Những quy định đối với công tác khoan nổ mìn hố móng

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN kỹ THUẬT XESET HOUAY THONH (Trang 26)

VII. PHUN BÊ TÔNG BỀ MẶT ĐÁ ĐÀO

3. Những quy định đối với công tác khoan nổ mìn hố móng

Trước khi bất đầu công tác khoan nổ, cần tiến hành khoan nổ thí điểm. Nổ thí điểm để chuẩn xác mạng khoan nổ tối ưu, nhằm giảm lượng đá quá cỡ, xác định các thông số khoan viền, bước khoan nổ phải nghiêm chỉnh chấp hành quy phạm và yêu cầu kỹ thuật.

Đào xúc đá sau khi nổ tơi phải theo yêu cầu của thiết kế đối với nền và phải được hội đồng nghiệm thu sau khi bốc xúc dọn nền xong. Sau đó mới được tiến hành các công việc khác.

Các lỗ khoan nổ đường viền được bố trí trên một mặt phẳng suốt chiều dài mái dốc và song song với nhau theo mái dốc được xác định bằng các thiết bị khoan chuyên dùng. Độ sai lệch của các lỗ khoan so với mặt phẳng đường viền không được quá 1.5cm cho 1m chiều dài lỗ khoan.

Để bảo vệ đường viền thì các lỗ mìn nổ tơi phải được khoan xa đường viền với khoảng cách bằng 15 lần đường kính quả mìn nổ tơi và có lượng thuốc nổ ít hơn so với lỗ mìn nổ tơi ở xa đường viền.

Việc nạp bua vào các lỗ mìn phải hết sức thận trọng, không được chọc nén ép, ném quăng vật nút bua lên bao thuốc mồi. Cấm dùng vật liệu ở dạng cục hoặc vật liệu dễ cháy để nút bua các lỗ mìn.

Chiều dài nút bua các lỗ mìn theo thiết kế hộ chiếu nổ mìn. Có thể lấy chiều dài nút bua bằng 25 lần đường kính quả mìn; ở khu vực hố móng hẹp có thể tăng chiều dài nút bua lên 30 ÷ 35 lần đường kính quả mìn.

Sau khi nổ mìn nếu phát hiện thấy có lỗ mìn câm thì người chỉ huy nổ mìn phải cho tiến hành xử lý ngay các lỗ mìn câm bằng cách cho nổ các phát mìn trong lỗ khoan phụ được khoan song song và cách lỗ mìn khoảng 30cm. Số lượng và vị trí các lỗ khoan phụ do người chỉ huy công tác nổ mìn quyết định. Để xác định hướng của các lỗ khoan phụ có thể moi lấy vật liệu nút bua lỗ mìn câm một đoạn dài không quá 20cm kể từ miệng lỗ khoan.

Khi lập hộ chiếu cho công tác khoan nổ mìn phải căn cứ vào tính chất của khối đá định nổ, phương pháp nổ, tính chất loại thuốc nổ sử dụng để tính toán khoảng cách an toàn từ bãi mìn cho người và thiết bị. Đối với các công trình hiện có hoặc các thiết bị máy móc không thể di dời đến vị trí khác thì phải có biện pháp bảo vệ không làm hư hại đến công trình và thiết bị, hoặc phải tính toán lại, giảm lượng thuốc nổ để đảm bảo an toàn cho công trình và thiết bị. Khi thiết kế hộ chiếu nổ mìn phải tính bán kính an toàn cả về chấn động, sóng không khí và độ văng xa của các hòn đá đối với người và thiết bị.

