Tư tưởng cơ bản của thuyết lượng tử ánh sáng

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp xây dựng một số thuyết vật lí trong chương trình vật lí thpt nâng cao nhằm góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 52)

8. Các chữ viết tắt trong đề tài

2.6.2.1.Tư tưởng cơ bản của thuyết lượng tử ánh sáng

Thuyết lượng tử ánh sáng là sự phát triển của giả thuyết Planck cho trường hợp hấp thụ ánh sáng hay nói rộng hơn cho các hiện tượng tương tác của ánh sáng với môi trường.

Trang 53

Ta thấy rằng giả thuyết Planck không hề phủ nhận thuyết điện từ ánh sáng. Những khái niệm cơ bản về điện từ trường, về sự phát xạ của các lưỡng cực v.v… vẫn được sử dụng. Planck chỉ bổ sung một đặc tính rất quan trọng của sự phát xạ của các nguyên tử: tính chất lượng tử.

Năm 1905, Einstein nhấn mạnh là thuyết điện từ ánh sáng gặp khó khăn khi giải thích các hiện tượng mà trong đó xảy ra sự hấp thụ hoặc phát xạ các bức xạ điện từ. Trái lại, những hiện tượng đó có thể giải thích dễ dàng nếu thừa nhận năng lượng ánh sáng được phân bố một cách gián đoạn trong không gian.

Einstein dùng giả thuyết Planck để viết một phương trình rất đơn giản về hiện tượng quang điên: A m hv  2 2  2 2 v m

là động năng ban đầucủa quang electron, A là công thoát, hlà năng lượng của một “hạt” ánh sáng mà ông gọi là phôtôn. Phương trình Einstein giải thích được đầy đủ tất cả các định luật quang điện.

Năm 1909, Einstein dựa vào công thức Planck để tính thăng giáng của mật độ năng lượng trong bọng kín của vật đen tuyệt đối. Ông thu được một biểu thức có hai số hạng: một số hạng có dạng thăng giáng mật độ năng lượng của hệ thống sóng đứng hình thành trong bọng kín và một số hạng có dạng thăng giáng mật độ năng lượng của một hệ thống những hạt chứa trong bọng, mỗi hạt có năng lượng h. Với những tần số nhỏ thì số hạng thứ nhất chiếm ưu thế; với những tần sô lớn thì số hạng thứ hai chiếm ưu thế. Tuy nhiên, Einstein chưa đi đến khẳng định về lưởng tính sóng hạt của ánh sáng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp xây dựng một số thuyết vật lí trong chương trình vật lí thpt nâng cao nhằm góp phần phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh (Trang 52)