1. Xử lý nền đập
Nền đập kể cả nền san phủ đập phải được xử lý tốt trước khi tiến hành đắp đập và đắp sân phủ, công việc xử lý bao gồm:
- Dọn sạch công trình, vật kiến trúc như nhà cửa, mồ mả, cầu cống, đường dây điện.
- Chặt và đào hết gốc rễ các loại cây lớn nhỏ.
- Bóc hết lớp đất xấu, đá phong hóa như đất hữu cơ, đá nứt nẻ rời rạc, than bùn, bùn rác v…v…như tư vấn thiết kế yêu cầu.
- San bằng những gồ ghề cục bộ, lấp các mương rãnh bằng các loại đất đắp đập, san phẳng nền đập, đảm bảo dung trọng khô của đất nền, kiểm tra kỹ các việc lấp hố khoan, hố đào khi khảo sát địa chất, nếu thấy còn bỏ sót phải lấp lại cẩn thận.
- Đào bỏ các hang hốc như hang cày, hang chuột sau đó lấp và đầm nén cẩn thận, nếu thấy có tổ mối cần phải đào bỏ, xử lý mối đến tận gốc theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Đào hết các hòn đá mồ côi lộ trên mặt đất, những hòn đá bị phong hóa phải chuyển ra ngoài phạm vi nền đất. Các hòn đá lớn đặc chắc, chân cắm sâu xuống đất thì có thể để lại nhưng phải lấp đầy vữa xi măng hoặc đất sét vào các hố hàm ếch và khi đắp đất phải đầm nén kỹ đất xung quanh bằng đầm tay.
- Lấp tất cả các giếng nước, các khe nứt, xử lý các mạch nước đảm bảo cho nền khô trước khi đắp đập.
- Khi xử lý nền đập, ở những vị trí chưa đắp đập ngay được, cần để lại lớp bảo vệ dày từ 20cm – 30cm, trong mùa mưa đá dày hơn mùa khô.
- Khi xử lý các mặt nối tiếp, phải đào cho đến khi không còn thấy vết nứt, lỗ rò (kể cả các vết nứt nhỏ có chiều rộng từ 1mm – 2mm và xử lý triệt để các khuyết tật này).
- Sau khi dọn xong nền phải có tài liệu mô tả địa chất hố móng nếu thấy có sự sai khác với đồ án thiết kế, nhà thầu phải báo cáo Tư vấn thiết kế và chủ đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời.
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC KHOAN PHỤT
I. TỔNG QUAN 1. Phạm vi công việc
Nhà thầu sẽ thực hiện công tác khoan phụt ở những khu vực được chỉ ra trong thiết kế hoặc theo yêu cầu của tư vấn.
Công tác khoan phụt sẽ chủ yếu bao gồm nhưng không hạn chế bởi các loại công tác sau:
- Khoan phụt vữa thí nghiệm để chuẩn xác thông số cho công tác khoan phụt. - Khoan phụt vữa gia cố nền ở đập dâng, đập tràn và hầm dẫn nước.
- Khoan phụt vữa tạo màng chống thấm ở dưới nền đập dâng và đập tràn, cống lấy nước.
- Khoan phụt vữa trong thân đập tràn để lấp kín các khe hở tại mặt tiếp xúc giữa các khối đổ bê tông hoặc lấp kín các khe nứt trong khối bê tông.
- Khoan phụt vữa lấp đầy khe hở giữa bê tông với kết cấu kim loại như đường ống áp lực, buồng xoắn, đoạn côn ống hút…
- Phụt vữa vào các lỗ khoan neo đá, khoan phun gia cố đá xung quanh đường hầm và khoan phun lấp đầy vòm hầm.
Ngoài ra công tác khoan phụt còn được thực hiện tại những vị trí phải xử lý theo yêu cầu của tư vấn.
2. Lập và thỏa thuận thiết kế chi tiết
Trước khi tiến hành khoan phụt tại mỗi khu vực được chỉ định, Nhà thầu phải lập bản vẽ thiết kế chi tiết cho công tác khoan phụt để tư vấn thoả thuận. Trong bản vẽ thiết kế chi tiết do Nhà thầu lập phải thể hiện đầy đủ các nội dung có liên quan, bao gồm:
- Bố trí các lỗ khoan phụt (vị trí, độ sâu, hướng...) - Thiết bị khoan.
- Các thí nghiệm ép nước cần thiết. - Vật liệu vữa phụt.
- Thiết bị phụt vữa và phương pháp.
- Trình tự tiến hành phụt vữa tại các lỗ khoan. - Dự kiến về thí nghiệm kiểm tra.
- Kế hoạch triển khai công tác (toàn bộ và từng thời đoạn)
Khi tiến hành công tác khoan phụt, nhà thầu sẽ phải lập nhật ký của toàn bộ công tác khoan phụt. Các yêu cầu ghi chép công tác khoan phụt bao gồm:
- Loại, công đoạn khoan phụt.
- Vị trí, độ sâu, hướng hố khoan, ký hiệu hố khoan. - Ngày và thời gian phụt vữa hoặc thí nghiệm. - Áp lực vữa hoặc áp lực nước (ghi chép liên tục) - Nồng độ dung dịch phụt (trong cả quá trình).
- Lượng tiêu hao vữa, lượng mất nước thí nghiệm (ghi chép liên tục)
- Các số liệu kỹ thuật của các thao tác, quá trình diễn biến và kết quả thi công. - Các ghi chú cần thiết khác trong quá trình thi công.
3. Tiêu chuẩn áp dụng
Công tác khoan phụt được thực hiện theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 82-1995 “Công trình thủy lợi, tiêu chuẩn kỹ thuật khoan phụt vữa xi măng vào nền đá”
Những chi tiết kỹ thuật về công tác khoan phụt không nêu cụ thể trong bản Điều kiện kỹ thuật này được thực hiện theo tiêu chuẩn 14 TCN 82-1995 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.