Để đảm bảo an toàn khi tính đến độ văng xa của các viên đá do nổ mìn gây ra có thể lấy bán kính an toàn Rat(m) theo các trị số ở bảng sau:

Bảng IV–2: Bảng bán kính trị số an toàn, độ văng xa của các viên đá khi nổ mìn

W (m) ngắn nhất Rat đối với người Rat đối với thiết bị

n=1 n=1.5 n=2 n=1 n=1.5 n=2 1.5 200 300 350 100 150 250 2 200 400 500 100 200 350 4 300 500 700 150 250 500 6 300 600 800 150 300 550 Trong đó:

Tính khoảng cách an toàn khi kể đến tác động của sóng không khí có thể sử dụng công thức sau:

Rats=ks Q

Trong đó:

- Ks: Hệ số phụ thuộc vào các điều kiện phân bố vị trí, độ lớn phát mìn, mức độ hư hại (khi Q≤10,000kg có thể lấy ks=50÷150)

Khi lấy khoảng cách an toàn phải chọn trị số lớn nhất trong tính toán các loại khoảng cách an toàn về chấn động, sóng không khí và độ văng xa của đất đá do nổ mìn. Khoảng cách an toàn đối với người nói trên theo thiết kế, hộ chiếu nổ mìn tính toán nhưng không được nhỏ hơn trị số dưới đây:

- Nổ mìn ốp :Rat≥300m

- Nổ mìn lỗ khoan nhỏ :Rat≥200m - Nổ mìn lỗ khoan lớn :Rat≥200m

Đối với việc đảm bảo an toàn cho các kho thuốc nổ, kho kíp thì theo quy định riêng của quy phạm an toàn về việc xây dựng, bảo quản và sử dụng thuốc nổ hiện hành.

Khi cần thiết phải nổ mìn gần các công trình bê tông hoặc khu vực phun xi măng, khoảng cách từ bãi mìn đến các nơi đó nhỏ hơn 30m thì phải được thỏa thuận với tư vấn và chủ đầu tư. Trước khi nổ mìn cần phải tiến hành kiểm tra các điều kiện an toàn phụ thuộc vào tỉ lệ tương quan tải trọng, khoảng cách được áp dụng cho các thí nghiệm chấn động.

Tiêu chuẩn chung để đảm bảo sự nguyên vẹn cho các công trình bê tông là tốc độ tới hạn dịch chuyển các hạt hoặc các chi tiết của công trình bê tông có thể tham khảo các trị số theo kinh nghiệm và tốc độ dịch chuyển đó không được vượt quá giá trị sau:

Bảng IV-3: Tốc độ dịch chuyển tối đa của hạt của khối đổ bê tông Thời gian khối bê tông mới đổ (kể đến lúc

nổ mìn - giờ)

Tốc độ dịch chuyển tối đa của hạt (cm/giây) 2÷12 0.25 12÷24 0.5 24÷48 1 48÷96 1.5 96÷168 2.5 >168 4

Nếu nổ mìn gần các đê quây đất thì phải đảm bảo độ dịch chuyển của vật liệu không được vượt quá giới hạn 5cm/giây.

Kiểm tra công tác khoan nổ là người trực tiếp chỉ đạo công tác khoan nổ và những người được ủy quyền. Để tiếp tục nổ phải mời trắc đạc kiểm tra sự phù hợp của công

việc với thiết kế hoặc hộ chiếu các hố khoan. Kết quả kiểm tra phải ghi vào sổ nhật kí thi công.

Phải kiểm tra công tác khoan nổ:

- Sau khi kết thúc công tác khoan nổ đo chiều sâu, đường kính, vị trí các lỗ khoan theo mặt bằng và mặt cắt.

- Sau khi nổ kiểm tra kết quả nổ, đặc biệt lưu ý đến các chỗ nghi ngờ có mìn câm cũng như những chỗ đất đá nổ bị sụt.

- Trong quá trình đào đất đá nổ tơi cần đánh giá phần trăm (%) đá quá cỡ để yêu cầu nổ xử lý cũng như kiểm tra mặt nền và mái dốc.

Sau khi đào xúc toàn bộ đất đá nổ ra phải vẽ sơ đồ hoàn công.

Một phần của tài liệu ĐIỀU KIỆN kỹ THUẬT XESET HOUAY THONH (Trang 26)