Môi trường kinh doanh của BIDV Hải Vân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Huy động tiền gửi dân cư tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Hải Vân (full) (Trang 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Môi trường kinh doanh của BIDV Hải Vân

a. Môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường ngành giai đon 2011-2013

Giai đoạn 2011-2013, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng tiếp tục trải qua giai đoạn khó khăn. Dưới tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu chấm dứt, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có chiều hướng giảm sút; GDP năm 2011 đạt 5,89%, năm 2012 đạt 5,03 % và năm 2013 là 5,42% thấp hơn rất nhiều so với thời kì trước đó (8,4% năm 2007). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có chiều hướng giảm (18,13% năm 2011, 6,81% năm 2012 và 6,04% năm 2013). Tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế luôn trong tình trạng tăng cao (2010 đạt 31,2%), lạm phát tăng vọt lên 2 con số. Bước sang năm 2011, Chính phủ có nhiều chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát: 2011 tăng trưởng tín dụng là 13%, 2012 là 15% và năm 2013 là 12,51%.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ theo hướng gia tăng các quy định hành chính: quy định trần lãi suất huy động, quy định rút trước hạn đối với tiền gửi có kỳ hạn, chấm dứt huy động vàng đã ảnh

hưởng lớn đến chính sách điều hành, sản phẩm của BIDV. Tất cả những điều đó đã tác động sâu sắc đến thu nhập, thói quen tiêu dùng cũng như tâm lý đầu tư của khách hàng tiền gửi dân cư và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động tiền gửi dân cư nói riêng của BIDV.

Giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn nhiều thử thách với ngành NH do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn khắc phục. Các ngân hàng đã phải đối mặt với áp lực về huy động vốn, tăng vốn điều lệ, lãi suất và tỷ giá biến động…Hầu hết các NHTM tại Việt Nam tập trung vào chiến lược phát triển NH bán lẻ, sự tăng trưởng về quy mô huy động vốn và tín dụng bán lẻ của các NH đều rất cao, mạng lưới liên tục được mở rộng. Mật độ chi nhánh, phòng giao dịch NH quá dày, số lượng sản phẩm khá tương đồng nhau tạo ra sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Bên cạnh đó, hoạt động NH bán lẻ ở Việt Nam cũng còn phải đối mặt với không ít thách thức khi nền kinh tế trong nước và thế giới chưa thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng, thu nhập của đại bộ phận dân cư còn thấp và thiếu ổn định. Đây là những khó khăn thách thức mà hoạt động bán lẻ phải đối mặt trong thời gian tới.

b. Môi trường hot động kinh doanh ngân hàng bán l trên địa bàn

Trước những thuận lợi và khó khăn của môi trường kinh doanh được phân tích trên đây, hoạt động bán lẻ của các NH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những ảnh hưởng đáng kể. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động dân cư chậm hơn so với giai đoạn trước đây. Hoạt động cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này trầm lắng sau một thời gian tăng trưởng mạnh mẽ theo đà tăng trưởng thị trường bất động sản trên địa bàn. Các hoạt động dịch vụ ngày càng được các tổ chức tín dụng đa dạng hóa, chất lượng dịch vụ không ngừng tăng lên góp phần gia tăng mức độ sử dụng dịch vụ NH của người dân.

Đến cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 59 chi nhánh tổ chức tín dụng và 232 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm với sự đa

dạng về loại hình hoạt động (54 NHTM, 01 NH chính sách xã hội, 02 công ty tài chính, 02 công ty cho thuê tài chính) với nhiều hình thức pháp lý: NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận dịch vụ NH, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong việc cung cấp sản phẩm bán lẻ rất gay gắt.

Bng 2.2: Th phn huy động tin gi dân cư ca BIDV Hi Vân trên địa bàn ĐVT: Tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tăng trưởng bình quân 2011 – 2013 (%) 1 Vốn huy động tiền gửi dân cư 22.112 33.367 35.698 29

1.1 BIDV Hải Vân 495 678 856 32

1.2 Vietinbank Đà Nẵng 1.011 1.186 1.253 11 1.3 Vietcombank Đà Nẵng 1.316 1.665 1.811 18 1.4 ACB Đà Nẵng 1.693 1.236 822 -30 1.5 Sacombank Đà Nẵng 857 816 1.101 15 1.6 Đông Á - CN Đà Nẵng 1.910 2.276 2.477 14 1.7 Các NH còn lại 17.750 25.510 27.378 40 2 Thị phần

