Ngân hàng hiện nay đang kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Việc huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có đƣợc một nguồn vốn với khoản chi phí đầu vào khá thấp để cho vay và bên cạnh đó, giúp cho ngân hàng nắm bắt thông tin tài chính của các tổ chức kinh tế,cá nhân. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua ba năm 2010-2012 và 6
tháng đầu năm 2013 đạt kết quả khá tốt qua sự tăng trƣởng của các loại tiền gửi và đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:
Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long,năm 2010-2012)
Các hình thức huy động vốn:
Tiền gửi thanh toán:
Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào không cần báo trƣớc cho ngân hàng. Do vậy, loại tiền gửi này đƣợc ngân hàng trả lãi rất thấp cũng khó thu hút đƣợc khách hàng. Qua 3 năm thì lƣợng vốn huy động từ tiền gửi thanh toán nhìn chung là có xu hƣớng tăng. Cụ thể, năm 2011 tiền gửi thanh toán giảm 9,28% nguyên nhân do thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho nhau hơn là thông qua ngân hàng. Nhƣng đến năm 2012 lƣợng tiền gửi thanh toán tăng lên là do ngƣời dân đã biết đến dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và bên cạnh đó, ngân hàng đã thực hiện vận động khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán, và việc trả lƣơng công nhân viên chức qua tài khoản thẻ ATM nên cũng đã góp phần làm tăng thêm vốn của ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm:
Huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm 2010-2012, và 6 tháng đầu năm 2013 luôn giữ vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động.
Qua bảng số liệu 4.3, lƣợng tiền gửi tiết kiệm tăng qua các năm từ năm 2010-2012. Để đạt đƣợc kết quả đó ngân hàng đã tiến hành đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ, có những chính sách ƣu đãi về lãi suất, đa dạng các hình thức huy động. Ngoài ra, do trong sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên ngƣời dân đã dùng nguồn tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm vào ngân hàng để đƣợc an toàn hơn và đƣợc sinh lời thay vì đầu tƣ vào các hoạt động khác với mức rủi ro cao mặc dù lợi tức mang về có thể thấp hơn khi mang đi đầu tƣ.
Chỉ tiêu Năm 2011-2010 2012-2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TGTK 168.264 225.208 282.024 56.944 33,84 56.816 25,23 TGTT 1.250 1.134 1.356 - 116 - 9,28 222 19,58 GTCG 15.908 5.077 3.043 - 10.831 - 68,09 - - 2.034 - 40,06 Tổng 185.422 231.419 286.423 45.997 24,81 55.004 23,77
Giấy tờ có giá:
Phát hành giấy tờ có giá cũng là công cụ huy động vốn khá hiệu quả với mệnh giá, lãi suất cố định, phát hàng giấy tờ có giá nhằm mục đích huy động vốn bên cạnh các loại tiền gửi khác. Nhìn chung ngân hàng huy động từ giấy tờ có giá có xu hƣớng giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do ngân hàng huy động đƣợc từ nguồn vốn tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh qua các năm nên ngân hàng đã giảm đi lƣợng phát hành giấy tờ có giá.
Bảng 4.4: Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch
2012 2013 số tiền tỷ lệ (%)
TGTK 252.630 258.141 5.511 2,18 TGTT 1.356 1.988 632 46,61 GTCG 3.155 3.505 350 11,09
Tổng 257.141 263.634 6.493 2,53
((Nguồn:Phòng tín dụng Agribank huyện Càng Long 6 tháng đầu năm 2012-2013)
Tiền gửi thanh toán:
Xét riêng về 6 tháng đầu năm 2013, do trong 6 tháng 2013 ngƣời dân đã thấy đƣợc các tiện ích trong việc sử dụng các hình thức thanh toán mua, bán hàng hóa, dịch vụ thông qua thẻ ATM hay ngân hàng dễ dàng hơn, tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức và chi phí cho nên tiền gửi này đã tăng lên.
Tiền gửi tiết kiệm:
Nguồn tiền gửi này trong 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân là do nền kinh tế dần trở lại ổn định, tình hình sản xuất, kinh doanh của ngƣời dân thuận lợi, nông dân đƣợc mùa nên thu nhập của ngƣời dân tăng thêm nên đã gửi vào ngân hàng nên nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tăng lên.
Giấy tờ có giá:
Lƣợng tiền lƣu thông qua việc phát hành giấy tờ có giá của 6 tháng đầu năm 2013 ở bảng 4.4 đã tăng so với cùng kỳ năm trƣớc. Để đạt đƣợc kết quả này do đầu năm ngƣời dân đã không để đồng tiền của mình trở đồng tiền chết, mà nó phải đem lại lợi ích cho họ nên đã mua các giấy tờ có giá nhằm để sinh lời cho họ do lãi suất thƣờng cao hơn lãi suất tiền gửi. Ngoài ra ngân hàng đã khuyến khích các nhân viên của mình mua các loại giấy tờ có giá để làm tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng.
Nhƣ vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng là nền tảng cho việc kinh doanh, phát huy các tiềm năng về vốn, mà vốn huy động là vấn đề phức tạp,
trong thời buổi kinh tế không ổn định để thu hút vốn là vấn đề hết sức khó khăn bởi lẽ ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các Ngân hàng trên cùng địa bàn. Vì vậy, Ngân hàng phải có sự quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên ngân hàng để đa dạng hóa các hình thức huy động, đề ra những chính sách, biện pháp thích hợp nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phƣơng có nhƣ thế thì hoạt động của ngân hàng mới thật sự có hiệu quả.