6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.4. Kết quả huy động tiền gửi dân cư trong thời gian qua
a. Quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư
Bảng 2.5: Số dư huy động tiền gửi dân cư cuối kỳ và bình quân
Đvt: tỷđồng
Số dư huy động tiền gửi dân cư
Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%) Năm
Cuối kỳ Bình quân Cuối kỳ Bình quân
2011 495 406 19,28 40,00
2012 678 540 36,97 33,00
2013 856 731 26,25 35,37
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của BIDV Hải Vân)
Qua bảng số liệu cho thấy, số dư huy động tiền gửi dân cư cuối kỳ của Chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm, đặc biệt trong năm 2012, 2013 tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng lần lượt là 36,97% và 26,25%. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng, đến cuối năm 2013, số dư huy động tiền gửi dân cư cuối kỳ của Chi nhánh đạt 856 tỷ đồng, tăng 178 tỷ đồng so với năm 2012.
- Về số lượng khách hàng
Bảng 2.6: Số lượng khách hàng tiền gửi dân cư của chi nhánh
Khách hàng Năm Số lượng (KH) Tăng/Giảm (%) 2011 12.204 -43 2012 35.883 194 2013 36.134 0,7
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của BIDV Hải Vân)
Đến cuối năm 2013 Chi nhánh đã có hơn 36 nghìn khách hàng. Nhìn chung số lượng khách hàng tiền gửi dân cư của Chi nhánh tăng qua các năm, tuy vậy số khách hàng tăng trong năm 2013 chỉ đạt 0,7% tương đương số khách hàng tăng thêm là 251 khách hàng. Điều này cho thấy công tác phát triển khách hàng mới trong năm 2013 chưa đạt kết quả tốt.
b. Thị phần huy động tiền gửi dân cư
Trong thời gian qua, với sự cạnh tranh khốc liệt của các NH, đặc biệt là các NH gặp khó khăn về thanh khoản, Chi nhánh đã triển khai nhiều biện pháp giải pháp để gia tăng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên đến cuối năm 2013, thị phần của Chi nhánh chỉ đạt ở mức 2,4%, nằm trong tốp các NH có thị phần thấp trên địa bàn. Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng và việc phát triển mạng lưới của các tổ chức này đã làm cho thị phần của Chi nhánh bị sụt giảm, năm 2012 thị phần của Chi nhánh trên địa bàn Thành phố giảm 0,21% so với năm 2011, năm 2013 thị phần của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng trở lại đạt 0,37%. Tuy nhiên để xứng tầm là một NHTM nhà nước hàng đầu trên địa bàn, trong thời gian tới, Chi nhánh cần có các biện pháp hữu hiệu để tăng thị phần hơn nữa.
2% 4% 5% 2% 3% 7% 77% THỊ PHẦN CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG NĂM 2013
BIDV Hải Vân Vietinbank ĐN Vietcombank ĐN ACB
Sacombank Đông Á NH khác
Hình 2.4: Thị phần huy động tiền gửi dân cư các NH trên địa bàn năm 2013 c . Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư theo kỳ hạn
ĐVT :tỷ đồng
Có kỳ hạn Không kỳ hạn
Năm Số dư huy
động Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%)
2011 495 459 92,80 36 7,20
2012 678 623 91,90 55 8,10
2013 856 771 90,10 85 9,90
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của BIDV Hải Vân)
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn huy động chính của Chi nhánh và chiếm trên 90% tổng nguồn vốn huy động dân cư.
Trong những năm gần đây, cùng với việc gia tăng sử dụng các công cụ thanh toán qua NH của người dân, lượng tiền gửi thanh toán tại NH cũng có sự gia tăng đáng kể. Tuy tỷ trọng còn khiêm tốn trong tổng mức huy động nhưng thống kê cho thấy tỷ trọng đang dần được nâng lên.
ĐVT :tỷ đồng Từ 1- 3 tháng Từ 4 - 12 tháng Trên 12 tháng Năm Số dư huy động TGDC Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) 2011 495 336 67,90 110 22,20 49 9,90 2012 678 502 74,00 148 21,80 28 4,20 2013 856 675 78,80 159 18,60 22 2,60
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của BIDV Hải Vân)
Nhìn chung, các khoản gửi có kỳ hạn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn huy động của Chi nhánh, điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn huy động vẫn chưa đạt mức hợp lý. Các khoản tiền gửi trên 12 tháng chiếm tỷ trọng khá thấp. Nguyên nhân chính là do lãi suất trong các năm qua
biến động khá mạnh, một số kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản... cũng có biến động nên tâm lý của người gửi tiền thường chọn thời hạn gửi ngắn hạn để tăng tính linh hoạt.
