Công tác phụt vữa

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN kỹ THUẬT XESET HOUAY THONH (Trang 46)

III. THỰC HIỆN CÔNG TÁC KHOAN PHỤT

2. Công tác phụt vữa

2.1. Phụt vữa gia cố nền đập

Các hố khoan phụt gia cố nền đập được tiến hành phụt vữa 1 đoạn trên suốt chiều sâu hố khoan, áp lực phụt vữa trong khoảng 3at ÷ 5at, tốc độ bơm vữa 6 lít/phút/m. Tốc độ bơm và áp lực sẽ được điều chỉnh tại hiện trường cho phù hợp.

Nút cuối của ống được đặt cách đáy lỗ khoan từ 2cm ÷ 5cm. Nút ở miệng lỗ khoan được làm bằng vữa xi măng hay xi măng cát có thêm phụ gia đông cứng nhanh. Công tác phụt vữa vào các lỗ khoan chỉ được tiến hành sau khi làm nút xong từ 2 ÷ 3giờ.

Dung dịch phụt có nồng độ như sau: Xi măng/nước = 1/5; 1/3; 1/2; 1/1

Phụt vữa vào hố khoan gia cố nền sẽ được tiếp tục cho đến khi áp lực đạt trị số lớn nhất quy định và lượng tiêu hao vữa vào hố khoan < 1lít/phút cho đoạn phụt. Công tác phụt vữa vào hố khoan kết thúc sau khi duy trì áp lực phụt lớn nhất trong thời gian 30 phút nhưng lượng tiêu hao vẫn ở mức < 1lít/phút. Nếu không đạt được kết quả phụt với vữa đặc nhất có thể bơm được thì dừng phụt, rửa sạch hố, khoan bổ sung lỗ khoan bên cạnh và phụt vào hố khoan bổ sung này cho đến khi đạt yêu cầu.

Khi vữa phụt bị trào lên mặt nền tại các khe nứt trên mặt thì các khe nứt này phải được trám lại bằng vữa xi măng. Khi phụt vữa các hố bên cạnh sẽ không đậy nắp để không khí và nước thoát ra ngoài. Nếu vữa phụt thoát ra từ các lỗ này làm ảnh hưởng đến công tác phụt vữa thì phải tạm thời nút lại. Các hố bị vữa phụt chảy vào phải được phụt ngay trước khi vữa trong hố đông cứng.

Sau khi kết thúc khoan phụt phải bơm khí nén thổi sạch nước trong lỗ khoan. Lấp đầy lỗ khoan bằng dung dịch xi măng chảy qua ống thả xuống đáy lỗ khoan rồi kéo dần ống lên theo mức dung dịch chảy ra lấp đầy lỗ khoan. Vữa lấp lỗ khoan bao gồm xi măng, cát và nước được trộn theo tỷ lệ XM/C=1/1; N/XM = 0,5/1.

2.2. Phụt vữa chống thấm nền đập

Khoan phun màn chống thấm nền đập được thực hiện theo bản vẽ thi công.

Tại các hố khoan phụt, công tác phụt vữa được thực hiện theo từng đoạn phụt dài 5m.

Tại các lỗ khoan đợt 1, trong độ sâu 0 ÷ 5m và 0 ÷ 10m (tính từ mặt đá nền), công tác khoan và phụt được thực hiện từ trên xuống. Các đoạn tiếp theo (sâu hơn 10m) được tiến hành khoan phụt theo phương pháp từ dưới lên nhưng chỉ được tiến hành sau khi đã kết thúc phụt đoạn 1 không dưới 8 giờ.

Tại các lỗ khoan phụt đợt 2 tiến hành khoan phụt theo phương pháp từ dưới lên. Các đoạn phụt sau chỉ được tiến hành sau khi kết thúc đoạn phụt trước không dưới 8 giờ.

Áp lực phụt quy định cho từng đoạn như sau: - Đoạn 0 ÷ 5m phụt áp lực 5at ÷ 7at.

- Đoạn 5 ÷ 15m phụt áp lực 10at ÷ 15at. - Đoạn 15 ÷ 20m phụt áp lực 15at ÷ 20at. - Đoạn 20 ÷ 30m phụt áp lực 20at ÷ 25at.

Trong quá trình phụt vữa, áp lực phụt sẽ tăng dần đến áp lực phụt lớn nhất. Mức độ gia tăng áp lực không quá 1at trong thời gian 5 phút.

Khi đạt được áp lực phụt cho phép lớn nhất, công tác phụt vữa sẽ tiếp tục giữ với áp lực như vậy bằng cách điều chỉnh van chảy ngược trở lại thùng trộn của vữa phụt và giữ nguyên nồng độ như vậy cho đến khi lưu lượng hấp thụ vữa q ≤ 0.2 lít/phút/m và duy trì được 10 phút. Nếu sau 10 phút lượng hấp thụ vữa vẫn còn dưới 2 lít/phút/m thì đóng van cung cấp và van xả vữa lại (loại bỏ áp lực nén của máy bơm và đóng đường vữa chảy ngược) và nếu áp lực lớn nhất này vẫn được duy trì trong 10 phút thì công tác phụt coi như hoàn tất.