2.1 BIDV Hải Vân 2,24 2,03 2,40 4

2.2 Vietinbank Đà Nẵng 4,57 3,55 3,51 -12

2.3 Vietcombank Đà Nẵng 5,95 4,99 5,07 -7

2.4 ACB Đà Nẵng 7,66 3,70 2,30 -45

2.5 Sacombank Đà Nẵng 3,88 2,45 3,08 -5

2.6 Đông Á - CN Đà Nẵng 8,64 6,82 6,94 -10

Qua số liệu thống kê cho thấy, Chi nhánh vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi dân cư bình quân ở mức cao (32%), tuy nhiên về thị phần vẫn còn ở mức thấp so với các ngân hàng trên địa bàn và có xu hướng giảm. Điều này động nghĩa với việc BIDV Hải Vân đang đối mặt với sự cạnh tranh gây gắt trong việc duy trì và phát triển thị phần huy động tiền gửi dân cư trên địa bàn.

c. Môi trường bên trong

- Mạng lưới kênh phân phối: Xét ở góc độ toàn hệ thống, đến cuối năm 2013, mạng lưới BIDV gồm 117 Chi nhánh, 432 phòng giao dịch, 113 Quỹ tiết kiệm, với trên 1.200 máy ATM và 5.000 POS. Bên cạnh đó, từ cuối tháng 5/2012, BIDV đã chính thức triển khai kênh phân phối NH điện tử (E- banking: bao gồm các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking). Đây là lợi thế rất lớn để Chi nhánh triển khai có hiệu quả các sản phẩm bán lẻ dựa trên công nghệ cao, có tính đột phá nhằm thu hút và tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nhanh và linh hoạt với các dịch vụ NH hiện đại [12].

- Công nghệ thông tin: Trong những năm qua, BIDV tiếp tục được đánh giá là một trong những NH có hệ thống CNTT mạnh ở Việt Nam. Hoạt động CNTT của BIDV đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao năng lực CNTT, đảm bảo hỗ trợ hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro và quản trị hệ thống.

+ Hệ thống NH lõi Corebanking của BIDV được vận hành an toàn, ổn định, đã bao trùm hầu hết các hoạt động nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu tập trung, giao dịch trực tuyến, hệ thống thanh toán được đánh giá tốt nhất Việt Nam với trên 95% được xử lý tự động.

+ Ứng dụng công nghệ hiện đại, đồng bộ vào phát triển sản phẩm dịch vụ và hỗ trợ hoạt động ngân hàng

thống thanh toán, BIDV đã và đang thực hiện triển khai các dự án CNTT đầu tư vào các hệ thống phần mềm ứng dụng phục vụ công tác phát triển sản phẩm dịch vụ và các công cụ hỗ trợ công tác quản trị điều hành. Dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking Mobile Banking - IBMB) đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích với các dòng sản phẩm BIDV Online, BIDV Mobile, BIDV Business Online. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thẻ như thẻ tín dụng quốc tế MasterCard platinum, thẻ ghi nợ Mastercard, thẻ ghi nợ quốc tế BIDV Ready, triển khai chấp nhận thanh toán thẻ MasterCard trên ATM và POS, v.v… những sản phẩm - dịch vụ nhiều tiện ích này đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong kỷ nguyên thương mại điện tử, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu BIDV qua đó thu hút được nhiều khách hàng mở tài khoản tiền gửi để sử dụng dịch vụ.

- Tập thể cán bộ của BIDV Hải Vân luôn phát huy tinh thần đoàn kết, đồng thuận, thống nhất trong việc xây dựng, giữ gìn và bồi đắp giá trị văn hoá BIDV. Lãnh đạo BIDV luôn quan tâm xây dựng văn hoá doanh nghiệp và đề ra những nguyên tắc ứng xử làm kim chỉ nam cho hoạt động. BIDV đã triển khai Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong toàn hệ thống. Xây đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp có kỹ năng ứng xử tốt, có ý thức chấp hành pháp luật, có tinh thần vì cộng đồng, vì khách hàng và vì sự trường tồn của NH. Quan tâm đúng mức và có chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực, đồng thời tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sức sáng tạo của các thành viên, gắn kết người lao động với NH bằng các cơ chế động lực hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Huy động tiền gửi dân cư tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Hải Vân (full) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)