Để tăng tính ổn định nguồn huy động, trong thời gian đến Chi nhánh cần có các giải pháp để thu hút thêm nguồn vốn trung dài hạn nhằm cải thiện cơ cấu nguồn vốn của mình theo hướng bền vững hơn.
- Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư theo sản phẩm:
Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư theo nhóm sản phẩm
ĐVT: tỷđồng Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Năm Số dư huy động Tiền gửi thanh toán Tiền ký quỹ Kinh doanh chứng khoán Khác Tiết kiệm thông thường Tiết kiệm dự thưởng Tiết kiệm linh hoạt Tiết kiệm lãi suất cạnh tranh Nhóm tích lũy Sản phẩm khác 2011 495 31,0 2,9 0,4 1,0 206,3 106,2 146,7 0 0 0,6 2012 678 47,9 3,8 2,7 1,4 297,2 172,6 108,2 43,8 0 0,3 2013 856 73,2 4,3 4,0 0,5 431,8 121,2 218,4 2,5 0 0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của BIDV Hải Vân)
Nhìn chung, các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Đặc biệt các sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, tặng quà có sự tăng trưởng đáng kể. Điều này cho thấy hiệu quả của việc triển khai các gói sản phẩm có tính may mắn, quà tặng trong điều kiện trần lãi suất bị khống chế.
Các sản phẩm tiền gửi chứng khoán, ký quỹ đạt kết quả khiêm tốn, một phần là do BIDV chưa có đại lý kinh doanh chứng khoán tại Đà Nẵng.
Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư theo loại tiền
Đvt: tỷđồng
VNĐ Ngoại tệ (quy đổi)
Năm Số dư huy
động vốn Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%)
2011 495 429 86,70 66 13,30
2012 678 639 94,30 39 5,70
2013 856 823 96,20 33 3,80
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của BIDV Hải Vân)
Qua bảng 2.9 cho thấy, tỷ trọng huy động vốn bằng Việt Nam đồng vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn huy động tiền gửi dân cư của Chi nhánh. Đối với huy động vốn ngoại tệ, giai đoạn 2010 - 2011 với sự biến động về tỷ giá cùng với mức trần lãi suất huy động vốn ngoại tệ do NHNN quy định tương đối cao (4%), lượng ngoại tệ huy động được của Chi nhánh có sự gia tăng tương đối. Tuy vậy, với mức lãi trần NHNN quy định chỉ còn dưới 2% giai đoạn 2012 - 2013 cũng như tỷ giá Việt Nam đồng và USD được giữ ổn định, các quy định về mua bán ngoại tệ được siết chặt và quản lý nghiêm thì nguồn huy động bằng ngoại tệ của Chi nhánh bị sụt giảm nghiêm trọng. Nhìn chung, nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư của Chi nhánh chủ yếu vẫn là huy động bằng VNĐ.
- Theo nhóm khách hàng
Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư theo quy mô tiền gửi
KH có số dư từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng KH có số dư trên 1 tỷ đồng Năm Số dư Số lượng khách hàng (KH) SLKH % KH % số dư SLKH % KH % số dư 2011 495 12.204 219 1,8 38,3 73 0,6 35,2 2012 678 35.883 502 1,4 22,5 179 0,5 55,1 2013 856 36.134 542 1,5 25,1 217 0,6 57,8
Số liệu thống kê cho thấy, đến cuối năm 2013, tổng số lượng khách hàng có số dư trên 1 tỷ đồng tuy chỉ chiếm 0,6% tổng số khách hàng của Chi nhánh nhưng chiếm trên 57,8% tổng nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư. Trong khi đó, nhóm khách hàng có số dư từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng chiếm 1,5% lượng khách hàng của Chi nhánh và chiếm 25,1% tổng nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư. Như vậy, nhóm khách hàng có số dư từ 300 triệu đồng trở lên chiếm khoảng 2,1% tổng số khách hàng nhưng chiếm đến 82,9% nguồn vốn huy động. Nhìn chung cơ cấu khách hàng chưa thật sự hợp lý và phụ thuộc vào một số ít khách hàng lớn.
- Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư theo địa bàn
Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư theo địa bàn
Đvt: Tỷ đồng Q. Liên Chiểu + Q. Thanh Khê Q. Hải Châu + Q. Cẩm Lệ Q. Sơn Trà + Ngũ Hành Sơn Ngoài địa bàn TP ĐN Năm Số dư huy động Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) 2011 495 398,5 80,5 64,8 13,1 8,4 1,7 23,3 4,7 2012 678 450,2 66,4 172,2 25,4 19,7 2,9 35,9 5,3 2013 856 529,0 61,8 211,4 24,7 37,7 4,4 77,9 9,1
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của BIDV Hải Vân)
Nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở quận Thanh Khê và Liên Chiểu. Tuy vậy, cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động ở các Phòng giao dịch cũng như gia tăng tiếp thị khách hàng ngoài địa bàn, nguồn vốn huy động từ các quận huyện vùng ven đã có sự tăng trưởng mạnh (chủ yếu gia tăng tại các Phòng giao dịch) giúp gia tăng tổng nguồn huy động của Chi nhánh.
d. Kiểm soát chi phí huy động
Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi từ dân cư, các NH cạnh tranh nhau về mọi mặt: công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, hạ tầng cơ sở vật chất,... Trong đó lãi suất huy động chính là công cụ quan trọng được các NH sử dụng nhằm thu hút khách hàng.
BIDV áp dụng quản lý vốn tập trung, toàn bộ nguồn vốn được quản lý tập trung tại Hội sở, Hội sở áp dụng cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP (Fund Transfer Pricing). Giá điều chuyển vốn nội bộ FTP là lãi suất mua vốn và bán vốn giữa Hội sở và Chi nhánh. Lãi suất mua vốn là mức lãi suất Hội sở trả cho Chi nhánh áp dụng cho các khoản thuộc phạm vi tính lãi điều chuyển vốn nằm bên tài sản Nợ. Lãi suất bán vốn là mức lãi suất Hội sở thu của Chi nhánh áp dụng cho các khoản mục thuộc phạm vi tính lãi điều chuyển vốn nằm bên tài sản Có. Thông qua việc mua bán vốn này, Chi nhánh hưởng các mức chênh lệch:
- Chênh lệch đối với cho vay (NIMCV) = Lãi suất cho vay khách hàng – Lãi suất bán vốn cho Hội sở.
- Chênh lệch đối với huy động vốn (NIMHĐV) = Lãi suất mua vốn của Hội sở - Lãi suất thực tế trả cho khách hàng.
Hội sở xây dựng cơ chế mua bán vốn tập trung FTP đảm bảo nguyên tắc Chi nhánh luôn nhận được mức lợi nhuận dương khi thực hiện hai nghiệp vụ huy động và cho vay vốn. Các chênh lệch trên càng cao Chi nhánh càng có lợi.
Chi nhánh căn cứ vào giá mua bán vốn FTP của Hội sở xây dựng lãi suất huy động phù hợp cho từng thời kỳ, đảm bảo mức lãi suất huy động không vượt trần nhà nước quy định, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.
Để phân tích chi phí huy động vốn, BIDV chủ yếu sử dụng phương pháp chi phí bình quân, đánh giá chênh lệch đầu vào đầu ra. Dựa vào đó,
BIDV có thể đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn và có phương hướng điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với lãi suất cho vay, nhằm tối đa nguồn vốn huy động và đảm bảo lợi nhuận cao cho ngân hàng.
NIM huy động tiền gửi dân cư của Chi nhánh qua các năm:
Bảng 2.12: Chênh lệch lãi suất huy động và bán vốn cho Hội sở của Chi nhánh qua các năm
Năm NIM HĐVDC bình quân (%)
2011 2,045
2012 2,017
2013 2,249
Mặc dù lãi suất huy động trong thời gian qua chịu sự tác động của nền kinh tế, chính sách áp dụng giá FTP của Hội sở, cũng như áp dụng trần lãi suất của NHNN, Chi nhánh vẫn duy trì được chênh lệch giữa chi phí trả lãi cho khách hàng so với bán vốn cho Hội sở trên 2% và có xu hướng tăng. Điều này phản ảnh công tác huy động tiền gửi dân cư tại Chi nhánh mang lại hiệu quả.