Khi phụt vữa vào hố khoan, hố khoan bên cạnh không đậy để nước và không khí có thể thoát ra. Nếu vữa rò rỉ vào các hố khoan này gây cản trở cho công tác phụt vữa thì phải tạm thời đậy lại. Các hố này phải được phụt vữa sớm nhất theo khả năng trước khi lượng vữa chảy vào hố khoan bị đông cứng.

Trong trường hợp gặp phải sự cố phải ngừng phụt trên 30 phút thì phải tiến hành bơm rửa sạch hố khoan rồi mới được phụt lại. Dung dịch phụt được trộn liên tục trong thùng trộn nhưng thời gian sử dụng không quá 4 giờ từ khi hoàn thành việc tạo dung dịch.

Màn khoan phụt chống thấm được đánh giá là đạt yêu cầu khi kết quả ép nước tại các hố khoan kiểm tra cho thấy lượng mất nước đơn vị ở khu vực màn chống thấm có giá trị q≤3 Lu. Tổng chiều dài các hố khoan kiểm tra được lấy bằng 10% tổng chiều dài các hố khoan đã phụt vữa ở hàng giữa. Vị trí cụ thể của các hố khoan kiểm tra sẽ được tư vấn xác định trên cơ sở phân tích các số liệu ghi chép được trong quá trình khoan phụt tại hiện trường.

Các hố khoan kiểm tra được khoan, thí nghiệm ép nước, phụt xi măng theo phương pháp phân đoạn từ trên xuống, mỗi đoạn dài 5m. Ranh giới các đoạn trong hố khoan kiểm tra được lấy trùng với ranh giới các đoạn của các hố khoan đã phụt xi măng, áp lực thí nghiệm ép nước và phụt vữa xi măng tại các đoạn kiểm tra được lấy bằng 80% áp lực phụt lớn nhất tại các hố khoan trong đoạn kiểm tra. Sau khi phụt xi măng, các hố kiểm tra được lấp tương tự như các hố khoan phụt.

2.3. Phụt vữa tiếp xúc

Phụt vữa tiếp xúc được thực hiện để lấp đầy khe hở giữa bê tông với kết cấu kim loại như đường ống áp lực, các đoạn côn thép, các đoạn chuyển tiếp, ống hút, buồng xoắn. Ngoài ra, phụt vữa tiếp xúc còn có thể được thực hiện tại những vị trí phải xử lý theo yêu cầu của tư vấn.

Tùy từng vị trí phụt cụ thể, công tác phụt vữa tiếp xúc có thể được thực hiện không có hệ thống ống phụt vữa hoặc có hệ thống ống phụt vữa.

Khi tiến hành phụt vữa qua lỗ phụt vữa bố trí trên mặt kết cấu kim loại, áp lực phụt vữa chỉ cần đủ để lấp đầy khe hở và không quá 2kg/cm2. Công tác phụt vữa chỉ bắt đầu sau khi bê tông đã đổ đạt 28 ngày hoặc có thỏa thuận của tư vấn khi tiến hành phụt trước thời gian này, trừ khi có các yêu cầu khác của tư vấn. Sau khi phụt vữa kết thúc, áp lực phụt sẽ được duy trì bằng nút chặn hoặc các biện pháp tương tự cho đến khi vữa đông cứng trong hố phụt.

Khi tiến hành phụt vữa qua hệ thống ống phụt đặt trong bê tông, tất cả ống và khe hở dọc theo khe tiếp xúc phải được rửa sạch bằng nước áp lực. Nước áp lực được giữ trong ống để kiểm tra rò rỉ trên mặt bê tông hoặc ở các vị trí khác. Các vị trí rò rỉ phải

được xử lý bịt kín. Nước áp lực sẽ được xả ra trước khi bắt đầu phụt vữa, áp lực phụt lớn nhất và nồng độ vữa phụt được quy định trong thiết kế hoặc theo chỉ dẫn của tư vấn. Công tác phụt vữa chỉ bắt đầu sau khi bê tông đổ được 28 ngày hoặc có thỏa thuận của tư vấn khi tiến hành phụt trước khoảng thời gian này.

Khi vữa bắt đầu chảy ra từ ống thoát vữa thì sẽ đóng van gắn ở đầu ống lại và tiếp tục phụt thêm 10 phút sau khi lượng tiêu hao vữa bằng 0 với áp lực phụt lớn nhất mới kết thúc phụt. Khi dừng phụt phải đóng van ở đầu ống phụt cho tới khi vữa đông cứng đến mức vẫn được giữ lại trong ống phụt. Trong quá trình phụt, những khe hở, vết nứt có vữa rò rỉ phải xử lý bịt kín.

