2.10-3 N. B. Lực đẩy, 2.10-3 N. C. Lực đẩy, 4.10-3 N. D. Lực đẩy, 3.10-3 N.
Câu 6. Hai quả cầu kim loại nhỏ A và B giống hệt nhau, được treo vào một điểm O bằng hai sợi chỉ dài bằng nhau. Khi cân bằng, ta thấy hai sợi chỉ làm với đường thẳng đứng những góc α bằng nhau. Trạng thái nhiễm điện của hai quả cầu sẽ là trạng thái nào dưới đây ? chọn câu đúng.
Trang 82
A. Một quả cầu nhiễm điện, một quả cầu không nhiễm điện. B. Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu.
C. Hai quả cầu không nhiễm điện. D. Hai quả cầu nhiễm điện cùng dấu.
Câu 7. Hãy giải thích hiện tượng bụi bán chặt vào các cánh quạt trần, mặc dù cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh ?
A. Vì cánh quạt làm bằng kim loại (chất dẫn điện) nên có khả năng hút các hạt bụi trong không khí.
B. Vì lớp sơn trên cánh quạt bị nhiễm điện và hút các hạt bụi trong không khí. C. Vì các hạt bụi trong không khí bị nhiễm điện và hút cách quạt.
D. Vì khi canha quạt quay thì các hạt bụi cũng quay nên chúng vẫn bám trên cánh quạt.
Câu 8. Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do.
A. Hiện tượng nhiểm điện do hưởng ứng. B. Hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc. C. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. D. Cả ba hiện tượng nhiễm điện kia.
Câu 9. Người ta làm nhiễm điện do hưởng ứng cho một thanh kim loại. Sau khi đã nhiễm điện thì số electron trong thanh kim loại.
A. Giảm.
B. Lúc đầu tăng, sau đó giảm dần. C. Tăng.
D. Không đổi.
Câu 10. Cho quả cầu kim loại trung hòa điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương thì quả cầu cũng được nhiễm điện dương. Hỏi khi đó khối lượng của quả cầu thay đổi như thế nào ?
A. Có thể coi là không đổi. B. Giảm đi rõ rệt.
C. Tăng lên rõ rệt.
D. Lúc đầu tăng rồi sau đó giảm.
PHIẾU TRẢ LỜI
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu10
A B B C B A B C A A