e. Chất lượng dịch vụ trong huy động tiền gửi dân cư
Mục đích là phục vụ KH, hay nói cách khác, KH là đối tượng chính cho tất cả các hoạt động kinh doanh của NH, là người tiêu thụ sản phẩm và là người đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của NH. NH nói riêng, các doanh nghiệp nói chung luôn tìm mọi cách tốt nhất để có KH thường xuyên tiêu thụ sản phẩm của mình để mở rộng kinh doanh, tạo mối quan hệ tốt với KH để duy trì sự phát triển, xây dựng vị thế, tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh số và lợi nhuận...
nhánh đã tổ chức chương trình “Gặp mặt đầu xuân” và đã thu thập lấy ý kiến đánh giá của KH. Số phiếu phát ra 382 phiếu, số phiếu thu về 177 phiếu, đạt tỷ lệ 46,33%. Trong đó số ý kiến phàn nàn: 14 ý kiến, 163 ý kiến đánh giá “hài lòng” và “rất hài lòng” với chất lượng sản phẩm, dịch vụ và về phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ BIDV Hải Vân. Qua đó cho thấy KH khá hài lòng về chất lượng dịch vụ của Chi nhánh [11].
Ngoài ra để đánh giá chất lượng dịch vụ của Chi nhánh dựa vào số lượng KH ngày càng gia tăng, thể hiện mức độ hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của họ được nhân rộng ra ngoài dân cư. Đó là hiệu quả của biện pháp mà Chi nhánh đã thực hiện trong thời gian qua như nâng cao trình độ, khả năng am hiểu chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, không gian giao dịch luôn được cải tiến tạo sự thoải mái và các điều kiện tốt nhất cho KH khi đến giao dịch tại Chi nhánh.
Định kỳ 6 tháng một lần, BIDV Hải Vân tiến hành gửi phiếu khảo sát đến KH để tìm hiểu mức độ hài lòng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà Chi nhánh đã cung ứng, qua đó nắm được nhu cầu của KH về sản phẩm dịch vụ mà khách hành chưa cảm thấy hài lòng, cũng như mong muốn được sử dụng những dịch vụ mới trong tương lai. Đồng thời khảo sát các sản phẩm và dịch vụ cùng loại hiện tại của đối thủ cạnh tranh đang cung ứng để đánh giá ưu và nhược của sản phẩm dịch vụ mà Chi nhánh đang áp dụng. Từ đó Chi nhánh có biện pháp cải tiến để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần gia tăng nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư và đưa thương hiệu BIDV Hải Vân ngày càng phát triển.
f. Kiểm soát rủi ro tác nghiệp trong huy động tiền gửi dân cư
Mặc dù các công cụ QLRRTN hiện tại đã góp phần làm giảm sai sót tác nghiệp trong tất cả các mảng nghiệp vụ, tuy nhiên việc xảy ra các sai sót tác nghiệp là không thể tránh khỏi. Theo số liệu ước tính, sai sót tác nghiệp trong
hoạt động NH bán lẻ chiếm khoảng 65% số lượng sai sót chung của tất cả các mặt nghiệp vụ tại Chi nhánh, trong đó lỗi tác nghiệp trong hoạt động huy động tiền gửi dân cư chiếm 28%.
84 150 93 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2011 2012 2013 Số lỗi
Hình 2.5. Số lượng lỗi tác nghiệp tại BIDV Hải Vân giai đoạn 2011 - 2013
Trong giai đoạn từ 2011 - 2013, năm 2011 là năm mà số lượng lỗi tác nghiệp của Chi nhánh ở mức thấp nhất, với 84 lỗi giảm 19% so với năm 2010 (99 lỗi). Nguyên nhân của việc giảm lỗi này một phần là do Quy chế xử lý trách nhiệm 2060/QĐ-HĐQT của BIDV ra đời đã góp phần nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ trong quá trình tác nghiệp, từ đó đã giảm được các sai sót xảy ra trong các khâu nghiệp vụ. Tuy nhiên đến năm 2012 các lỗi tác nghiệp gia tăng đột biến với tổng số lỗi là 150 lỗi, tăng 66 lỗi