Khi phụt xi măng vữa ổn định phải tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật khoan phụt xi măng vào nền đá 14TCN 82-1995, đối với việc phụt xi măng bằng các loại vữa xi măng không ổn định, nếu không mâu thuẫn với các yêu cầu nêu trong các điều dưới đây.

Lưu lượng lớn nhất cho phép của vữa không ổn định xác định theo phụ lục 7 của tiêu chuẩn khoan phụt xi măng vào nền đá 14TCN 82-1995, áp lực độ chối của vữa không ổn định thong thường nhỏ hơn 2 lần so với áp lực độ chối đối với vữa không ổn định đã được xác định ra đối với loại nham thạch đã cho.

Việc phụt xi măng bằng vữa ổn định thông thường phải được tiến hành với thành phần vữa không thay đổi, không phụ thuộc vào lưu lượng vữa.

Việc phụt xi măng bằng vữa ổn định phải được liên tục:

+ Cho tới khi phụt được vào nham thạch một lượng vữa nhất định (định mức) do thiết kế quy định, tùy thuộc vào mức độ rỗng của nham thạch, lượng vữa này thường bằng từ 0.5 đến 2m3 vữa cho 1m dài hố khoan.

+ Cho tới khi đạt được độ chối: nếu độ chối này được đạt tới trước khi phụt được lượng vữa định mức. Trong trường hợp nếu việc phụt vữa ổn định được sử dụng làm đầy tối đa các hang hốc lớn thì lượng vữa phun vào không được đặt thành định mức và việc phụt phải được tiến hành cho tới độ chối, không phụ thuộc vào độ hút vữa.

Việc phụt vữa không ổn định thông thường phải được tiếp tục bằng việc phụt vữa xi măng không ổn định.

Theo quyết định của đơn vị thiết kế việc phụt vữa không ổn định tiếp theo phải được tiến hành qua các hố khoan làm việc của đợt tiếp theo mà trong đó đã phụt vữa ổn định hoặc quá các hố khoan bổ sung.

Việc phụt vữa không ổn định phải được thực hiện sau 2 - 5 ngày đêm kể từ khi phụt xong vữa ổn định.

2.4. Phụt vữa lấp đầy

Phụt vữa lấp đầy dành cho việc thực hiện công tác khoan phun lấp đầy các lớp vỏ hầm bê tông cốt thép của hầm ngang, giếng đứng, giữa mặt trong của cống dẫn dòng thi công khi nút bê tông cống dẫn dòng. Ngoài ra, phụt vữa lấp đầy còn có thể được thực hiện tại vị trí phải xử lý theo yêu cầu của tư vấn.

Tùy từng vị trí cụ thể, công tác phụt vữa tiếp xúc có thể được thực hiện không có hệ thống ống phụt vữa hoặc có hệ thống ống phụt vữa. Riêng đối với công tác phụt vữa thô trong lớp vỏ hầm phải đặt sẵn những ống nhỏ trước và qua đó tiến hành khoan các lỗ khoan, Đường kính các lỗ khoan phải tuân thủ theo các bản vẽ thiết kế chi tiết.

Khi tiến hành phụt vữa qua lỗ phụt vữa bố trí trên mặt kim loại, áp lực phụt vữa chỉ cần đủ để lấp đầy khe hở và không quá 2kg/cm2. Công tác phụt vữa chỉ bắt đầu sau khi bê tông đổ đạt 28 ngày hoặc có thỏa thuận của tư vấn, áp lực phụt sẽ được duy trì bằng nút chặt hoặc các biện pháp tương tự cho đến khi vữa đông cứng tới mức được giữ lại trong hố phụt.

Khi tiến hành phụt vữa qua hệ thống ống phụt trong bê tông, tất cả ống và các khe hở dọc theo khe tiếp xúc phải được rửa sạch bằng nước áp lực. Nước áp lực được giữ trong ống để kiểm tra rò rỉ trên mặt bê tông hoặc ở các vị trí khác. Các vị trí rò rỉ phải được xử lý bịt kín. Nước áp lực sẽ được xả ra trước khi bắt đầu phụt vữa. Áp lực phụt lớn nhất và nồng độ vữa phụt được quy định trong thiết kế hoặc theo chỉ dẫn của tư vấn. Công tác phụt vữa chỉ bắt đầu sau khi bê tông đổ được 28 ngày hoặc có thỏa thuận của tư vấn khi tiến hành phụt trước khoảng thời gian này.

Khi vữa bắt đầu chảy ra từ ống thoát vữa thì sẽ đóng van gắn ở đầu ống lại và tiếp tục phụt thêm 10 phút sau khi lượng tiêu hao vữa bằng 0 với áp lực phụt lớn nhất mới kết thúc phụt. Khi dừng phụt phải đóng van ở đầu ống phụt cho tới khi vữa đông cứng đến mức vẫn được giữ lại trong ống phụt. Trong quá trình phụt, những khe hở, vết nứt có vữa rò rỉ phải xử lý bịt kín.

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN kỹ THUẬT XESET HOUAY THONH (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w